Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.871.386
Truy câp hiện tại 2.417
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Giới thiệu một số tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Ngày cập nhật 04/06/2014

Ngày 3-6, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức họp báo giới thiệu một số tư liệu Hán Nôm, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Đây là những tư liệu Hán Nôm, trong đó có nhiều tài liệu gốc, lần đầu tiên được Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Nhà xuất bản Khoa học xã hội  tập hợp, xuất bản thành sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông”.

Cuốn sách giới thiệu 46 tư liệu Hán Nôm của các nhà khoa học Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với không chỉ 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà còn các vùng biển của Việt Nam. Tư liệu gồm bản đồ, địa chí, văn bản hành chính, tạp văn, cùng nhiều loại tài liệu khác, có những tài liệu đã được công bố ở các dạng khác nhau, nhưng đây là lần đầu tiên cho công bố nguyên bản. Viện có thêm phát hiện về cuốn sách “Giao châu dư địa chí”, được đề viết lại theo cuốn của Trương Phụ Mộc Thạch đời nhà Minh (Trung Quốc) cũng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Cuốn sách cung cấp cho bạn đọc trong và ngoài nước một khối tư liệu Hán Nôm được sưu tầm, tuyển chọn có hệ thống, được phiên âm, dịch nghĩa, kèm văn bản chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó có nhiều thông tin quan trọng, có giá trị khẳng định về chủ quyền, việc thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. 

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Đây là những tư liệu rất có giá trị khoa học, trong đó có nhiều tài liệu gốc lần đầu tiên công bố, sẽ là căn cứ lịch sử và pháp lý sinh động khẳng định chủ quyền cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. 

Từ trước tới nay, ở trong và ngoài nước đã có nhiều đề tài, công trình của các học giả nghiên cứu về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông. Mỗi công trình, đề tài đã tiếp cận từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và các phương pháp nghiên cứu khác nhau, tất cả đều thống nhất khẳng định hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc vùng biển Việt Nam ở Biển Đông, do Nhà nước Việt Nam quản lý và khai thác từ nhiều thế kỷ trong lịch sử.

                  

 

Căn cứ vào các tư liệu Hán Nôm này cho thấy Hoàng Sa, Trường Sa là hai quần đảo nằm ở Biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam, do nhà nước phong kiến các triều quản lý. Hai quần đảo này từ rất lâu đã trở thành địa điểm của cư dân Việt Nam sinh sống và khai thác sản vật, thành đối tượng ghi chép và nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam.

 

Tại cuộc họp báo, trả lời nhiều câu hỏi của các nhà báo, đại diện Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, sau cuộc họp báo Viện sẽ quảng bá rộng rãi cuốn sách đến các tỉnh, thành, ban, ngành, tại các hiệu sách và các thư viện để phục vụ bạn đọc, đồng thời sẽ tiếp tục xuất bản bằng tiếng Anh để tuyên truyền rộng rãi ra thế giới. Trả lời câu hỏi, làm thế nào để truyền thông cuốn sách vào Trung Quốc, đại diện Viện cho biết sẽ tổ chức đối thoại với các chuyên gia, giới thiệu tại các diễn đàn quốc tế và gửi sách trao đổi thông qua các địa chỉ trao đổi tư liệu của Việt Nam và Trung Quốc trước đây.

 

Hồng Phúc

Xây dựng Đảng
Các tin khác
Xem tin theo ngày