TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
PHỤ NỮ THỪA THIÊN HUẾ VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH “GIA ĐÌNH 5 KHÔNG, 3 SẠCH”
Ngày cập nhật 18/04/2012

Trong giai đoạn phát triển và hội nhập, gia đình đóng vai trò rất quan trọng; là hạt nhân, nền tảng ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Mặc dù hiện nay, theo quan điểm bình đẳng giới xã hội nhìn nhận vai trò của phụ nữ và nam giới trong gia đình là như nhau. Tuy nhiên, với thiên chức sinh thành, nuôi dưỡng các thế hệ tương lai và những đức tính riêng vốn có, người phụ nữ vẫn đóng vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức cuộc sống gia đình, giữ gìn nền tảng hạnh phúc gia đình.

Xuất phát từ ý nghĩa đó, thực hiện Chỉ thị 49- CT/TW, ngày 21/02/2005 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng ( khóa IX) về  xây dựng gia đình thời kỳ CNH - HĐH đất nước, năm 2010 - Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã phát động phụ nữ cả nước xây dựng mô hình “Gia đình 5 không 3 sạch” hướng đến mục tiêu xây dựng gia đình “ No ấm - Bình đẳng- Tiến bộ - Hạnh phúc”. Đây là cuộc vận động lớn, có ý nghĩa, được thực hiện từ cuối nhiệm kỳ X và tiếp tục phát động thực hiện trong nhiệm kỳ XI. Tuy nhiên có bổ sung, mở rộng về nội dung với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả, giải pháp thực hiện  cũng mang tính toàn diện và đồng bộ hơn.
 Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Thừa Thiên Huế đã sớm có Kế hoạch cụ thể hóa triển khai  thực hiện chủ trương này. Đặc biệt, đối với Thừa Thiên Huế, một vùng đất có bề dày về văn hóa, lịch sử,  chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến nên  gia đình Thừa Thiên Huế cũng có những nét đặc trưng riêng; và trong tâm thức của người dân Thừa Thiên Huế gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng. Tuy không nằm ngoài sự tác động của cơ chế thị trường, sự giao thoa văn hóa trong quá trình hội nhập nhưng so với một số địa phương khác, cho đến nay gia đình Thừa Thiên Huế vẫn giữ được những nét văn hóa đặc trưng riêng cần được gìn giữ và phát huy.
Tiêu chí của mô hình “gia đình 5 không, 3 sạch” do Trung ương  Hội LHPN Việt Nam phát động để các gia đình phấn đấu là: Không đói nghèo; không vi phạm pháp luật và mắc tệ nạn xã hội; không có bạo lực gia đình; không sinh con thứ 3 trở lên; không có trẻ suy dinh dưỡng và bỏ học. Nội dung "3 sạch" là: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ.
Để thực hiện tốt cuộc vận động này, Ban Thường vụ Hội LHPN Tỉnh đã hướng  dẫn các cấp Hội tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng tình hình gia đình ở địa phương. Như khảo sát nắm danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo( nhất là những hộ do phụ nữ làm chủ hộ); tình trạng bạo lực gia đình; tỷ lệ hộ gia đình sinh con thứ 3 trở lên; gia đình có trẻ  từ 0 đến 6 tuổi suy dinh dưỡng; tình trạng trẻ em bỏ học; tình trạng tệ nạn xã hội trên địa bàn; việc thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩn v.v... Trên cơ sở đó, các cấp Hội xây dựng Kế hoạch, đề ra giải pháp triển khai phù hợp; tập trung giải quyết các vẫn đề bức xúc có liên quan đến phụ nữ, đến gia đình ở địa phương để báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự hỗ trợ  tạo điều kiện của Chính quyền; đồng thời phối hợp với Ủy ban mặt trận TQVN các cấp và các ban, ngành, đoàn thể, nhất là Hội Nông dân Việt Nam các cấp trong quá trình thực hiện. Bởi vì, thực tế những tiêu chí “gia đình 5 không, 3 sạch” chỉ riêng bản thân phụ nữ  không thể thực hiện được  mà phải  có sự đồng thuận, hỗ trợ và cùng thực hiện của các thành viên trong gia đình, nhất là người chồng. Vì vậy, thời gian tới, Hội phụ nữ các cấp nên phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân triển khai thực hiện Cuộc vận động này.
Bước tiếp theo rất quan trọng, các cấp Hội cần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng để cán bộ, Hội viên, phụ nữ  và cộng đồng hiểu rõ  nội dung và các yêu cầu thực hiện mô hình “gia đình 5 không, 3 sạch”. Sau khi phổ biến, quán triệt, học tập các chi, tổ hội cần tiến hành tổ chức cho các cặp vợ chồng  ký cam kết đăng ký thực hiện. Để Cuộc vận động có tính lan tỏa, các cấp Hội nên phối hợp cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tổ chức tốt Lễ ký kết, tạo hình thức bề nỗi, qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng, để mọi người hiểu, đồng thuận và cùng thực hiện.
 Sau ký kết, các cấp Hội theo dõi và có các hoạt động hỗ trợ phù hợp, thiết thực nhằm giúp phụ nữ có điều kiện để thực hiện tốt các nội dung, tiêu chí đã đăng ký. Nội dung của cuộc vận động là khá rộng và tương đối toàn diện, vì vậy  trong quan điểm chỉ đạo không nên cầu toàn, có thể vừa xây dựng những mô hình gia đình điểm phấn đấu thực hiện cùng một lúc cả 8 tiêu chí ( 5 không,  3 sạch) để nêu gương, rút kinh nghiệm; nhưng bên cạnh đó cũng có những gia đình trong từng năm có thể đăng ký phấn đấu thực hiện 01 hoặc 02 tiêu chí tùy theo điều kiện, khả năng của bản thân, gia đình.
Việc bình xét mô hình “gia đình 5 không, 3 sạch” thực hiện theo từng năm; gắn với bình xét thực hiện phong trào Thi đua “ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia  đình hạnh phúc” một cách công khai, dân chủ tại các chi, tổ Hội. Kết hợp trong các dịp tổng kết năm, ngày 8/3 - 20/10, ngày gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm,  Hội phụ nữ cấp cơ sở; cấp huyện, thị, thành phố tổ chức biểu dương, tôn vinh những gia đình tiêu biểu; khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt phong trào thi đua và cuộc vận động xây dựng gia đình. Đối với cấp Tỉnh và Trung ương Hội sẽ biểu dương, khen thưởng vào cuối nhiệm kỳ hoặc vào các dịp sơ, tổng kết chuyên đề.  
Đẩy mạnh tuyên truyền về nội dung xây dựng “gia đình  5 không, 3 sạch” gắn với “ Tứ đức” phụ nữ Thừa Thiên Huế thời kỳ CNH - HĐH đất nước trên các phương tiện truyền thông đại chúng; trên các tập san và Webstile của Hội. Phát động những cuộc thi viết về đề tài gia đình; những tấm gương phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện PTTĐ và xây dựng “gia đình 5 không, 3 sạch” ở địa phương, đơn vị. Ngoài ra, tạo diễn đàn trao đổi nhằm chia sẻ, nâng cao trách nhiệm của các thành viên đối với việc xây dựng gia đình hạnh phúc và phát triển bền vững.
Duy trì và nhân rộng các mô hình gia đình đã triển khai có hiệu quả ở địa phương, đơn vị như  CLB gia đình hạnh phúc, tổ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên, CLB phụ nữ đơn thân, CLB bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình v.v...
Xây dựng mô hình “Gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với triển khai phong trào thi đua là một chủ trương công tác lớn, nếu thực hiện tốt   cũng góp phần thúc đẩy việc thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Xác định tầm quan trọng đó, trong Nghị quyết Đại hội phụ nữ Tỉnh khóa XIV đã chọn vấn đề “Thực hiện có hiệu quả, chất lượng cuộc vận động xây dựng “Gia đình 5 không, 3 sạch”; góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gia đình Thừa Thiên Huế” là một trong 02 khâu đột phá quan trọng của nhiệm kỳ này, Ban Thường vụ Hội LHPN Tỉnh cũng đang nghiên cứu để xây dựng Đề án triển khai 02 khâu đột phá nói trên.
 Trước mắt, trong dịp kỷ niệm 102 năm Quốc tế PN 8/3 và 1972 năm ngày khởi nghĩa hai Bà Trưng; thiết thực chào mừng Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI; Ban Thường vụ Hội LHPN Tỉnh  phối hợp Hội phụ nữ huyện Phú Lộc tổng kết rút kinh nghiệm về 4 mô hình điểm: Xây dựng củng cố tổ chức Hội; mô hình “gia đình 5 không, 3 sạch”; mô hình thực hành tiết kiệm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; mô hình phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội tại xã Lộc Điền ( huyện Phú Lộc); trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện, nâng cao chất lượng các mô hình trong năm 2012.
Việc triển khai, thực hiện mô hình “gia đình 5 không, 3 sạch” phải gắn với việc thực hiện 03 Đề án lớn của Hội đã được Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt,  đó là: Đề án : “Giáo dục đạo đức, phẩm chất phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH - HĐH đất nước ; Đề án “ Giáo dục 5 triệu bà mẹ có con dưới 16 tuổi”; Đề án “ Hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nữ”.  Bởi vì, các nội dung này  có mối quan hệ biện chứng, liên quan với nhau; thực hiện tốt nội dung này sẽ góp phần thúc đẩy nhiệm vụ kia. Vì vậy, các cấp Hội phải xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể  từng Đề án, từng chương trình, cuộc vận động nhưng trong quá trình thực hiện phải có sự kết hợp lồng ghép; chú trọng xây dựng mô hình điểm nhằm rút kinh nghiệm nhân ra diện rộng; chỉ đạo có nội dung, địa chỉ cụ thể; tránh làm tràn lan, chung chung.
Triển khai có hiệu quả mô hình “gia đình 5 không, 3 sạch” cũng là một trong những hoạt động thiết thực của các cấp Hội và hội viên, phụ nữ  tham gia thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới; góp phần thực hiện Kết luận số 48/KL-TW của Bộ Chính trị, phấn đấu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. 

PHAN HỒNG VÂN - Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.338.766
Truy câp hiện tại 539