TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam - Hồ Chí Minh, một tầm nhìn triết học
Ngày cập nhật 20/07/2009

 

Dân tộc Việt Nam ta trong quá trình đấu tranh và xây dựng đã hình thành nên chủ nghĩa nhân văn Việt Nam Và ngày nay đã phát triển lên đỉnh cao mới mà ở đó chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh đã kết tinh cả chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, chủ nghĩa nhân văn Đông Tây và nhân lại xưa nay- có tác dụng định hướng lớn và phát huy cao độ nội lực trong phát triển, hiện đại hóa và hội nhập.

Chủ nghĩa nhân văn này không chỉ là giá trị về mặt văn hóa mà còn có tầm tinh hoa, tầm triết học, thực sự là như một triết học. Nó cũng là một cơ sở và nội dung chủ yếu của chủ nghĩa duy vật nhân văn. Do đó, khác với nhiều bài viết khác cùng chủ đề, bài viết này là luận ở góc đội triết học là chính.

I- Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam hướng tới chủ nghĩa nhân văn mácxít cần phát huy trong thời kỳ mới

1- Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam

Trong lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam ta, thấy rằng có một số nhà trí thức hoặc một số lãnh tụ của dân tộc thường bàn về các triết lý Nho giáo, triết lý Phật giáo, triết lý yêu nước và nhân ái Việt Nam hoặc sau này là một số triết lý và tư tưởng phương Tây như là những tư tưởng triết học về giải phóng con người (cá nhân) trần gian gắn liền với chính trị, gắn liền với đời sống nhân sinh.

Công bằng mà nói dân tộc ta ít để lại những nhà triết học và những lý thuyết triết học thật sự. Nhưng điều đó không có nghĩa là dân tộc ta không có tư tưởng triết học. Triết học là tinh hoa của một nền văn hóa nhất định. Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa lâu đời nên có chiều sâu triết học của nó.

Chúng tôi nghĩ rằng việc nghiên cứu và giáo dục có hệ thống chủ nghĩa nhân văn Việt Nam nhất là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là việc làm thật sự cần thiết. Gần đây có một số sách đã xuất bản nói về lịch sử tư tưởng Việt Nam, lịch sử văn hóa Việt Nam, tư tưởng triết học Việt Nam, thực chất là theo hướng đó. Tuy rằng việc làm trên cần được tốt hơn nữa để tạo ra sự nhận thức nhất quan về bản sắc, bản linh và sức mạnh văn hóa Việt Nam. Có thể nói rằng chủ nghĩa nhân văn (yêu nước và nhân nghĩa) Việt Nam là kết tinh, thể hiện tập trung và nổi bật nhất bản sắc và bản lĩnh đó. Tinh túy ấy thực chất là tư tưởng triết học Việt Nam từ truyền thống lên hiện đại.

Để hiểu những tư tưởng triết học của nền văn hóa ấy, chúng ta phải làm nhiệm vụ phân tích, hệ thống hóa nó, xây dựng thành một lý thuyết triết học thật sự mang sắc thái dân tộc Việt Nam, trí tuệ và tình cảm Việt Nam. Ngày nay chúng ta có điều kiện làm việc đó dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống này bao gồm những tư tưởng của các nhà chính trị các nhà trí thức và bao gồm cả những triết lý cơ bản trong dân gian. Tất cả những điều đó tổng hợp lại thành một hệ thống giá trị thể hiện cả mặt trí tuệ, ý chí, khí phách, tình cảm và đạo lý. Hệ thống đó có nội dung đa dạng, nhiều cấp độ nhưng nói chung có bản chất nhân bản, nhân đạo, nhân văn. Do đó có thể khái quát bằng một tên gọi là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam trong suốt 4000 năm lịch sử có tư tưởng cốt lõi của nó. Đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và nhân nghĩa Việt Nam. Có thể sử dụng hai khái niệm của chủ nghĩa này để diễn đạt các phương diện tư tưởng và văn hóa Việt Nam. Nhưng theo chúng tôi chủ nghĩa nhân văn rộng hơn khái niệm chủ nghĩa yêu nước, bởi vì tư tưởng yêu nước là tư tưởng nhân văn chủ đạo của dân tộc Việt Nam, bên cạnh đó còn có thành ohần cơ bản khác là nhân nghĩa Việt Nam. Do đó, gần đây khái niệm về chủ nghĩa nhân văn Việt Nam đã được giới khoa học chú ý nghiên cứu có hệ thống và sâu hơn nhưng vẫn chưa có chiều sâu triết học.

Có thể trình bày chủ nghĩa nhân văn Việt Nam theo quá trình lịch sử tư tưởng gắn với quá trình lao động và đấu tranh của dân tộc Việt Nam. Nhưng trước hết chúng tôi muốn trình bày về mặt lôgíchh, tổng quát mang tính lý luận triết học, làm nổi bật những nội dung quan trọng của nó. Điều đó còn nhằm mục đích luận chứng cho quan niệm chủ nghĩa nhân văn Việt Nam với tư cách là một triết học theo cách nhìn hiện đại ngày nay.

Có thể nói rằng trung tâm của sự suy nghĩ, sự biện luận, sự cảm nhận và hành động của con người Việt Nam là xoay xung quanh số phận của con người, số phận của dân tộc trong quá trình đấu tranh và lao động. Đúng là dân tộc ít bàn về thế giới tự nhiên mà bàn về số phận của con người và dân tộc mình. Số phận của con người và dân tộc từng được nhìn dưới góc độ sau đây: số phận của con người trong chế độ áp bức bóc lột, bất công, chuyên chế và trước sức mạnh tàn khốc của thiên nhiên, số phận này thể hiện một mặt là nghèo đói, bệnh tật, một mặt là bị áp bức, đàn áp. Một góc độ nữa của số phận con người là số phận của dân tộc trước họa xâm lăng của ngoại bang với sự chết chóc và bị đàn áp diễn ra liên miên trong nhiều thế kỷ. Bàn về số phận của con người, nỗi khổ đau, tủi nhục của con người trong tư tưởng Việt Nam như vậy là khác với tư tưởng Phật giáo mặc dù có sự tương đồng, đồng cảm nào đó. Những nhà chính trị, những hiền nhân và kể cả nhân dân lao động đi tìm nguyên nhân của số phận con người và dân tộc Việt Nam trước thiên tai địch họa. Cũng có thể có ý kiến cho rằng nỗi khổ nhục như vậy là do thiên mệnh. Không, đa số các bậc trí thức và nhân dân đều nhận thấy rằng nỗi khổ chính là do con người gây nên trước hết là giặc ngoại xâm, sau nữa là quan lại tham tàn. Đọc Tuyên ngôn của Lý Thường Kiệt, Binh pháp của Trần Hưng Đạo, thơ Nguyễn Du, Đại Cáo Bình Ngô của Lê Lợi, Nguyễn Trãi, đọc các tác phẩm Phan Bội Châu, đọc Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh và tục ngữ ca dao Việt Nam chúng ta đều cảm nhận được đều đó. Sự nhận thức những vấn đề nói trên của dân tộc ta vừa bằng lý trí vừa bằng tình cảm, vừa bằng hữu thức vừa bằng vô thức. Ở đây không tuyệt đối duy lý hoặc, duy tình mà lý tình kết hợp, có lý có tình.

Người Việt Nam cảm nhận mình là con người, phải vươn lên sống xứng đáng là con người trong cộng đồng dân tộc, do đó rất đề cao đạo lý làm người, đồng thời đấu tranh chống áp bức bất công để được sống xứng đáng với con người. Khát vọng ấy, lý tưởng ấy là một hiện thực khác quan. Dân tộc Việt Nam tự xác định là một dân tộc, tự quyết, tự tôn và độc lập mang tính tất nhiên như trời đất,có đất đai lãnh thổ, phong tục, văn hóa, văn hiến riêng biệt. Đó là dân tộc không chịu làm nô lệ, không có gì quí hơn độc lập tự do. Đó cũng là khát vọng và xu hướng khách quan của lịch sử. Tất cả đã tạo thành sức mạnh, bản lĩnh Việt Nam.

Con đường để trở thành một dân tộc độc lập, một con người tự do không phải chỉ là con đường cầu mong, "cầu trời khấn phật", hoặc đơn giản tu thân tề gia, hoặc thực nghiệm tâm linh để giải thoát mà chủ yếu là con đường dấn thân vào cuộc đấu tranh trong hiện thực xã hội với mọi thế lực xâm lược và áp bức nhân dân. Nhận thức rõ kẻ thù của dân tộc và nhân dân, tìm con đường đấu tranh bằng sức mạnh của nhân dân dựa vào thế núi non, dựa vào lòng dân, dựa vào sức mình mà sáng tạo và chiến thắng. Trải qua thực tiễn đoàn kết xây dựng và đấu tranh như vậy mà đúc kết lên thành những quan niệm những tư tưởng, những phương sách để đấu tranh và chiến thắng. Tư duy như vậy là một tư duy thấm nhuần tính chất duy vật, thực tiễn và biện chứng, đồng thời thấm nhuần tinh thần nhân đạo và nhân văn.

Con người và dân tộc Việt Nam mang trong mình những phẩm chất yêu và thương, lý và tình kết hợp. Yêu hòa bình, yêu tự do, yêu công bằng và lẽ phải. Yêu cái đẹp, yêu chân lý và thương người như thể thương thân, bầu ơi thương lấy bí cùng. Tóm lại là tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước thương dân, quý trọng độc lập, tự do, thủy chung, từ bi hỉ xả, bao dung, bác ái, lạc quan và yêu đời. Do đó trong khổ đau vẫn vươn lên, trong thất bại vẫn hi vọng thành công. Tin ở sức mạnh đoàn kết của cộng đồng, tin ở sức mạnh của nhân dân, dân là gốc của nước. lật thuyền mới biết dân mạnh như nước. Dân tộc Việt Nam biến sức mạnh căm thù thành sức mạnh chiến thắng. Nhưng khi kẻ thù chịu thua trận thì sẵng sàng dối xứ khoan dung, tử tế, "trải chiếu hoa" và cấp lương thực cho về nước, là lầy nhân nghĩa tháng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo. Trong hành động của người Việt Nam và dân tộc Việt Nam luôn luôn thể hiện việc giải quyết đúng đắn giữa mối quan hệ giữa tình và lý, giữa tình thương và lẽ phải, giữa thiện và ác. Do đó tư tưởng triết học của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam thật sự mang tính chất nhân đạo, nhân văn sâu sắc. Triết học đó đề cao con người, tin yêu vào sức mạnh của con người trần thế. Triết học đó cũng giải quyết tốt mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng của cuộc đấu tranh và tạo dụng, giải quyết mối quan hệ giữa gia đình với đất nước, làng xóm với tổ quốc, giữa những con người cùng chung một cảnh ngộ cần đoàn kết để đấu tranh và phát triển và đúng là đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công thành công, đại thành công như sau này chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết. Triết học đó cũng giải quyết mối quan hệ giữa thực tại và ý thức, nhu cầu và hành động. Từ đó phát huy sức mạnh của nội lực để thực hiện công cuộc giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

Dân tộc Việt Nam trong quá trình phát triển, xây dựng và đấu tranh luôn luôn có sự giao lưu và tiếp nhận các luồng tư tưởng và văn hóa của các nước khác ngày càng mở rộng. Nhưng đó là quá trình giao lưu, tiếp nhận và sáng tạo, giữ gìn bản sắc Việt Nam, làm phong phú tư tưởng, trí tuệ, tình cảm Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Đạo Nho, đạo Phật ở đây đã trở thành đạo Nho đạo Phật Việt Nam khi bao hàm tư tưởng yêu nước và bị chi phối bởi tư tưởng yêu nước Việt Nam. Đạo Phật vào đây cũng vậy Và sau này tinh hoa văn hóa phương Tây, nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin đã tiếp thu và vận dụng ở Việt Nam cũng vậy. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh: độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế công nhân, giải phóng con người gắn liền với giải phóng dân tộc và xã hội, gắn văn hóa nhân văn của dân tộc với khoa học công nghệ hiện đại càng thể hiện rõ điều đó.

Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam có nguồn gốc bản địa và tố chất của văn hóa Việt Nam nhưng cũng được bồi bổ bằng chủ nghĩa nhân văn phương Đông và phương Tây và cuối cùng hoà nhập với chủ nghĩa nhân văn mácxít, được nâng lên một trình độ mới và thể hiện tập trung trong chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Chất nhân văn trong con người Hồ Chí Minh được nhiều người mô tả một cách sinh động. Theo J.Roux thì đó là "người kết hợp tới mức nhuần nhuyễn phi thường chủ nghĩa anh hùng với đầu óc sáng suốt, lòng yêu nước tuyệt vời và tinh thần cách mạng trong sáng, thái độ cứng rắn trước cuộc sống với lòng nhân đạo đối với con người". Còn N. K. Sing thì "Hồ Chí Minh là một con người quần chúng… biết kết hợp hiếm có giữa lòng khoan dung tột độ và ý chí kiên quyết nhất"; "là người gắn kết một cách tự nhiên sự tao nhã cao quí với tác phong dễ gần gủi, rất dân chủ giữa tự do không nghi thức, thoải mái và tự nhiên với thái độ đàng hoàng và thận trọng". Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam thấm nhuần tinh thần trong cuộc đời của con người Việt Nam là "đem hết sức mình để đem lại cơm ăn, nước uống cho những ai đói khát, bênh vực cho những kẻ yếu hèn và mang lại nhân phẩm cho những người nghèo khổ" (Montaron, Báo Bằng chứng Thiên Chúa giáo) . Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là một tình yêu lớn mà "ngay cả trong đời sống hàng ngày đều dành chỗ cho mọi người, không sót một ai… lo lắng chu đáo cho mỗi người việc làm, đời sống và học tập, vừa nghiêm khắc đòi hỏi, vừa yêu thương dìu dắt" (Phạm Văn Đồng). Theo Inđra Gandi cho rằng "Tính độ lượng, tính giản dị, tình yêu nhân loại, sự tận tụy hi sinh và lòng dũng cảm sẽ cổ vũ cho các thế hệ mai sau" (trích theo PGS. PTS Bùi Khánh Thế: Bản sắc văn hóa - tiếp cận từ ngôn ngữ trong Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vai trò của nghiên cứu và giáo dục, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1999, tr 561) .

Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam như một dòng chảy của dân tộc suốt chiều dài lịch sử đất nước. Từ đỉnh cao của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, ta nhìn lại khơi nguồn, hệ thống hóa để xây dựng thành chủ nghĩa nhân văn Việt Nam ngày nay. Cần phải lý luận hóa tư tưởng, trí tuệ và tình cảm nhân văn ấy. Đồng thời lại thực tiễn hóa nó trong quá trình xây dựng xã hội mới như một tư tưởng chỉ đạo cơ bản có ý nghĩ thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận. Điều đó là nằm trong bản chất của chủ nghĩa xã hội chân chính khoa học và nhân bản. Chủ nghĩa xã hội là một chủ nghĩa nhân đạo hiện thực và hoàn bị như sự khẳng định của chủ nghĩa Mác - Lênin và thể hiện rất rõ trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam ngày nay là thời đại mới của chủ nghĩa nhân văn. Có thể coi chủ nghĩa nhân văn từ thế kỷ XIX về trước là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam truyền thống. Chủ nghĩa nhân văn từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo cho đến ngày nay gọi là chủ nghĩa nhân văn cách mạng mà tiêu biểu nhất là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Quá trình xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội gọi là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa nhân văn trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân văn có tính tự giác cao, có tính hệ thống. Về mặt thực tiễn, chủ nghĩa nhân văn này có cơ sở kinh tế xã hội mới, những nội dung và hình thức mới, những tính chất và trình độ mới. Chẳng hạn chủ nghĩa nhân văn hiện nay bao hàm cả vấn đề nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho tất cả nhân dân. Chủ nghĩa nhân văn này bao hàm cả vấn đề dân chủ, vấn đề công bằng xã hội, bao hàm cả giải phóng cá nhân và cộng đồng, xóa bỏ nghèo đói tiến lên giàu mạnh văn minh. hướng tới tôn trọng tư do và phát triển toàn diện con người. Nói tóm lại là những khát vọng nhân đạo và nhân văn trong các lý tưởng tốt đẹp của mọi tôn giáo, mọi xu hướng tư tưởng tiến bộ được thực hiện và dần dần đảm bảo đầy đủ ngày càng cao cùng với quá trình xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Chúng tôi nhất trí với nhận định sau đây của PGS PTS Bùi Khánh Thế cho rằng: chủ nghĩa nhân văn Việt Nam luôn luôn là cốt lõi, là hằng thể ẩn tàng trong những biến thể của bản sắc văn hóa Việt Nam. Bằng vào thực tế và cách suy nghĩ biện chứng chúng ta có thể đoán trước rằng bản sắc văn hóa Việt Nam rồi đây bước vào thế kỷ XXI sẽ có thể có thêm những biến thể mới, nhưng chừng nào nhân tố hằng thể ấy - chủ nghĩa nhân văn Việt Nam - còn bảo tồn thì bản sắc văn hóa Việt Nam vẫn sẽ không bị phai nhạt "chủ nghĩa nhân văn Việt Nam cũng như cấu trúc ngữ pháp đối với một ngôn ngữ"( PGS. PTS Bùi Khánh Thế: Bản sắc văn hóa - tiếp cận từ ngôn ngữ trong Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, vai trò của nghiên cứu và giáo dục, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1999, tr 561) . Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam là nền tảng bền vững, cái bất biến trong cái vạn biến. Đó là cái sức mạnh bất chiến bất thắng từ xưa đến nay và cả sau này của dân tộc Việt Nam. Đó là sức mạnh tạo ra cấp số nhân trong vănhóa Việt Nam cả phương diện không gian văn hóa, và thời gian văn hóa, là "sự hòa hợp tuyệt vời giữa quá khứ và hiện tại", "thời gian tích tụ, như ngưng đọng lại thành một sức mạnh", "một thời gian đông đặc, một thời gian không hề vơi đi", "không làm cho quá khứ chết thêm mà làm sống lại quá khứ" như lời khẳng định của nữ sĩ Blaga Đimitrôva trong tác phẩm Ngày phán xử cuối cùng (trích theo GS. TS Nguyễn Duy Quý)

Do đó, cần phát huy và vận dụng chủ nghĩa nhân văn Việt Nam - Hồ Chí Minh như là nhân sinh quan và phương pháp luận, hệ tư tưởng và đạo lý trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình. Nhưng làm sao đó thế hệ trẻ tiếp nhận một cách có hệ thống, sâu sắc chủ nghĩa nhân văn ấy như một nội lực và sức mạnh thần kỳ để vượt qua mọi khó khăn thử thách trên bước đường đi tới. Câu trả lời là tiếp tục nghiên cứu, giáo dục và thể hiện trong mọi chủ trương của Đảng và Nhà nước để dễ dàng đi vào cuộc sống.

2- Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam- tập trung bản sắc, bản lĩnh và động lực của văn hóa nhân văn Việt Nam

Từ xưa đến nay, chúng ta đều thừa nhận rằng ở Việt Nam có một chủ nghĩa yêu nước - đó là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Giới nghiên cứu, các nhà khoa học cũng đã đề cập rất nhiều, từ các góc độ khác nhau đối với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Nhưng nhìn chung vẫn thiên về tình cảm, ý chí, tinh thần yêu nước, chứ chưa đề cập nhiều về mặt tư tưởng, về mặt trí tuệ có hệ thống. Hoặc vấn đề được trình bày nhiều về phương diện thông sử mà, chưa đề cập có hệ thống về mặt văn hóa học. Nghĩa là vấn đề chủ nghĩa yêu nước- sự thể hiện tập trungbản sắc,bản lĩnh , động của văn hóa và xã hội Việt Nam chưa được nhìn đầy đủ ở cấp độ lý luận, cấp độ phương pháp luận.

Trước yêu cầu của sự phát triển ngày nay, đòi hỏi phải phát huy cao độ vai trò động lực của văn hóa truyền thống, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thời kỳ xây dựng mới, buộc chúng ta phải nghiên cứu sâu hơn, cơ bản hơn, có hệ thống hơn về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Và làm được điều đó không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn ý nghĩa về mặt giáo dục, và về mặt thực tiễn.

Tôi muốn có một cách nhìn nhận hơi khác hoặc nhận thức lại chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, trên cơ sở kế thừa sự nghiên cứu và đánh giá của giới khoa học nưóc ta, đặc biệt trong những công trình lớn có tính chất tổng kết về văn hóa và tư tưởng Việt Nam.

Trước hết, chúng ta đều thấy rằng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tình cảm, ý chí của dân tộc Việt Nam, có chiều sâu trong tâm linh, trong tâm tưởng dân tộc. Tình cảm, ý chí ấy là hết sức mãnh liệt, được kết tinh lại, trở thành những làn sóng ngầm và được thể hiện rõ nét nhất trong những thời kỳ dân tộc gặp nguy nan, phải cứu dân, cứu nước. Đó là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là những làn sóng ngầm mạnh mẽ đã nhiều lần nhấn chìm các thế lực xâm lược, đưa dân tộc đến bến bờ độc lập tự do. Đó là tinh thần không chịu làm nô lệ, không có gì quý hơn độc lập tự do, được hun đúc nên trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Nó có sức cố kết dân tộc trong việc chiến thắng thiên tai và địch họa.

Dân tộc nào cũng có tinh thần yêu nước, nhưng mức độ sâu đậm là khác nhau do hoàn cảnh lịch sử tạo ra. Cái độc đáo trong hoàn cảnh của dân tộc Việt Nam là phải chống giặc ngoại xâm liên tục trong nhiều nghìn năm, trong nhiều thời đại với nhiều đế quốc to và hùng mạnh như chúng ta đã biết. Chính vì vậy, tinh thần yêu nước ở đây như một "tôn giáo" chính thống của dân tộc. Nó còn hơn cả một tôn giáo vì nó có chiều sâu tâm linh, chiều cao của niềm tin, chiều rộng của cộng đồng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ mọi người, toàn dân đánh giặc, cứu nước, sẵn sàng "tử vì đạo" yêu nước. Đạo yêu nước này không viễn vông cao xa, thoát tục, mà rất đời sống, nhưng cũng hết sức linh thiêng. Khắp đất nước ta đã có nhiều đền thờ các anh hùng dân tộc, những người có công đã xả thân hy sinh vì nước. Dân tộc ta coi Hùng Vương, Trần Hưng Đạo ... Hồ Chí Minh như là một vị thánh. Đó là điều ít có ở các dân tộc khác. Nói chung, người Việt Nam ai cũng có lòng yêu nước nồng nàn, dù theo đạo hay không theo đạo nhưng đều bị thu hút bởi chủ nghĩa yêu nước. Và chủ nghĩa yêu nước ấy đã trở thành điểm sáng và sức sống chủ yếu trong tâm hồn họ.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không đơn giản là ý thức tinh thần, mà còn là khí phách dân tộc, là ý chí, là trí tuệ, là hành động đoàn kết, bất khuất, kiên cường, quật khởi trong hành động. Điều đó tạo thành chủ nghĩa anh hùng Việt Nam. Chủ nghĩa anh hùng Việt Nam là hành động thực của chủ nghĩa yêu nước. Trong sự nghiệp chiến thắng thiên nhiên xây dựng đất nước, nhất là sự nghiệp chiến thắng giặc ngoại xâm, bảo vệ quyền tự quyết, quyền độc lập tự do của dân tộc, thì không chỉ làm nảy sinh hành động anh hùng ở một số người, một số tầng lớp đặc biệt nào đó, mà là ở tất cả mọi tầng lớp người, và ở trong tất cả các dân tộc của cộng đồng Việt Nam trong các giai tầng, trong các giới tính. Anh hùng vô danh hoặc anh hùng có tên tuổi hoặc hành động anh hùng đã trở thành phổ biến trong nhiều thời kỳ lịch sử đã hun đúc nên phẩm chất anh hùng của dân tộc Việt Nam, của nhân dân Việt Nam. Phẩm chất ấy được lưu giữ, di truyền trong gen của nhiều thế hệ. Hình tượng Thánh Gióng là một hình tượng nhân cách hóa, thần thoại hóa, dả sử hóa của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam. Trong thời chiến tranh cứu nước, khi nói rằng "ra ngõ gặp anh hùng" là hoàn toàn chính xác. Vì vậy, không chỉ yêu nước thành chủ nghĩa, mà anh hùng cũng thành chủ nghĩa, hai mà một

