TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.296.303
Truy câp hiện tại 284
Từ chiến dịch mùa xuân năm 1975 đến 40 năm xây dựng và trưởng thành (phần 1)
Ngày cập nhật 11/04/2015

40 năm xây dựng và phát triển, mảnh đất Thừa Thiên Huế đã khoác lên mình một chiếc áo mới của sự thanh bình và hưng thịnh. Nhưng không một ai quên rằng, nơi đây, một thời đã từng là một trận tuyến đầy máu lửa với những bản anh hùng ca bất tử, một mắt xích quan trọng trong cuộc kháng chiến vĩ đại bảo vệ tổ quốc của dân tộc Việt Nam.

Vẻ vang và tự hào của vùng đất “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường” 

Thừa Thiên Huế, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với Quảng Trị là một vùng chiến lược quan trọng, nơi địa đầu giới tuyến, tiếp giáp với hậu phương lớn miền Bắc XHCN. Đế quốc Mỹ coi chiến trường Trị Thiên Huế là vị trí chiến lược then chốt, mà mất Thừa Thiên Huế là nguy cơ lớn đối với miền Nam.

Với tinh thần quật khởi, Thừa Thiên Huế đã lập nên những chiến công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nổi bật như phong trào đồng khởi miền núi năm 1960, phong trào đấu tranh chính trị năm 1963, 1966; cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1968.

Đặc biệt, năm 1975, Thừa Thiên Huế được Quân ủy Trung ương tiếp tục xác định là một mặt trận chiến lược cho cuộc tổng tiến công nổi dậy giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tại đây, chiến dịch xuân hè 1975 nhanh chóng được triển khai vào đầu tháng 3, với chiến lược: “tranh thủ thời cơ, dốc toàn lực giải phóng Thừa Thiên Huế bằng một cuộc tấn công tổng hợp, toàn diện, lấy chia cắt và bao vây chiến dịch kết hợp với các mũi nhọn thọc sâu của chủ lực làm then chốt; đồng thời sử dụng lực lượng vũ trang địa phương trực tiếp đánh địch hỗ trợ và vận động quần chúng nhân dân nổi dậy”. Quân đoàn 2 và các trung đoàn, sư đoàn thuộc Quân khu Trị Thiên là những lực lượng chủ lực của mặt trận này.

Chỉ trong 22 ngày đêm, quân và dân Thừa Thiên Huế đã cùng với lực lượng của Quân đoàn II, Quân khu Trị Thiên, các đơn vị chủ lực của Bộ Quốc phòng tấn công địch từ bên ngoài, nổi dậy từ bên trong, tạo thành các mũi giáp công, đập tan hệ thống quân sự trọng yếu, tấm lá chắn mạnh nhất của quân Ngụy ở phía Bắc, giành quyền làm chủ. Đúng 6 giờ 30 phút ngày 26/3/1975, lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân và dân ta tung bay trên đỉnh Kỳ Đài - Phu Văn Lâu, đánh dấu một sự kiện lịch sử trọng đại - Thừa Thiên Huế được hoàn toàn giải phóng.

Chiến thắng Ngày 26/3, giải phóng Thừa Thiên Huế là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần bất khuất, là bản anh hùng ca bất hủ về ý chí cách mạng kiên cường, sự hi sinh anh dũng của bao thế hệ quân và dân ta; là kết quả của đường lối và nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh tài tình của Đảng; là kết quả của cuộc tiến công thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng của các lực lượng vũ trang; của sự nổi dậy mạnh mẽ, quyết liệt, rộng khắp của các tầng lớp nhân dân; và là đòn “tiến công quyết định” góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trải qua 2 cuộc kháng chiến cứu nước, hàng vạn người con của Thừa Thiên Huế đã ngã xuống trên nhiều chiến trường khắp mọi miền đất nước. Tại Thừa Thiên Huế, cũng có biết bao người con ưu tú trên khắp mọi miền của tổ quốc đã đến đây, sống và chiến đấu cho hòa bình, độc lập của quê hương này. Nhiều người trong số họ đã vĩnh viễn nằm lại nơi đây. Nhiều người đi qua cuộc chiến, cũng tình nguyện ở lại, tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng và phát triển của mảnh đất này.

Để có được niềm vui của ngày hôm nay, cùng với cả nước, tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 100 nghìn người có công cách mạng, trong đó có gần 19.000 liệt sỹ, 13.000 thương bệnh binh; 1242 bà Mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước bà Mẹ Việt Nam Anh hùng; 22 Anh hùng lực lượng vũ trang; gần 5.000 cán bộ, chiến sỹ bị địch bắt tù đày; 30 nghìn người hoạt động kháng chiến, gần 3.500 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày