Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 10.002.539
Truy câp hiện tại 1.651
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Văn hóa Huế đã góp phần hình thành tư tưởng,đạo đức Hồ Chí Minh
Ngày cập nhật 06/09/2012

Mảnh đất Huế là nơi Bác “đã từng qua” trong 10 năm quan trọng nhất của cuộc đời trước tuổi hai mươi, từ năm 1895 đến năm 1901 và từ năm 1906 đến năm 1909. Đây là khoảng thời gian hoàn thiện về nhân cách, tư tưởng, đạo đức lối sống của một con người, đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhận xét: “Thời gian ở Huế là thời gian Nguyễn Tất Thành lớn lên và bắt đầu đi học. Những năm tháng đó là thời gian cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành con người Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh”.

Những năm tháng sống ở Huế, nét văn hóa sống tình nghĩa, yêu thương con người của Huế đã trở thành ký ức sâu thẳm trong tâm hồn Người. Những câu chuyện, những sự kiện trong những năm tháng tuổi thơ được Người tiếp nhận, xâu chuỗi tạo nên tri thức, lý tưởng, niềm tin và khát vọng cháy bỏng tái tạo cuộc sống. Tính nhân văn, nhân nghĩa trong con người Huế tác động mạnh mẽ đến tâm hồn thuở thiếu thời của Người. Ngày 23/5 (ngày Thất thủ kinh đô) ở Huế có lẽ là một trong những sự kiện in đậm trong tâm trí của Người. Suốt thời gian Người ở Huế, trong khoảng 10 năm, gia đình Người đều ở trong Thành Nội, đường Đông Ba gần miếu Âm Hồn, ngôi miếu thờ đồng bào và chiến sĩ trận vong trong sự kiện thất thủ kinh đô. Từ ấn tượng đầu tiên khi Người lên 5 lên 6, chứng kiến hình ảnh diễn ra trong ngày 23/5 và những ngày về sau, nhà nhà trong khắp kinh thành đều bày biện hương án thắp hương tưởng nhớ những người chết vì vận nước.
Ấn tượng về ngày 23/5 đeo đẳng tâm hồn Người, có lẽ không có ở đâu trên đất nước Việt Nam lại có một ngày húy kỵ “quảy cơm chung” cho những người chết vì vận nước như ở mảnh đất Huế này, cách ứng xử đó của người Huế tượng trưng cho một tình cảm lớn đó là tình ruột thịt, nghĩa đồng bào, thương người như thể thương thân. Tình cảm, đạo đức, lối sống
Khi ở tuổi lên 8, Người lại được cùng anh theo cha về Dương Nổ, một làng quê vùng ven Huế để sinh sống và học tập. Vốn là một vùng quê giàu truyền thống văn hóa, hiếu học, tôn sư trọng đạo, người dân sống hiền hòa, mộc mạc, đối xử với nhau có tình có nghĩa. Khi ông cử Sắc (thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh) về dạy học ở đây đã được dân làng đùm bọc yêu thương. Lẽ sống chân tình, mộc mạc của người miền quê đã ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến Người, hình thành nguồn cội của tình yêu thương vô bờ bến với tình làng, nghĩa xóm thấm đẫm chất nhân văn. Cũng tại đây, với phương châm “Tiên học lễ, hậu học văn”, ông cử Sắc khai tâm cho Người bằng hai chữ “Nhân” và “Nghĩa”. Chữ “Nhân”, chữ “Nghĩa” trong phong tục đạo đức văn hóa Việt Nam, với ý nghĩa là điều phải, lẽ phải, ngay thẳng, yêu thương và tôn trọng con người... trở thành sức mạnh, lý tưởng, là mạch sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời. Người sống nhân, nghĩa với đồng chí, đồng bào, với cả những người ở phía bên kia chiến tuyến, nói như nhà thơ Tố Hữu “Yêu thương tất cả chỉ quên mình”.
Những năm tháng sống ở Huế, nét văn hóa sống tình nghĩa, yêu thương đùm bọc khi tối lửa tắt đèn có nhau của người Việt Nam nói chung, người Huế nói riêng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh cảm nhận một cách sâu sắc, đặc biệt qua một nỗi đau trong cuộc đời của Người, đó là khi người mẹ thân yêu qua đời vào năm 1901. Lúc đó người mới hơn 10 tuổi, mẹ mất, cha vắng nhà, em còn nhỏ dại, một thân một mình giữa đất Huế. Những người hàng xóm đã trở thành người thân của Người, lo đám tang, nơi yên nghỉ cho bà Loan, chăm sóc, an ủi hai anh em Người. Nghĩa cử ấy của những người hàng xóm đã được gia đình Người tri ân và không bao giờ phai.
Mười năm trời sống ở đất kinh đô, gia đình Người đã hòa vào đời sống của dân nghèo thành thị, hình thành nên một lối sống thanh bạch và cần kiệm kể cả lúc bần hàn cũng như khi thân sinh của Người làm quan. Lối sống thanh bạch ấy là lối sống căn bản của một nhà Nho nghèo xứ Nghệ, nhưng cũng là cốt cách của dân nghèo xứ Huế. Trong sinh hoạt hàng ngày, gia đình Người cũng thường đến ngôi chợ Xép nhỏ để mua sắm, đời sống hàng ngày vô cùng đạm bạc. Những năm 1906 - 1909, trong gia đình không có bàn tay phụ nữ để thu vén gia đình, anh em Người cùng nhau gánh vác việc nhà. Cụ Phó Bảng thường nói: Không lấy phong cách nhà quan làm phong cách nhà mình để răn dạy các con. Phải chăng những nét văn hóa đặc trưng của xứ Huế đã hằn sâu vào tiềm thức của Người.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có những ứng xử tuyệt vời đối với thiên nhiên. Ngôi nhà sàn Người sống nằm giữa một vườn cây bốn mùa xanh mát, hàng ngày Người chăm sóc từng khóm hoa, từng cây đại thụ như cây đa, cây si... Người phát động Tết trồng cây “Mùa xuân là tết trồng cây. Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn cách sống hài hòa với thiên nhiên. Lối ứng xử với thiên nhiên ấy có lẽ văn hóa Huế cũng góp phần không nhỏ. Người Huế sống tự tại giữa thiên nhiên cây cỏ, mỗi nếp nhà hòa mình vào thiên nhiên. Thuở nhỏ, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống ở Huế, trong khu vực Thành Nội và ở làng Dương Nổ. Người làm quen với thiên nhiên từ vườn lớn trong phủ đệ của các quan, vườn nhỏ trong mỗi ngôi nhà của cư dân kinh đô, vườn làng, ruộng đồng, sông núi của vùng ngoại ô Huế. Cảnh sắc, con người, lối ứng xử với thiên nhiên của Huế đã thấm vào tâm hồn và trí tuệ của Người từ thuở còn thơ để góp phần biến thành lẽ sống trong đạo đức, văn hóa của Người.
Khi nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng: Ở Bác Hồ vừa có cái chất nghiêm khắc của người xứ Nghệ, vừa có cái trầm lắng nhẹ nhàng của người Huế. Những năm tháng sống ở Huế, văn hóa Huế với lối sống, cách ứng xử, tình thương, sự đùm bọc, giúp đỡ của bà con nghèo xứ Huế, đó là những giá trị đích thực để góp phần hình thành nên nhân cách, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vĩ nhân được thế giới tôn vinh: Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất Việt Nam.
                                                                                            

Theo baothuathienhue.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày