Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.871.386
Truy câp hiện tại 5.877
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Chặng đường 15 năm thực hiện Nghị quyết TW 5 (khóa VIII)
Ngày cập nhật 08/04/2013

Nền văn hiến Việt Nam đã có từ thuở khai thiên lập địa của ông cha ta... và Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) là phương tiện “chuyền lửa” văn hiến vào quốc gia đa dân tộc mà thống nhất của Việt Nam chúng ta. Sức lan của việc “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” đã tỏa ở cả chiều rộng lẫn chiều sâu khiến cho mọi người con đất Việt tôn vinh, tự hào về quê hương, đất nước mình.

Về miền đất Thần Kinh, chúng ta sẽ được tận hưởng khối di sản Cố Đô uy linh, trầm tích không nơi nào có được. Ngược lên vùng sơn cước, yếu tố “tiên tiến” và “đậm đà bản sắc dân tộc” hòa quyện, tiến triển đến mát lòng.

Với tổng số dân 11.827 hộ/57.438 khẩu chiếm 5,5% dân số toàn tỉnh (toàn vùng dân tộc, miền núi có 29.114 hộ/105.577 khẩu), các dân tộc thiểu số Ta ôi, Pa kô, Cơ tu, Bru Vân kiều, Pa hy đã cư trú rất lâu đời, có tinh thần đoàn kết tương trợ nhau, tạo nên nhiều nét văn hóa đặc sắc, trong đời sống vật chất, tinh thần ở vùng đất phong phú, đa dạng của núi rừng Trường Sơn hùng vỹ - vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng; vị trí xung yếu về an ninh môi trường sinh thái của Tỉnh nhà. Vượt qua cảnh lầm than, nghèo đói, lạc hậu dưới tiếng gọi của Đảng, Bác Hồ và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội được đầu tư, các dân tộc thiểu số đã thực sự đổi mới từ tư duy đến hành động thể hiện qua việc giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hàng năm từ 2 - 5% (Năm 2011, tổng hộ nghèo: 2.974 hộ/12.459 khẩu, chiếm 18,14%; cận nghèo: 2.078hộ/9.090 khẩu, chiếm 12,67%). Và, hơn thế nữa, đó là kết quả công tác bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống và xây dựng, phát triển những giá trị mới về vǎn hóa của các dân tộc thiểu số.

