Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.861.433
Truy câp hiện tại 156
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong tấm lòng cán bộ, người dân Huế
Ngày cập nhật 25/07/2024

Đối với cán bộ, người dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gần gũi, yêu quý đồng bào dân tộc và quan tâm đến văn hóa Cố đô.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm khu di sản Huế vào tháng 3/2014. (Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm khu di sản Huế vào tháng 3/2014. (Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh)

Yêu quý đồng bào dân tộc, quan tâm văn hóa di sản Cố đô Huế

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nhớ lại: “Sáng 17 tháng 3 năm 2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác Trung ương đến thăm bà con các dân tộc xã Hồng Hạ, huyện A Lưới – huyện nghèo nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế để khảo sát tình hình xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn.

Đây là xã tập trung 5 dân tộc anh em cùng sinh sống là Katu, Pacô, Pahi, Tà ôi và Kinh. Tổng Bí thư mong muốn Đảng bộ, nhân dân trong xã tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, không cam chịu đói nghèo; và ghi nhận, ủng hộ đề xuất của xã về việc xây dựng nhà Rông truyền thống để cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã có nơi sinh hoạt văn hóa, tổ chức các lễ hội truyền thống.

Hồi đó tôi đang là Phó Chủ tịch UBND huyện đi cùng đoàn tiếp Tổng Bí thư. Trước đó, Tổng Bí thư có lên A Lưới 1 lần với tư cách Chủ tịch Quốc hội. Gặp Tổng Bí thư chuyện trò với cán bộ, nhân dân, tôi cảm thấy bác rất giản dị, gần gũi và yêu quý đồng bào dân tộc.

1.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh cùng đồng bào các dân tộc ở xã Hồng Hạ, huyện miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nhân chuyến thăm ngày 17/3/2014. (Ảnh: UBND huyện A Lưới)

Từ chuyến thăm của Tổng Bí thư đến nay đã hơn 10 năm trôi qua, toàn huyện A Lưới luôn có niềm tin sâu sắc vào đường lối của Đảng dưới tư tưởng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Còn ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa & Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế kể lại: “Giữa tháng 3 năm 2024, khi ông đang còn làm Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, tôi vinh dự được được lãnh đạo tỉnh giao nhiệm vụ đón tiếp và giới thiệu cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác cấp cao của Đảng đến thăm khu di sản Huế.

Tôi vẫn nhớ đó là một chiều muộn, Huế vừa có một trận mưa lớn nhưng đồng chí Tổng Bí thư và đoàn công tác vẫn đúng lịch vào thăm khu di sản Hoàng cung Huế. Dù đã được đón tiếp nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước, các nguyên thủ quốc gia đến thăm khu di sản Cố đô, nhưng tôi vẫn rất ấn tượng bởi phong cách giản dị, thái độ chân thành cùng sự am hiểu sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư về lĩnh vực văn hóa, di sản.

Khi thăm điện Thái Hòa và các cung điện bên trong Tử Cấm Thành, Tổng Bí thư đã nghe chúng tôi giới thiệu rất chăm chú, đồng thời luôn đưa ra những nhận xét ngắn gọn nhưng rất chuẩn xác về giá trị, ý nghĩa sâu sắc cũng như sự kết nối, kế thừa của di sản văn hóa thời Nguyễn trong dòng chảy lịch sử văn hóa của dân tộc.

Tại di tích Thế Miếu (hay Thế Tổ Miếu), đồng chí Tổng Bí thư đã căn dặn đội ngũ những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa Cố đô cần phải không ngừng học tập phấn đấu để nâng cao trình độ kiến thức, bồi đắp tình yêu, sự tâm huyết đối với các di sản vô giá của dân tộc, nỗ lực vượt qua khó khăn để làm thật tốt việc gìn giữ phát huy kho tàng di sản văn hóa phong phú, đa dạng và hết sức có giá trị của đất nước mà tỉnh Thừa Thiên Huế đang vinh dự lãnh trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ.

2.jpg

Ông Phan Thanh Hải giới thiệu cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác cấp cao của Đảng đến thăm khu di sản Huế tháng 3/2014. (Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh)

Tôi nhớ mãi lời dặn của Tổng Bí thư sau khi được giới thiệu về một số bài thơ tiêu biểu trên kiến trúc cung đình: “Đó là một kho tàng tri thức văn hóa nghệ thuật tiêu biểu và vô cùng quý giá của người xưa, nhưng chúng ta cần phải học, phải hiểu thì mới có thể phát huy tốt được”. Lời căn dặn đó chính là động lực để sau đó chúng tôi quyết tâm xây dựng hồ sơ Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, trình UNESCO. Và ngày 19/5/2016, Di sản này đã được ghi danh, trở thành Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư

Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, giảng viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế chia sẻ với PV, vô cùng thương tiếc trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Là một phần của thế hệ trẻ, thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng cho biết, sẽ quyết tâm học tập theo tấm gương của Tổng Bí thư, nguyện một lòng sắt son với Đảng, trung thành với Tổ quốc, ra sức sáng tạo trong lao động và học tập để xây dựng đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp, sánh vai với các cường quốc năm châu.

3.jpg

Thầy giáo Nguyễn Thanh Tùng, giảng viên Trường Đại học Luật, Đại học Huế viếng thăm mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ A1, tỉnh Điện Biên. (Ảnh: NVCC)

Nỗi buồn cũng hiện lên trên khuôn mặt của bà Tô Thị Nga (trú tại tổ 10, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy). Bà Nga là tiểu thương nhưng hôm nay bà tới chợ với một tâm trạng rất buồn.

“Tối 19/7, nghe thời sự thông báo Tổng Bí thư từ trần, tôi cũng như gia đình vô cùng thương tiếc. Hôm nay ra chợ bán hàng nhưng trong lòng tâm trạng thấy rất buồn vì bác Trọng là một người lãnh đạo tuyệt vời, một người hết lòng vì nước, vì dân. Ai ai cũng tiếc thương cho sự ra đi của bác”, bà Nga bày tỏ.

4.jpg

Bà Tô Thị Nga, tiểu thương, rất buồn và tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. (Ảnh: Hoàng Hải)

Tiểu thương Tô Thị Nga cho biết sẽ dành thời gian để xem trực tiếp Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 25, 26/7 tới đây như một lời chào từ biệt với lòng cảm phục sâu sắc dành cho Bác.

Đại Dương - Hoàng Hải

 

Nguồn: https://giaoducthoidai.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày