Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.861.433
Truy câp hiện tại 345
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Khai thác triệt để nguồn lực, tạo bước đột phá mới, đưa Thừa Thiên Huế phát triển vững chắc
Ngày cập nhật 23/10/2020

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 vinh dự có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội. Báo Thừa Thiên Huế trân trọng trích đăng bài phát biểu.

Trong những ngày này, tỉnh chúng ta đang oằn mình gánh chịu những thiệt hại nặng nề do mưa lũ gây ra, trong đó có sự hy sinh của nhiều cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia cứu hộ, cứu nạn để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân. 

Tôi xin thay mặt các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước chia sẻ những đau thương, mất mát lớn lao này đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực của tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết liệt, khẩn trươngcứu hộ, cứu nạn, khắc phục, giảm thiểu thiệt hại. Với ý chí cách mạng, trách nhiệm cao nhất, chúng ta đã bình tĩnh xử lý, để hôm nay tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh.

Thưa các đồng chí! 

Với tinh thần trách nhiệm cao, tuy có những khó khăn đột xuất, nhưng việc chuẩn bị Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế đã được chuẩn bị với tinh thần tích cực, khoa học, dân chủ, thẳng thắn, cầu thị, lắng nghe, tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp của các bậc lão thành cách mạng, của cán bộ, đảng viên, các chuyên gia, các bộ, ban, ngành Trung ương, đặc biệt nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo, góp ý của Bộ Chính trị, nhất là tại phiên làm việc với Bộ Chính trị ngày 15/9/2020 và đã bám sát văn kiện chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Năm năm qua, Thừa Thiên Huế đã có nhiều nỗ lực đổi mới tư duy, khai thác các tiềm năng, lợi thế cho phát triển, đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng. Thành tựu nổi bật của Thừa Thiên Huế trong 5 năm qua là: Kinh tế có mức tăng trưởng khá cao, bình quân 6,5%/năm, các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vượt. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dịch vụ và công nghiệp, trong đó du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; kinh tế biển và đầm phá dần trở thành động lực phát triển.

Ngành dệt may đóng góp rất lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ảnh: A.T

Công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch đạt những kết quả tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư, phát triển. Hoạt động liên kết với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được chú trọng.

Quần thể di tích Cố đô Huế và các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được phục hồi, gìn giữ, tôn tạo. Huế được công nhận là thành phố Festival của Việt Nam, thành phố văn hoá, du lịch ASEAN, hướng tới thành phố vườn, đô thị “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan và thân thiện với môi trường”; là trung tâm đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; hướng tới trở thành trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo. Đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng cao.Quốc phòng, an ninh được đặc biệt quan tâm. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được tăng cường...

Thay mặt Bộ Chính trị, tôi xin nhiệt liệt biểu dương những thành tích và sự cố gắng vượt bậc của Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế trong năm năm qua.

Thưa các đồng chí!

Tự hào với những thành tựu đạt được, song chúng ta cũng cần nghiêm túc xem lại những mặt còn tồn tại, hạn chế với trách nhiệm cao.

Vì sao chúng ta là tỉnh có nhiều lợi thế riêng có, nhưng phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ; công tác quy hoạch, quản lý đô thị tại sao chưa theo kịp yêu cầu phát triển; tại sao công tác bảo tồn, tôn tạo di tích còn chậm.

Cải cách hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu. Chưa có đột phá trong phát triển kinh tế; năng lực cạnh tranh cấp tỉnh chưa cao. Tại sao Thừa Thiên Huế chưa trở thành một trong những trung tâm lớn về khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo. Quốc phòng - an ninh trên một số mặt còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở một số nơi còn khó khăn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, công tác cán bộ chưa ngang tầm nhiệm vụ mới. Việc kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng chưa thường xuyên.

Cảng Chân Mây đang được nâng cấp mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển. Ảnh: L.Mộc 

Đây chính là những khó khăn, hạn chế cơ bản, là lực cản trong tiến trình đi lên của Thừa Thiên Huế, Đại hội cần tập trung thảo luận sâu về những hạn chế, yếu kém, phân tích kỹ nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục một cách có hiệu quả để đưa tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển vững chắc, bền vững trong những năm tiếp theo.

Thưa các đồng chí!

Về phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới, mục tiêu tổng quát và những nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực, nhất là nhiệm vụ phát triển các vùng kinh tế và những nhóm giải pháp nêu trong Báo cáo chính trị kỳ này là sát thực tế, thể hiện quyết tâm chính trị cao của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế, nhằm tạo ra bước đột phá mới, mạnh mẽ hơn trong những năm tới.

Thay mặt Bộ Chính trị, tôi nhấn mạnh thêm một số vấn đề cần lưu ý, quan tâm: 

Trước hết, Đảng bộ tỉnh cần tiếp tục tập trung cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 83 của Chính phủ về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Các đại biểu dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.  Ảnh: A. Phong

Huy động, tập trung mọi nguồn lực xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng về văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh; phấn đấu thực sự trở thành trung tâm của vùng và cả nước về văn hoá, du lịch, về y tế chuyên sâu, về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ.

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa tư duy phát triển, nhất là tư duy về phát triển bền vững; tư duy về phát huy tối đa, hiệu quả các lợi thế riêng có, nhất là truyền thống, phong cách đặc trưng của “con người Huế”. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng phát triển bền vững và kinh tế tri thức; đa dạng các ngành dịch vụ, trong đó, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.... 

Thứ ba, đẩy mạnh công tác quy hoạch và quản lý, thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch đô thị theo hướng phát triển mạnh kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và thông minh, đặc biệt là kết cấu hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin bảo đảm sự hài hoà giữa kiến trúc với tự nhiên và đặc thù của Huế; sự gắn kết chặt chẽ, hợp lý giữa bảo tồn và phát triển; giữa giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống với đổi mới, sáng tạo. Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Thứ tư, chú trọng phát triển bốn nhiệm vụ trung tâm Báo cáo chính trị đã đề cập; trong đó, đặc biệt quan tâm phát triển văn hoá xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống, xây dựng Thừa Thiên Huế thành một trung tâm văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hoá Huế. Tập trung xây dựng và nâng cao năng lực các thiết chế về y tế trên địa bàn để xứng tầm là một trong những trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước.

Xây dựng trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia. Phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh theo hướng hình thành các tổ chức nghiên cứu chuyên sâu, đủ sức giải quyết các nhiệm vụ khoa học công nghệ của tỉnh, của vùng và của quốc gia.

Thứ năm, tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá. Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội. Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống cho người dân là mục tiêu hướng tới. Ảnh: L.Mộc 

riển khai thực hiện tốt các chính sách về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó, quan tâm thực hiện tốt chính sách và chăm lo cải thiện đời sống đối với đồng bào các dân tộc; giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng.

Thứ sáu, Đảng ta xác định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Vì vậy, công tác xây dựng Đảng phải được thực hiện đồng bộ, mạnh mẽ và có chất lượng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ; tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.

Công tác tổ chức xây dựng Đảng phải hướng mạnh về cơ sở,nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; hết sức quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo các cấp.

Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, quyết tâm chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Gắn công tác xây dựng Đảng với xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả; nâng cao vai trò của Mặt trận và các đoàn thể, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; tăng cường gắn bó mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư tin tưởng, với truyền thống đoàn kết, cách mạng, anh hùng và quyết tâm chính trị cao, Đảng bộ, quân và dân Thừa Thiên Huế nhất định sẽ vượt qua khó khăn, thử thách, chủ động nắm bắt thuận lợi và thời cơ, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; cùng với cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Các tin khác
Xem tin theo ngày