Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.861.844
Truy câp hiện tại 2.021
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ DỰ THẢO LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC
Ngày cập nhật 22/06/2018

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là đơn vị hành chính thuộc tỉnh, do Quốc hội quyết định thành lập, có cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, có tổ chức chính quyền địa phương và các cơ quan trực thuộc tinh gọn, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là yêu cầu của sự phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế của các nước phát triển trên thế giới. Nhiều quốc gia đã thực hiện thành công về đơn vị hành chính - đặc biệt, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippin... Việt Nam đã từng có các Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo để tận dụng lợi thế khai thác dầu khí; Đặc khu Quảng Ninh để tận dụng lợi thế khai thác than… rất thành công.

- Việc thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là chủ trương lớn của Đảng đã được thông qua nhiều kỳ đại hội, được đầu tư, chuẩn bị từ lâu, cụ thể, rõ ràng, có lộ trình thực hiện, làm từng bước vững chắc, vừa làm vừa rút kinh nghiệm và đặc biệt với yêu cầu phải phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc dự kiến thành lập nhằm: khai thác tốt nhất các tiềm năng khu vực có lợi thế vượt trội, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến, hình thành khu vực tăng trưởng cao, tạo thêm nguồn lực và động lực, góp phần thúc đẩy nhanh phát triển và tái cơ cấu kinh tế cho tỉnh, vùng và cả nước. 

Cơ hội đầu tư tại các đặc khu dành cho tất cả nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài của nhiều quốc gia, không dành riêng cho một quốc gia nào. Trong đó kêu gọi nhà đầu tư chiến lược có năng lực tài chính, quản trị, có cam kết về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch hoặc công nghệ cao; cam kết đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, gắn bó lợi ích lâu dài với đặc khu và có dự án đầu tư tại đặc khu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Dự án đầu tư khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 45.000 tỷ đồng.

+ Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phù hợp với quy hoạch đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 12.000 tỷ đồng.

+ Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng.

+ Dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch đặc khu, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội hoặc tạo ra giá trị gia tăng đột biến tại đặc khu, có quy mô vốn đầu tư tối thiểu 6.000 tỷ đồng.

Ngành nghề ưu tiên phát triển:

+ Đặc khu Vân Đồn: công nghệ cao; công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; du lịch và công nghiệp văn hóa; cảng hàng không, cảng biển, thương mại.

+ Đặc khu Bắc Vân Phong: công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác; cảng biển; du lịch, khách sạn; trung tâm thương mại - tài chính.

+ Đặc khu Phú Quốc: du lịch, khách sạn; thương mại, hội nghị, triển lãm, quản lý tài sản; y tế, giáo dục, nghiên cứu và phát triển.

Ưu đãi đầu tư:

Ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt; miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong một số trường hợp có điều kiện.

 Chính sách đối với người lao động:

Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn đặc khu có trách nhiệm ưu tiên tuyển dụng, sử dụng lao động bị thu hồi đất, đối tượng tinh giản biên chế, lao động khác là người thường trú tại đặc khu. Không cấp phép lao động cho: người lao động nước ngoài là chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành có thời gian làm việc dưới 60 ngày và thời gian cộng dồn không quá 180 ngày trong 01 năm tại đặc khu; người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm tại đặc khu.

- Hiện nay, Dự án đặc khu Vân Đồn đã ghi nhận 16 dự án đầu tư dự kiến được triển khai, trong đó: Nhà đầu tư trong nước: 10; Nhà đầu tư nước ngoài: 03 (Canada, Thuỵ Sỹ, Đan Mạch); ngoài ra còn 05 nhà đầu tư nước ngoài và vùng lãnh thổ khác (Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Áo, Hồng Kông) đang tìm hiểu đầu tư. Nhà đầu tư chiến lược tại Dự án đặc khu Vân Đồn: Tập đoàn Sun Group (Việt Nam) với 04 dự án có mức đầu tư dự kiến 30.700 tỷ đồng và 2,1 tỷ USD.

- Nhà nước có chính sách đặc biệt phù hợp theo quy định của pháp luật và tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư vào các ngành, nghề ưu tiên phát triển của đặc khu nhưng phải tuyệt đối bảo đảm quốc phòng, an ninh, an sinh xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội tại đặc khu. Do đó, luật này chỉ cho phép giao đất cho các doanh nghiệp có dự án được phê duyệt; không có việc Nhà nước giao đất hoàn toàn cho 01 quốc gia; chỉ cho thuê đất có thời hạn cho các dự án đầu tư cụ thể và theo quy định hết sức chặt chẽ khi các đặc khu ra đời. Nếu các doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết theo Luật sẽ bị thu hồi. Đáng lưu ý là, dự thảo Luật nếu được thông qua chỉ là bước đầu để tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành các đặc khu; còn phải xây dựng đề án cụ thể thì mới có thể thành lập các đặc khu.

Sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và Nhân dân cả nước, Quốc hội đã quyết định chuyển việc thông qua Dự án Luật đặc khu sang kỳ họp thứ 6 của Quốc hội nhằm bảo đảm dự án Luật khi trình Quốc hội thông qua đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các đại biểu Quốc hội, cử tri và Nhân dân; đồng thời chỉnh lý quy định của Dự thảo luật về thời hạn sử dụng đất để sản xuất kinh doanh áp dụng theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, không quy định trường hợp đặc biệt kéo dài đến 99 năm.

(Trích Tài liệu tuyên truyền kèm theo Kế hoạch số 45-KH/BTGTU ngày 19/6/2018 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế)

 

BTG ĐUK
Các tin khác
Xem tin theo ngày