TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.288.695
Truy câp hiện tại 174
Nền tảng tư tưởng của Đảng
Ngày cập nhật 31/07/2014

Tiếp tục kế thừa quy định tại Điều 4 của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục khẳng định tính lịch sử, tính tất yếu khách quan, sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nước ta.

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp có sự bổ sung và phát triển quan trọng vì đã khẳng định và làm rõ hơn, đầy đủ hơn bản chất, vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân mà đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Chính do bản chất và nền tảng tư tưởng của Đảng như vậy, nên nhân dân ta thừa nhận vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội của Đảng và ghi nhận vào Hiến pháp- đạo luật cơ bản của Nhà nước. Đồng thời, Hiến pháp đã bổ sung vào Điều 4 quy định về trách nhiệm của Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Sự bổ sung này thể hiện bản chất tiên phong, cách mạng, quy định rõ trách nhiệm chính trị - pháp lý của Đảng đối với nhân dân và chính vì vậy, nhân dân ta mới giao trọng trách cho Đảng là lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Bên cạnh đó, Hiến pháp không chỉ khẳng định các tổ chức của Đảng mà còn quy định trách nhiệm của đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Trong thời gian gần đây, nhất là trước những khúc quanh của lịch sử, khi cách mạng gặp khó khăn, những người chống CNXH đã hí hửng cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã lỗi thời, không còn giá trị định hướng, còn những người cơ hội thì hoài nghi, dao động, mất lòng tin vào tính cách mạng, tính khoa học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, không có chủ nghĩa Mác - Lênin, thì không có Hồ Chí Minh. Song bên cạnh chủ nghĩa Mác- Lênin còn có những nhân tố tư tưởng khác tạo nên Hồ Chí Minh. Đó là tinh hoa văn hóa chính trị phương Đông và phương Tây, truyền thống đoàn kết, yêu nước Việt Nam.
Mục đích giải phóng nhân dân, đất nước khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân đế quốc đã dẫn Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Không phải chỉ Hồ Chí Minh mà chính các nhà yêu nước Việt Nam như Phan Bội Châu sau những tìm tòi, tin tưởng, đi theo và thất bại đã thừa nhận không có con đường nào, dù là dưới lá cờ phong kiến, ngọn cờ tư bản hay ngọn cờ nông dân; dù bằng bạo lực như Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thái Học hay hòa bình như Phan Chu Trinh có thể đạt được kết quả. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra con đường mới, lực lượng mới, mục tiêu mới cho Cách mạng giải phóng Việt Nam. Hồ Chí Minh nhận ra, không có lý luận nào có khả năng dẫn dắt cách mạng giải phóng dân tộc bằng chủ nghĩa Mác - Lênin. Song người cũng hiểu bất kỳ lý luận nào, dù là đầy đủ nhất, cũng không thể là vạn năng bao quát hết mọi không gian, thời gian.
Không thể nói sự lựa chọn của Hồ Chí Minh khiến dân tộc phải trải qua các cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt. Ngược lại chính sự tàn bạo và ngoan cố của chủ nghĩa thực dân buộc Hồ Chí Minh và Đảng CSVN phải chọn con đường đấu tranh vũ trang để giành độc lập. Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc và nhiều người yêu nước khác từ năm 1919 đã gửi tới chính phủ Pháp “Thỉnh nguyện thư” yêu cầu cải cách chế độ chính trị - xã hội ở Đông Dương nhưng thất bại. Cũng chính sự ngoan cố của các thế lực diều hâu trong chính phủ Pháp những năm 1945, 1946 buộc người Việt Nam phải cầm vũ khí chống lại sự xâm lăng lần thứ hai của đế quốc Pháp trong 9 năm ròng. Cũng chính bản chất chống cộng của chính phủ Mỹ những năm 1945, 1946 và những năm 1950 -1960 nhằm ngăn cản sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở Việt Nam buộc chúng ta phải tiến hành chiến tranh giải phóng và thống nhất đất nước suốt
20 năm. Cái giá xương máu mà dân tộc phải trả là điều Hồ Chí Minh và Đảng CSVN không mong muốn nhưng không có con đường nào khác. Chính các nhà sử học khách quan của cả Pháp và Mỹ sau này đều phải thừa nhận lẽ phải, thiện chí hòa bình thuộc về Hồ Chí Minh và chính phủ các nước này đã bỏ lỡ những cơ hội hòa bình và ngoại giao mà Chính phủ Hồ Chí Minh đã đưa ra (cuốn sách Vì sao Việt Nam của Pati).
Trải qua muôn vàn khó khăn, Đảng ta tiếp tục kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin trên tinh thần vận dụng sáng tạo, không giáo điều, đồng thời càng thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh trong mọi chủ trương, chính sách phát triển đất nước nên thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, ngày càng có vị thế to lớn trên trường quốc tế.

 

TRUNG NGÔN
Các tin khác
Xem tin theo ngày