Giá trị văn hóa truyền thống các DTTS đã được bảo tồn và phát huy cùng xu thế mới được thể hiện qua các mặt sau: Thứ nhất, các hoạt động văn hóa, nghệ thuật quần chúng, lễ hội văn hóa, hoạt động TDTT được duy trì tổ chức thường xuyên. Nhiều địa phương đã phát huy tính chủ động sáng tạo khắc phục khó khăn tổ chức xây dựng các hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú, tổ chức mở rộng giao lưu văn hóa cộng đồng giữa các dân tộc trong huyện, trong tỉnh, ngoài tỉnh, góp phần nâng cao đời sống tinh thần và mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân, động viên phong trào thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương, đất nước về hoạt động văn hoá nghệ thuật. Giá trị văn hóa DTTS ngày càng được nhận diện rõ hơn qua các dịp tham gia ngày hội văn hoá, thể thao đồng bào các dân tộc toàn tỉnh, lễ hội Festival Huế,... Thứ hai, phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới ở cơ sở nhằm đẩy lùi các tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan đã được người dân vùng DTMN hưởng ứng tích cực. Đến nay toàn vùng DTMN đã có 27.189/29.114hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa (trong đó có 24.578 hộ được công nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa ở ba cấp xã, huyện, tỉnh và nhiều gia đình đạt danh hiệu tiêu biểu), 463 tổ chức (328 làng, cụm, tổ dân cư và 135 cơ quan, đơn vị và trường học) đăng ký xây dựng văn hóa và đã được cấp tỉnh, huyện công nhận 425 tổ chức (298 làng, cụm, tổ dân cư và 127 cơ quan, đơn vị và trường học) cùng với những danh hiệu, hình thức khen thưởng khác từ cơ sở đến trung ương. Thứ ba, các loại hình văn hóa phi vật thể (dân ca, dân vũ, dân nhạc, các lễ hội, ngôn ngữ tiếng nói chữ viết...), các di sản văn hóa được tôn trọng giữ gìn và phát huy, tiêu biểu là văn hóa trang phục, trang sức, nghề dệt zèng thổ cẩm, đan lát, mộc, rèn, chạm khắc mỹ nghệ và văn hoá ẩm thực như cơm lam, cháo đặc thập cẩm, rượu cần, rượu đoác, các món ăn đặc sản tuyền thống; các thiết chế văn hoá được chú trọng đầu tư xây dựng (đã có 265 ngôi nhà sinh hoạt cộng đồng, 36 nhà rông truyền thống, 1 nhà sàn du lịch và nâng cấp nhà văn hoá trung tâm huyện) ; các điểm di tích lịch sử cách mạng (đường B45, đường 71, đường 72, đường 73, đường 74, địa đạo động A So, đồi A Bia,… ở A Lưới) đã được cấp có thẩm quyền công nhận, được các địa phương quản lý bảo vệ, khai thác sử dụng có hiệu quả ; một số điểm du lịch sinh thái, vui chơi giải trí (suối nước nóng A Roàng, thác Anôr, hồ Aco, đồi A Bia, đường Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, các cửa khẩu S3, S10 ở A Lưới và Thác Mơ ở huyện Nam Đông) được hình thành và phát huy tác dụng; các công trình nhà máy công nghiệp, Thuỷ điện được xây dựng có ý nghĩa về kinh tế, văn hoá, xã hội. Thứ tư, công tác kiện toàn bộ máy, đào tạo cán bộ làm công tác văn hoá được cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở quan tâm. Đến nay 100% cơ sở có trưởng ban chuyên trách về công tác văn hoá, được đạo tạo, tập huấn và hoạt động có hiệu quả. Thứ năm, hoạt động quản lý Nhà nước về văn hóa có nhiều điểm đáng ghi nhận trên cả phương diện triển khai kế hoạch và xử lý vi phạm. Thứ sáu, công tác đào tạo và tạo điều kiện để trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số trở về phục vụ quê hương được chú trọng. Ở tỉnh nhà, kết quả đạt được cũng rất đáng ghi nhận ở cả hệ thống cơ sở giáo dục và nguồn nhân lực vùng DTTS: Về hệ thống cơ sở giáo dục và dạy nghề ngày càng hoàn thiện, kiên cố hóa (45 trường Mầm non, 50 trường Tiểu học, 15 trường THCS và 06 trường THPT, 02 trung tâm giáo dục thường xuyên, 46 trung tâm học tập cộng đồng và 100% trường có phòng máy vi tính từ 22 đến 30 máy); Về nguồn nhân lực vùng DTTS ngày càng phát triển, hoạt động chuyên nghiệp (Hiện nay, tổng số cán bộ người DTTS đang công tác trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể trên địa bàn toàn tỉnh là 1235. Trong đó, chế hành chính là 510 người).

Tuy nhiên, hoạt động bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa (giá trị văn hóa) DTTS thời gian qua bên cạnh những thành tựu vừa khái quát còn có những hạn chế, tồn tại nhất định: Thứ nhất, hệ thống các giá trị (nhất là các giá trị văn hóa phi vật thể) đã và đang trong tình trạng rạn nứt, đứt gẫy, thậm chí còn bị phá vỡ. Nhiều con em là người DTTS không biết tiếng mẹ đẻ, tiếng dân tộc mình. Không gian hùng thiêng hoang sơ của các lễ hội truyền thống (như lễ mừng cơm mới, lễ cầu mùa, lễ đâm trâu, lễ rayok, lễ thổ địa...) không như chính nó mà thay vào đó là không gian thực tại thực dụng, người trong cuộc tham gia không bằng sự hòa quyện tâm hồn với thể xác. Loại hình kiến trúc uy nghi nhưng đậm chất cố kết cộng đồng của các nhà rông, nhà dài (và cả nhà mồ) với nghệ thuật chạm trổ độc đáo mang tín ngưỡng sơ khai lùi vào quá khứ mà thay vào đó là sự lạnh vắng của những bê tông cốt thép vôi vữa...làm mất phong vị nghệ thuật dân gian các DTTS. Công tác bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số còn biểu hiện những hạn chế, tồn tại đáng báo động, nhiều con em là người DTTS không biết tiếng mẹ đẻ, phần lớn người dân tộc thiểu số, kể cả cán bộ không biết viết chữ về tiếng của dân tộc mình. Thứ hai, hoạt động văn hoá nghệ thuật, tuy đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Thứ ba, các dịch vụ văn hoá phát triển nhanh, mạnh, đa dạng nhưng khâu quản lý thiếu chặt chẽ, nhất là một số điểm dịch vụ karaoke, các điểm dịch vụ internet chưa đúng qui định đã gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội; Tệ nạn sinh con ngoài giá thú, tệ nạn tảo hôn, bạo lực gia đình có chiều hướng gia tăng, tệ nạn buôn bán phụ nữ đã có dấu hiệu xuất hiện. Thứ tư, việc quản lý văn hoá theo các nghị định, qui định của Nhà nước còn nhiều thiếu sót, qui chế phân cấp, hướng dẫn, quản lý văn hoá cho cơ sở chưa chặt chẽ. Thứ năm, chất lượng giáo dục vùng DTTS và việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực DTTS chưa đáp ứng. Mặt khác, các sản phẩm được tạo ra từ nghề thủ công, truyền thống chủ yếu chỉ là tự cung tự cấp, chưa đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và chưa có thị trường tiêu thụ. Tỷ lệ cán bộ người dân tộc thiểu số hiện nay chưa phù hợp với tỷ lệ dân số của tỉnh, còn mỏng, tập trung ở hai huyện Nam Đông và A Lưới.

