Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.872.085
Truy câp hiện tại 1.592
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng
Ngày cập nhật 26/03/2012

Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước, có hệ thống mạng lưới trường học phát triển hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị dạy và học hiện đại, đồng bộ; đội ngũ nhà giáo có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, có khả năng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa và từng bước hình thành nền kinh tế tri thức

Chỉ tiêu được đặt ra cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, ngành giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia; hoàn thành cơ bản đô thị đại học ở Trường Bia, Học viện Âm nhạc. Xúc tiến thành lập đại học xuất sắc, Đại học khoa học sức khỏe; nâng cấp khoa Luật trở thành Đại học Luật trực thuộc Đại học Huế, Trường Cao đẳng Công nghiệp thành Trường Đại học Công nghiệp, Trường Cao đẳng nghề Du lịch Huế thành Trường Đại học Du lịch, làm tiền đề để trở thành Học viện Du lịch. Xây dựng Trường chuyên Quốc học thành Trường THPT quốc gia, Trường Nguyễn Tri Phương thành trường THCS trọng điểm của tỉnh. Tăng quy mô trường đạt chuẩn quốc gia trong tất cả các cấp bậc học: mầm non: 25 - 30%, tiểu học: 70 - 75%; THCS: 30 - 35%; THPT: 25 - 30%. Giảng viên các trường đại học, cao đẳng có học hàm, học vị Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ tăng lên từ khoảng 30 so với hiện nay. Có 100% giáo viên các trường TCCN, trung cấp nghề, dạy nghề đạt chuẩn theo quy định, trong đó, 15 - 20% có trình độ sau đại học. Có 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn, trong đó, 60 - 65% giáo viên trên chuẩn đào tạo. Xây dựng 10 - 15 ngành đào tạo trọng điểm, tiên tiến và đào tạo liên kết quốc tế, trong đó, có 3 - 5 chương trình đào tạo đồng bằng cấp; 20 - 25 chương trình đào tạo được công nhận kiểm định chất lượng cấp quốc gia; 2 - 3 chương trình tham gia kiểm định chất lượng của AUN (mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á). 100% cơ sở đào tạo được kiểm định chất lượng giáo dục. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau tốt nghiệp đạt trên 70%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt khá, giỏi từ 15 - 17%, đỗ vào đại học 40 - 45%; tăng số lượng và chất lượng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Các chuyên ngành đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ tăng 30 - 35% (80 - 90 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, 30 - 35 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ); phấn đấu tăng trên 30 ngành đào tạo đại học; có nhiều chuyên ngành đào tạo mới thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật - công nghệ. Quy mô tuyển mới hàng năm: sinh viên đại học, cao đẳng 37 - 40 nghìn, học sinh THCN, trung cấp nghề 12 - 15 nghìn.
Để thực hiện các chỉ tiêu đề ra, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh tập trung phát triển quy mô, mạng lưới và cơ sở vật chất trường học; đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và nhà giáo; đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; duy trì, phát huy các chuyên ngành đào tạo có lợi thế cạnh tranh. Phát triển giáo dục - đào tạo theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng, tính linh hoạt và phù hợp của chương trình đào tạo với nhu cầu phát triển của vùng và khu vực; đồng thời, gắn nhiệm vụ phát triển giáo dục - đào tạo với nhiệm vụ xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm khoa học - công nghệ để hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Mở các lớp đào tạo cử nhân, kỹ sư tài năng thuộc Đại học Huế; mở rộng, nâng cao chất lượng và tính bền vững của các chương trình hợp tác trong nước, liên kết quốc tế; gắn Đại học Huế, các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với các ngành, các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và đời sống; Xây dựng các chính sách phù hợp để phát triển giáo dục - đào tạo, hoàn chỉnh các chính sách về tôn vinh, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng, đãi ngộ hợp lý cán bộ khoa học, giảng viên và nhà giáo có trình độ cao; sớm phát hiện, bồi dưỡng nhân tài ngay từ bậc học phổ thông, đặc biệt ở bậc đại học, đồng thời có chính sách thỏa đáng cho các học sinh, sinh viên đạt giải cao quốc gia, quốc tế; nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục - đào tạo.
Thừa Thiên Huế có Đại học Huế gồm 07 trường đại học thành viên và 03 khoa trực thuộc; có Học viện Âm nhạc Huế, Phân viện Học viện hành chính Quốc gia, Trường Đại học Phú Xuân, Học viện Phật giáo; có 06 trường cao đẳng (y tế, du lịch, sư phạm, công nghiệp, xây dựng và Cao đẳng nghề Nguyễn Tri Phương), 7 trường THCN, trung cấp nghề và dạy nghề. Toàn tỉnh có 600 trường mầm non, phổ thông và hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp. Bình quân mỗi xã, phường có 1,23 trường mầm non, 1,57 trường tiểu học, 0,69 trường THCS; mỗi huyện có 4 - 5 trường THPT. Trung bình mỗi năm Thừa Thiên Huế thu hút gần 50 nghìn sinh viên, học sinh, học viên đến học trong hơn 317 mã ngành đào tạo. Trong đó Đại học Huế có 97 ngành đào tạo đại học, 65 chuyên ngành thạc sĩ, 30 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I, 24 chuyên ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa II, 25 chuyên ngành tiến sĩ, đã khẳng định vị thế của một đại học vùng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung, Tây nguyên và cả nước. Toàn tỉnh hiện có gần 24 nghìn giáo viên, giảng viên với hơn 5.500 cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trong đó có 151 Giáo sư, Phó Giáo sư, 362 tiến sĩ, 1.281 thạc sĩ; nhiều nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú. Riêng Đại học Huế có 2529 giảng viên (1861 giảng viên cơ hữu) với 05 Giáo sư, 07 Giáo sư danh dự, 134 Phó Giáo sư và 246 tiến sĩ, ngoài ra, còn có 188 giảng viên thỉnh giảng là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ khoa học và tiến sĩ (có 10 giảng viên là người nước ngoài). Giáo viên đạt chuẩn trên địa bàn toàn tỉnh 98,2%, riêng bậc giáo dục mầm non, phổ thông bình quân có trên 60% giáo viên đạt trên chuẩn đào tạo. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ nhà giáo được nâng lên đáng kể.... đây là nền tảng quan trọng để xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước.

 

www.thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày