TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
9 thập kỷ phụ nữ đấu tranh vì sự bình đẳng
Ngày cập nhật 04/03/2011

Khi mọi người phụ nữ không phân biệt giới tính, màu da, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa, chính kiến, kỷ niệm ngày 8/3, họ cùng nhìn lại 9 thập kỷ nữ giới đấu tranh đòi quyền bình đẳng, công lý, hòa bình và phát triển vừa qua.

Ngày Quốc tế Phụ nữ là câu chuyện của những người phụ nữ bình thường làm nên lịch sử. Nó bắt nguồn từ cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng với nam giới. Ý tưởng về ngày này bắt đầu từ thời điểm chuyển giao giữa thế kỷ 19 và 20, khi thế giới công nghiệp đang trong thời kỳ mở rộng và biến động, dân số bùng nổ, nhiều tư tưởng cấp tiến ra đời.

Dưới đây là tóm tắt một số sự kiện quan trọng trong phong trào đấu tranh vì sự bình đẳng của phụ nữ, trước khi Ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên được kỷ niệm (năm 1911) và trong 9 thập kỷ sau đó.

 1909

Theo tuyên bố của đảng Xã hội Mỹ, 28/2 trở thành Ngày Phụ nữ quốc gia đầu tiên. Từ đó cho đến năm 1913, phụ nữ Mỹ kỷ niệm ngày này hàng năm vào chủ nhật cuối cùng của tháng 2.

1910

Đại hội Phụ nữ Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa ở Copenhagen (Đan Mạch) đã chính thức lấy 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ - ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ vì các khẩu hiệu: làm 8 giờ, việc làm ngang nhau (cho hai giới), bảo vệ bà mẹ và trẻ em. 100 nữ đại biểu đại diện cho 17 nước đã nhất trí thông qua quyết định này.

Về sau, 8/3 trở thành một ngày để tôn vinh phong trào đấu tranh đòi quyền cho nữ giới, trong đó có quyền bầu cử.

1911

Ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên được tổ chức ở Áo, Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ. Hơn một triệu phụ nữ và nam giới đã tham gia mít tinh. Bên cạnh yêu cầu trao quyền bầu cử cho nữ giới, họ còn đòi được dạy nghề và chấm dứt phân biệt đối xử trong công việc.

Ngày 25/3, vụ cháy thảm khốc ở New York đã cướp đi mạng sống của hơn 140 nữ công nhân đang làm việc, hầu hết là người nhập cư Italy và Do Thái. Điều kiện làm việc dẫn đến tai nạn là vấn đề trọng tâm trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ năm đó. Sau đó, luật lao động của Mỹ đã thay đổi.

1913-1914

Trong phong trào hòa bình trước Thế chiến I, phụ nữ Nga kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên vào chủ nhật cuối cùng của tháng 2 năm 1913. Ở các nước châu Âu khác, khoảng ngày 8/3/1914, phụ nữ tổ chức mít tinh để phản đối chiến tranh hoặc để thể hiện tình đoàn kết với những người chị em của mình.

1917

2 triệu binh lính Nga đã hy sinh trong chiến tranh. Phụ nữ nước này chọn chủ nhật cuối cùng của tháng 2 làm ngày đấu tranh cho "bánh mì và hòa bình". Lãnh đạo nước Nga lúc đó phản đối cuộc tuần hành. Tuy nhiên, những người tham gia vẫn tiếp tục. 4 ngày sau, Sa hoàng buộc phải cho phụ nữ quyền bầu cử. Thời điểm lịch sử đó là ngày 23/2 theo lịch Nga, còn theo công lịch là 8/3.

Kể từ đó, Ngày Quốc tế Phụ nữ đã mang tính toàn cầu, ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Phong trào phụ nữ ngày càng phát triển với 4 hội nghị phụ nữ toàn cầu. Phụ nữ đòi được tham gia chính trường, tham gia sự nghiệp phát triển kinh tế. Hiện nay, Ngày Quốc tế Phụ nữ là dịp kỷ niệm lòng dũng cảm và quyết tâm của những phụ nữ bình thường với vai trò đặc biệt trong lịch sử đấu tranh đòi quyền bình đẳng./.

(Theo_VnExpress.ne)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.296.442
Truy câp hiện tại 649