Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.871.386
Truy câp hiện tại 1.925
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Kể chuyện Hà Nội năm 1972 bằng kỷ vật chiến tranh
Ngày cập nhật 04/12/2012

Đó là kỷ vật trong chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" được trưng bày tại triển lãm "Tôi kể chuyện này" khai mạc sáng 03/12.

Nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12) và 40 năm chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" của quân dân Thủ Đô, Báo Hà Nội Mới cùng nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến – nguyên là phóng viên Ban Phóng sự - Điều tra của báo này đã phối hợp tổ chức triển lãm mang tên “Tôi kể chuyện này”.

Triển lãm đã khai mạc vào sáng 3/12 với sự tham dự của đông đảo người cao tuổi từng là nhân chứng của một thời đạn bom cũng như của rất nhiều người quan tâm tới thông điệp được truyền tải.

 

 

Một góc trưng bày trong triển lãm
 


52 hiện vật được trưng bày trong triển lãm nhằm gợi nhớ lại những chiến thắng hào hùng của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của thế kỷ XX. Bên cạnh đó, đây còn là những vật chứng cho 12 ngày đêm cuối năm 1972, khi đế quốc Mỹ đánh phá Thủ Đô với siêu pháo đài bay B52, gây ra thiệt hại nặng nề cũng như bao mất mát đau thương cho những mạng người vô tội.

Những hiện vật đã được nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến tìm kiếm, sưu tầm suốt nhiều năm qua. Điều đặc biệt là tất cả các hiện vật đều được làm từ phế liệu chiến tranh, và tất cả cùng quân trang, quân dụng đều được “chế tác” lại thành đồ sinh hoạt hàng ngày.  Trong đó, có những đồ vật được làm bằng xác xe tăng của Pháp bị bắn cháy tại Điện Biên Phủ năm 1954, nhưng nhiều nhất vẫn là những đồ được làm trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

“Tôi kể chuyện này” cũng là triển lãm đầu tiên về các đồ dùng hàng ngày được bộ đội, người dân Việt Nam chế tác từ vũ khí kẻ thù để phục vụ cho  đời sống thường nhật. Những đồ vật quen thuộc với sinh hoạt người dân Việt Nam như bàn ghế, chiếc điếu cày, gạt tàn, đèn dầu, đôi dép, cho đến những vật trang trí thông thường như lọ cắm hoa, hay thậm chí cả nhạc cụ như chiếc đàn nhị,...tất cả đều được “biến hóa” đầy khéo léo từ vũ khí như ống pháo sáng, lựu đạn, hay xác máy bay...

Vì thế, đây cũng là cách tôn vinh vẻ đẹp của sự sáng tạo của người Việt, hơn nữa, còn là niềm tin, niềm lạc quan vào chiến thắng và mong muốn hòa bình của một thế hệ sẵn sàng đứng lên đấu tranh trước bom đạn kẻ thù. Như cách mà nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến đã nói, đấy là sự “hóa kiếp” của một thời kỳ, khi khắc phục mọi khó khăn trong cuộc sống không yên bình ngày ấy bằng chính những vũ khí hủy diệt.

Triển lãm sẽ kéo dài đến ngày 8/12 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài./.

Hình ảnh một số hiện vật được trưng bày trong triển lãm:


Bộ bàn ghế cùng chiếc điếu cày được làm từ vỏ máy bay B52 bị bắn rơi tại làng Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Hoàng Hoa Thám vào tháng 12 năm 1972


 
Chậu đồng được chế tác từ vỏ đạn pháo 130mm


 
Sáng tạo, biến mũ sắt thành cối giã vừng, giã cua, thậm chí là giã bánh dầy


 
Chiếc đèn ngủ với hoa văn đẹp mắt, làm bằng vỏ đạn pháo
 


 
Hòm đạn pháo được người dân và sinh viên đại học dùng làm hòm đựng quần áo


 
Dép cao su làm từ lốp xe ô tô vận tải quân sự


 
Chiếc kẻng báo giờ được làm bằng quả bom nặng 120kg


 
Biến tấu vỏ đạn, bom thành lọ cắm hoa


 
Lược làm từ xác máy bay B52


 
Vũ khí cũng có thể được dùng làm vật liệu để chế tạo nhạc cụ, như chiếc đàn nhị này

Nguôn (VOV)
Các tin khác
Xem tin theo ngày