TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
43 nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử nhân loại
Ngày cập nhật 20/03/2009

Xin giới thiệu với các bạn 43 nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử tư tưởng nhân loại...

 

 

 

1. SOCRATES (469-399 TR. CN)

 Triết gia Hy Lạp. Triết học của ông còn lưu giữ được thông qua trước tác của các học trò ông, đặc biệt là Plato. Ông sử dụng một phương pháp sau này trở nên nổi tiếng là “phương pháp Socrates” để tra vấn những tin tưởng truyền thống về đạo đức, công bằng, và những ý niệm xã hội khác. Bị buộc tội vô thần và làm suy đồi giới trẻ, ông phải nhận bản án tử hình.

Plato đã tôn vinh bậc thầy của mình bằng cách thể hiện qua văn chương và sự kế tục công trình khó khăn của Socrates trong một loạt bài đối thoại triết học, mà trong đó Socrates hiếm khi phù hợp với ông.

 

2. PLATO (428 tr. CN? - 347 tr. CN)

Triết gia Hy Lạp. Học trò của socrates, và là thầy dạy của Aristotle, ông sáng lập Hàn Lâm Viện Athens. Các tác phẩm của ông, được viết dưới hình thức đối thoại, có thể kể Phaedo, Symposium, và Republic. Tượng của Plato được coi như cha đẻ của nền triết học phương Tây không chỉ vì chúng ta may mắn giữ lại được toàn bộ tác phẩm của ông (thường đối với một triết gia cổ đại) nhưng còn do sự phong phú, sự tinh tế, sự phóng khoáng, và vẻ đẹp biệt lệ trong các tác phẩm của ông

 

3. ARISTOTLE (384 BC - 322 BC BC)

Triết gia và nhà khoa học Hy Lạp. Ông là một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất đến triết học Tây phương.

Aristotle lần đầu đến thụ giáo Plato lúc còn là một cậu thiếu niên, và ba mươi năm sau đã khai sinh một trường phái mới ở Athene, Lyceum, ở đó ông dạy và viết về mọi đề tài: triết học, lôgic, chính trị, tu từ học, văn chương, và các khoa học. Ông còn được coi là người có thẩm quyền về các chủ đề này 1.500 năm sau.

 

4. SAINT AUGUSTINE (354-430 430)

Giáo sĩ và nhà thần học La Mã. Kiệt tác của ông, Vương quốc của Chúa, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Thiên Chúa giáo.

Augustine là nhân vật hàng đầu của giáo hội Bắc Phi đầu thế kỷ V. Ông triển khai triết học Kitô giáo theo học thuyết của Plato theo cách suy tư riêng.

 

5. SAINT THOMAS AQUINAS (1225? - 1274)

Triết gia kinh viện Ý. Nhà thần học chính yếu của Cơ Đốc giáo La Mã.

 

 

 

 

 

 6. MIGUEL DE CARVANTES (1547 - 1616)

Tiểu thuyết gia và kịch tác gia người Tây Ban Nha. Tiểu thuyết Don Quixote (1605 - 1615) của ông ảnh hưởng rất to lớn đến sự phát triển của tiểu thuyết

 

 

  

  7. GALILEO (1564 - 1642)

Nhà vật lý và nhà thiên văn người Ý. Là một trong những người đặt nền tảng cho cuộc cách mạng khoa học ở châu Âu, những đóng góp chủ yếu của ông bao gồm việc áp dụng kính viễn vọng vào ngành thiên văn và việc khám phá ra quy luật của các vật thể rơi và những chuyển động của đạn.

 

 

8. WILLIAM SHAKESPEARE (1564 - 1616)

Nhà thơ và nhà soạn kịch người Anh. Ông được thừa nhận rộng rãi là một trong những nhà soạn bi kịch vĩ đại nhất trong khối nói tiếng Anh. Các tác phẩm chính: Romeo và Juliet (1592), Hamlet (1601?), Macbeth (1606), Vua Lear (1607)

 

 

9. RENẾ DESCARTES (1596-1650)

Triết gia và nhà toán học Pháp. Ông thường được coi là cha đẻ của triết học hiện đại. Tác phẩm nổi tiếng Phương pháp luận (1637) của ông giới thiệu kỹ thuật truy tầm triết lý. Công trình về hình học giải tích của ông dẫn đến hệ thống tọa độ mang tên Descartes.

Hope đã tôn vinh ông “nếu chỉ chuyên tâm về hình học thì ông đã là một nhà hình học giỏi nhất thế giới rồi”. Tuy nhiên quan điểm thống nhất toán học và các ngành khoa học khác của Descartes đã gợi hứng cho kế hoạch triết học của ông.

 

10. JOHN MILTON (1608-1674)


Nhà thơ Anh. Thơ của ông được xếp vào loại tài sản quí báu nhất của văn học Anh, trong đó có kiệt tác Thiên đàng đã mất (1667) thuật lại câu chuyện Adam và Eve bị đuổi khỏi vườn địa đàng

 

11. BARUCH SPINOZA (1632 - 1677)

Triết gia Hà Lan. Chống lại Do Thái giáo là nền tảng văn hóa của mình, ông triển khai một thứ triết học kết hợp những yếu tố duy lý và phiếm thần. Tác phẩm chủ yếu của ông là Đạo đức học (1674) Tác phẩm tuyệt vời nhất của Bauruch Spinoza, Đạo đức học, thực ra là một thiên khảo luận siêu hình có hệ thống xây dựng các định lý dựa trên các tiền đề xuất phát từ các định nghĩa. Sự phiêu lưu tri thức của ông đã đưa ông đến việc bị công đoàn chính thống giáo Do Thái ở Amsterdam từ khước

 

12. ISAAC NEWTON (1642 - 1727)

Khoa học gia người Anh. Ông khám phá ra luật hấp dẫn, sáng nghĩ ra phép tính, và diễn đạt luật chuyển động. Ông nhận thấy rằng ánh sáng trắng là sự pha trộn của các thứ ánh sáng có màu. Tác phẩm chính: Những nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (1687) và Quang học (1704)

 

13. VOLTAIRE (1694 - 1778)

Triết gia và nhà văn Pháp. Là khuôn mặt hàng đầu trong phong trào Ánh sáng, ông viết nhiều tác phẩm văn học thể hiện tinh thần cực đoan và những ý tưởng tôn giáo của mình. Các tác phẩm chính có thể kể: Những bức thư triết học (1734), Candide (1759), Tự điển triết học (1764)

 

14. DAVID HUME (1711 - 1776)

Triết gia và sử gia người Xcốt-len. Các tác phẩm chính: Luận về Bản tính con người (1739 - 1740) và Khảo về tri thức con người 360

 

 

(Còn tiếp...)

 

Admin (sưu tầm)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.338.766
Truy câp hiện tại 1.451