Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.871.386
Truy câp hiện tại 1.927
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Hội KHKT Lâm nghiệp Thừa Thiên Huế trên bước đường xây dựng và phát triển
Ngày cập nhật 23/02/2009

Ngày 21/6, Hội Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2008 - 2013 nhằm tổng kết tình hình hoạt động trong nhiệm kỳ II, thông qua phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ III, thông qua Điều lệ và bầu Ban Chấp hành mới.

Gắn hoạt động hội với hoạt động chuyên môn
Được thành lập năm 1995, đến nay, Hội có tổng số 200 hội viên đang sinh hoạt tại 13 Chi hội trên khắp địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Mọi hoạt động của Hội đều gắn rất chặt với hoạt động của cơ quan chuyên môn. Hội đã động viên được hội viên thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đóng góp nhiều công sức, trí tuệ vào công cuộc quản lý bảo vệ, xây dựng và phát triển lâm nghiệp. Chi Hội Vườn Quốc gia Bạch Mã tham gia các hoạt động chuyển giao kỹ thuật trồng cỏ, làm phân xanh, trồng cam ghép, tre lấy măng, xây dựng vườn ươm cây thuốc nam cho các hộ dân vùng đệm. Chi hội Công ty Lâm nghiệp Phú Lộc đã tập huấn kỹ thuật trồng rừng kinh tế cho công nhân và nhân dân. Chi hội Sông Bồ đã tư vấn trồng rừng cho Dự án Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế ở Phong Điền. Chi hội Hạt Kiểm lâm Phú lộc đã tư vấn khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng cảnh quan, rừng ngập mặn cho Ban quản lý Khu kinh tế Chân Mây Lăng Cô.
Tích cực hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
Hội đã tư vấn xây dựng Chiến lược phát triển lâm nghiệp tỉnh, góp ý Qui hoạch 3 loại rừng, góp ý đề án Đổi mới tổ chức và quản lý Lâm trường quốc doanh, đề án đóng cửa rừng tự nhiên…; Tư vấn lập kế hoạch phát triển thôn xã ở huyện Nam Đông, xây dựng qui trình và các biện pháp giao rừng tự nhiên cho cộng đồng thôn bản, các mô hình phát triển nông lâm kết hợp; Tư vấn và tham gia các hoạt động của Dự án Hành lang xanh, tham gia các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng chiến lược phục hồi rừng, các mô hình trồng rừng, nghiên cứu phát triển lâm sản ngoài gỗ,…
Nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn
Các đề tài dự án được triển khai thực hiện chủ yếu ở các Chi hội. Chi hội Vườn Quốc gia Bạch Mã đã tham gia thực hiện đề tài “Bảo tồn và phát triển cây thuốc Nam”, “Đánh giá tác hại của chất độc hóa học với thảm thực vật rừng Bạch Mã”, “Nghiên cứu bảo tồn một số loài cây quí hiếm”. Chi hội Hạt Kiểm lâm Phú Lộc đã tham gia nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển cây trồng bản địa dưới tán cây keo ở khu vực Bắc Hải Vân, trồng cây dó bầu trên vùng gò đồi, chỉ đạo gieo ươm hơn 1 triệu cây giống các loại mỗi năm (đặc biệt các cây rai từ rừng tự nhiên), trồng rừng cây bản địa, các loại keo, chuyển hoá 1,9 ha thông caribae và 3,5 ha keo lai ở xã Lộc Hòa, tham gia xây dựng Vườn thực vật Suối Voi (24 ha) ở xã Lộc Tiến, thử nghiệm trồng cây hông (Paulownia) trên vùng gò đồi. Chi hội Chi cục Lâm nghiệp thực hiện mô hình trồng các loài keo chịu hạn vùng cát do Dự án SNV - ForHue tài trợ, trồng thử nghiệm các loài bạch đàn và keo kháng bệnh theo đề tài nghiên của Viện Khoa học Lâm nghiệp, xây dựng các khu rừng giống. Chi hội Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Trung Trung bộ nghiên cứu diễn biến tài nguyên, hiệu quả khoanh nuôi tái sinh rừng, hiệu quả rừng trồng vùng chất độc hóa học và nhiều đề tài nghiên cứu về điều tra qui hoạch rừng. Chi hội Ban quản lý rừng phòng hộ Khe Tre trồng thử nghiêm cây hông trên vùng gò đồi huyện Nam Đông. Hội cũng đã tổ chức trồng rừng gieo hạt thẳng trên diện tích 60 ha ở xã Bình Điền, trồng 2 ha rừng bồ đề ở xã Hồng Tiến, nhận khoán chăm sóc 110 ha rừng ở xã Hồng Hạ. Chi hội Bảo tồn thiên nhiên đã tiến hành các hoạt động phát triển cộng đồng hướng tới bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững ở một số thôn bản, thực hiện các hoạt động giáo dục môi trường thông qua hình thức trại thiên nhiên, hỗ trợ xây dựng 55 Câu lạc bộ Trại thiên nhiên ở các trường học, tổ chức hoạt động truyền thông dưới nhiều hình thức (hội thảo, thi vẽ, tọa đàm, triển lãm...) nhằm nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ động vật hoang dã.
Ngoài ra, Hội đã xây dựng được mối quan hệ tốt với các tổ chức dự án quốc tế đang hoạt động trên địa bàn tỉnh như SNV, TBI, Helvetas, ADB, FSSP, DANIDA...
Những nhược điểm cần khắc phục
Bên cạnh những mặt mạnh, trong quá trình hoạt động, Hội cũng bộc lộ một số nhược điểm. Đó là, nguồn kinh phí của Hội hầu như không có, mọi khoản chi cho các hoạt động, chi cho cán bộ Hội đi dự hội nghị, hội thảo…đều nhờ vào kinh phí đóng góp của các Công ty, các Ban quản lý rừng. Một số Chi hội hoạt động còn mờ nhạt do không xác định được nội dung, phương thức hoạt động, không tranh thủ được sự hỗ trợ của lãnh đạo cơ quan chuyên môn. Công tác văn thư, lưu trữ của Văn phòng Hội còn hạn chế. Do làm thất lạc hồ sơ khoán 110 ha rừng trồng ở Hồng Hạ nên Hội không thể tiến hành thực hiện qui chế hưởng lợi của bên nhận khoán khi rừng được khai thác.
Nhiệm vụ trong thời gian tới
Hội chú trọng phát triển hội viên, mở rộng tổ chức. Trước mắt là củng cố các Chi hội hiện có, tiến hành tách Chi hội Phong Điền thành 2 Chi hội là Chi hội Công ty Lâm nghiệp Phong Điền và Chi hội Hạt Kiểm lâm Phong Điền, thành lập mới Chi hội Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, Chi hội Đoàn Điều tra quy hoạch thống kê Nông Lâm nghiệp và vận động thành lập Chi hội ở một số đơn vị khác.
Hội chủ trương đẩy mạnh các hoạt động. Trên cơ sở văn bản số 334/BNN-LN ngày 1/2/2007 về việc phối hợp hoạt động giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Hội KHKT Lâm nghiệp Việt Nam, Hội sẽ phối hợp xây dựng Chương trình phối hợp hoạt động với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm đẩy mạnh toàn diện các hoạt động của Hội, tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan trong và ngoài tỉnh, trước hết là các sở, ngành, các tổ chức ở địa phương.

Đại hội đã bầu 25 đồng chí vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ III, đồng chí Trần Hữu Banh tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội.  

Nguyễn Văn Quế

Các tin khác
Xem tin theo ngày