Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.874.001
Truy câp hiện tại 2.392
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
“Mục tiêu cao nhất là lợi ích quốc gia”
Ngày cập nhật 15/12/2011
“Trong công tác đối ngoại thì nguyên tắc cao nhất, mục tiêu cao nhất là lợi ích quốc gia, dân tộc”- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định tại Hội nghị Ngoại giao 27 và Hội nghị Tham tán Thương mại hôm 14/12.
Với mục tiêu trao đổi về phương hướng và các biện pháp tăng cường hợp tác, thúc đẩy kinh tế đối ngoại và Hội nhập kinh tế quốc tế, phiên họp có sự tham dự của Đại sứ, Trưởng các cơ quan đại diện, Tham tán đại diện thương mại Việt Nam tại nước ngoài.
 
Phiên họp đã khẳng định, trong thời gian qua, ngoại giao kinh tế đã góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại của đất nước, duy trì và củng cố các lợi thế cạnh tranh về thị trường, sản phẩm, thúc đẩy xuất khẩu, đầu tư, hợp tác về khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực..., tạo lợi ích đan xen trong quan hệ của Việt Nam với các nước. Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương đều xác định cần phải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với nhau, tăng cường hợp tác hiệu quả hơn nữa để thực hiện nhiệm vụ đối ngoại mà Đại hội 11 đã xác định là chủ động và tích cực hội nhập trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, ngoại giao kinh tế phải mang lại những giá trị bổ sung cho tổng thể hoạt động kinh tế đối ngoại của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tiếp tục là lĩnh vực then chốt, xuyên suốt, có vai trò định vị đất nước trong cục diện mới, là tiền đề và nền tảng cho tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện sắp tới.
           
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, trong năm qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, nhưng đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đóng góp vào những thành tựu chung của đất nước có vai trò quan trọng của công tác đối ngoại nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong bối cảnh của năm 2012, nền kinh tế thế giới được dự báo diễn biến phức tạp, Thủ tướng đề nghị ngành ngoại giao và các bộ ngành chức năng nghiên cứu tham mưu đề xuất kịp thời để giúp chính phủ có những chính sách kịp thời, bám sát thực tế để triển khai có hiệu quả các mục tiêu phát triển của đất nước mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 đã đề ra.
           
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành ngoại giao tiếp tục làm sâu sắc hơn và khai thác có hiệu quả thế mạnh của các đối tác, bạn bè, các nước truyền thống. Đối với các nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược thì ngành ngoại giao cần thiết lập cụ thể những lĩnh vực chiến lược trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng và bảo vệ đất nước, đóng góp tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển ở khu vực và trên thế giới.
 
Thủ tướng cũng đề nghị ngành ngoại giao tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương và các cơ quan chức năng hoàn tất các cam kết gia nhập WTO và các Hiệp định Thương mại tự do đã ký, đồng thời xây dựng chiến lược đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do mới với các đối tác hàng đầu thế giới để tạo ra những nguồn lực lớn hơn cho phát triển, xây dựng và triển khai phương án tổng thể tham gia Vòng đàm phán Doha, phương án đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương.
            
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đề nghị ngành ngoại giao chủ động tham gia công tác đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, du lịch, mở rộng thị trường xuất khẩu gắn với đó là đấu tranh với các hoạt động bảo hộ, chống bán phá giá, đồng thời tiếp tục vận động ODA để đầu tư hạ tầng, năng lượng, đào tạo nguồn nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và đầu tư nước ngoài vào những lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và tri thức cao. Tăng cường thực hiện các biện pháp để mở rộng thị trường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt chú trọng khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do để tăng nhanh xuất khẩu, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm và tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
 
Thủ tướng cũng lưu ý ngành ngoại giao quan tâm chăm lo cộng đồng người Việt Nam đang làm ăn, học tập, sinh sống ở nước ngoài, góp phần giúp bà con làm ăn, sinh sống thuận lợi và phát huy vai trò cầu nối tăng thêm tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước sở tại và gắn bó với quê hương đất nước.

                                                                                               Phương Mai

Nguồn Đài THVN
Các tin khác
Xem tin theo ngày