Tồn tại, hạn chế trên xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau: Trình độ dân trí của các DTTS ở nhiều phương diện còn thấp, nhất là về kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức về khoa học – công nghệ để áp dụng vào lao động sản xuất cho phát triển kinh tế, vốn là nền tảng vật chất của xã hội. Ứng xử với cơ chế thị trường và nhận thức tính hai mặt của nó chưa hài hòa đối với văn hóa. Các nhà văn hóa học và quản lý văn hóa chưa khai thác đúng mức nguồn lực con người.

Từ những thành tựu và hạn chế cùng với những nguyên nhân của nó, có thể đề xuất đối với cấp ủy, chính quyền tỉnh nhà như sau: Thứ nhất, để bảo tồn và phát huy, phát triển bản sắc văn hóa truyền thống đặc trưng cho từng khu vực, từng dân tộc thiểu số (kể cả tộc người và nhóm địa phương) cộng cư trên địa bàn toàn tỉnh, đề nghị cấp thẩm quyền có chủ trương cụ thể hóa Quyết định số 1270/2011/QĐ-TTg về Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”. Trong đó, đáng quan tâm nhất là hệ thống các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể đã và đang trong tình trạng rạn nứt, đứt gẫy, thậm chí còn bị phá vỡ như không gian nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà Rông, Gươl, nhà dài), Lễ hội (Mừng cơm mới, Đoàn kết hữu nghị giữa các dòng tộc, Thành hoàng, Nông nghiệp… ; Cưới hỏi, Cải táng), Ẩm thực (thức uống và thức ăn đặc trưng rừng núi), Trang phục (sắc màu hoa văn và bức tranh cuộc sống sơn cước), Tòa án phong tục (do Hội đồng già làng đảm trách, là trung tâm hoạch định mưu sinh, đối ngoại và giải quyết mọi mâu thuẫn của làng…). Thứ hai, quan tâm lãnh đạo việc đào tạo, bồi dưỡng và bố trí, sử dụng đội ngũ trí thức, cán bộ dân tộc thiểu số để tạo chiếc cầu nối vững chắc và thông suốt cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến tận mọi nhà, mọi người dân vùng DTTS qua kênh ngôn ngữ và tri thức bản địa của chính cán bộ DTTS. Đồng thời, đáp ứng với tỷ lệ dân số toàn tỉnh. Thứ ba, quan tâm lãnh đạo việc tiếp tục bố trí kinh phí để tổ chức dạy - học tiếng DTTS cho cán bộ miền xuôi và cán bộ người DTTS để giúp trang bị phương tiện giao tiếp hiệu quả tại vùng DTTS và miền núi. Thứ tư, quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao theo Chương trình Xây dựng Nông thôn mới và phải gắn với đặc trưng địa hình, tri thức bản địa để tạo tiền đề vật chất giúp đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện hưởng thụ tốt hơn đời sống văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH và hội nhập./.

Nguyễn Thị Sửu- CB Ban Dân tộc
Các tin khác
Xem tin theo ngày