Chính vì chủ nghĩa ấy mà nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết trong thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước : “Có lúc dân lấy hạt muối cuối cùng nuôi cán bộ, ta mất hết còn gì đâu, còn lại cái anh hùng. Từ gốc ấy bỗng xuân về chớm nở, lại xanh chồi, rừng lộc biếc xanh um” !

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là tình cảm, không chỉ là hành động mà nó còn là trí tuệ của dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh phải đối đầu chống giặc ngoại xâm trong nhiều nghìn năm, trong nhiều thời đại du lúc thắng lúc thua nhưng cuối cùng đều đánh đổ được giặc xâm lăng, giành độc lập cho dân tộc. Trong môi trường thực tiễn đó đã tạo ra một kho tàng kinh nghiệmvà trí tuệ của dân tộc được đúc kết, trở thành có tính lý luận, có tính khoa học, có hệ thống đủ sức soi đường và trở thành vũ khí tinh thần của dân tộc, của toàn dân mà không có một thế lực nào, một vũ khí nào, có thể đè bẹp được. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam được nâng lên ở trình độ tự giác, nhưng không phải được luận lý theo kiểu hàn lâm mà là theo kiểu lý luận thực hành, và không phải chỉ bàn luận trong sách vở mà trở thành triết lý trong dân gian trong các lời hịch cứu nước, trở thành cách suy nghĩ của cả một dân tộc yêu nước. Chẳng hạn dân thì nói rằng "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh" hoặc tướng lĩnh đã nói rằng "Hết cỏ nước Nam mới hết người đánh Tây" hoặc "Bệ hạ muốn đầu hàng thì hãy cắt đầu thần trước"... Đó còn là cách nói có luận lý nước mất nhà tan, thà hy sinh tất cả, nhưng quyết không làm nô lệ, đó còn là phương pháp lấy ít đánh nhiều, lấy yếu thắng mạnh, lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo, dựa vào dân với kế sâu rễ bền gốc, dựa vào thế núi non hiểm trở, xây dựng thành trong lòng dân hơn xây dựng thành lũy bằng đất đá v.v... Chính vì vậy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là kết tinh trí tuệ của dân tộc và luôn luôn được bồi đắp mở rộng và có thể nói rằng đã xây dựng nên khoa học về chiến tranh nhân dân, khoa học về cứu nước, khoa học về sự nghiệp giải phóng dân tộc mà thể hiện cao nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh của thời đại chúng ta. Chủ nghĩa yêu nước như vậy có giá trị như một triết học nhân sinh cơ bản của Việt Nam. Dù rằng tư tưởng triết học trong lịch sử Việt Nam chịu ảnh hưởng và có kế thừa nhiều dòng triết học Đông - Tây, nhưng chủ nghĩa yêu nước với tinh thần, trí tuệ như vậy là triết học nhân sinh cơ bản của Việt Nam, trở thành cội nguồn, hạt nhân của các giá trị truyền thống Việt Nam.

Văn hóa truyền thống Việt Nam, trong đó trước hết là chủ nghĩa yêu nước tạo thành một hệ thống giá trị, nhưng chủ nghĩa yêu nước là giá trị lớn nhất, giá trị ấy thể hiện tập trung ở mệnh đề mà Hồ Chí Minh đã tổng kết, trở thành chân lý của dân tộc và thời đại là "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Như thế, là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là hệ tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Dân tộc ta làm chiến tranh cứu nước và tự vệ luôn là những cuộc chiến tranh chính nghĩa, vì lợi ích chính đáng của dân tộc. Chúng ta không bao giờ xâm lược ai mà chỉ đánh quân xâm lược để khẳng định chủ quyền dân tộc.

Dân tộc ta hình thành sớm ngay từ thời dựng nước và hình thành dân tộc không giống như các dân tộc ở phương Tây sau này. Nó được hình thành không chỉ do những điều kiện tự nhiên, ngôn ngữ, văn hóa mà trưóc hết là trong cuộc đụng đầu với các thế lực ngoại bang. Do đó, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam phản ánh nguyện vọng, lợi ích, lý tưởng hiện thực trong sự hình thành, bảo vệ, tự khẳng định và phát triển dân tộc Việt Nam. Tuyên ngôn của Lý Thường Kiệt: Nam quốc sơn hà nam đế cư, Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư, Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!.

Hay tuyên ngôn của Nguyễn Trãi - Lê Lợi trong Đại cáo Bình Ngô đã khẳng định chủ quyền dân tộc, nền văn hiến và văn hóa lâu đời, khẳng định chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng bao dung và trí tuệ của dân tộc. Hoặc Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh là một bản tổng kết lịch sử trong thời đại ngày nay về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam gắn với chủ nghĩa quốc tế chân chính, không chỉ về mặt tinh thần, khí phách mà cả trí tuệ, tư tưởng của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước.

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam còn trở thành hệ quy chiếu, phương pháp nhìn nhận xem xét đâu là bạn đâu là thù, đâu là chính đâu là tà. Đâu là đạo đức, đâu là phi đạo đức. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là đạo lý của dân tộc Việt Nam có sức bền vững, trở thành cội nguồn của sức sống dân tộc. Giữ và phát huy được truyền thống ấy với việc tiếp thu của tinh hoa thời đại thì không có sự việc nào là không thành công.

Hồ Chí Minh đã từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa của loài người và đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, nâng chủ nghĩa yêu nước lên một tầng cao mới. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trở thành một trong những nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, và tất nhiên cũng là một trong những nguồn gốc chủ yếu hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, dù trong lịch sử gắn liền với các chế độ xã hội khác nhau trong lịch sử, nhưng đều như một dòng nước trong, ánh sáng tinh khiết trong đời sống tinh thần Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước ấy ngày nay thông qua tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành một nội dung quan trọng của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân Việt Nam và dân tộc Việt Nam trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Do đó chủ nghĩa yêu nước ấy đang mang những nội dung mới, hình thức mới, tiếp tục đóng vai trò động lực, tiếp tục giải phóng mọi nguồn lực trong sự nghiệp chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu, chiến thắng mọi thế lực muốn diễn biến hòa bình đối với chế độ mới ở nước ta.

Gần đây cùng với vai trò của văn hóa truyền thống được nâng cao trong quan điểm phát triển theo lối mới, Đảng ta đã nhấn mạnh tiếp tục phát huy, phát triển chủ nghĩa yêu nước việt Nam trong thời kỳ mới hội nhập quốc tế để chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tiến đến dân chủ, giàu mạnh và văn minh. Chủ nghĩa ấy phải được phát huy, phát triển cả vầ mặt tình cảm ý thức, cả về mặt ý chí và khí phách, cả về mặt trí tuệ và tư tưởng, cả về mặt nhận thức và phương pháp luận.

Do đó, phải tiếp tục nghiên cứu nó sâu hơn, toàn diện và cơ bản hơn. Không chỉ về mặt thông sử và lịch sử văn hóa và cả về mặt lý luận. Đáng tiếc là chưa có một công trình lý luận nào tầm cỡ xứng đáng với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đây không phải là đề cao mình, mà sự thật lịch sử là như vậy, chân dung của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là như vậy. Vai trò và sứ mệnh lịch sử của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là như vậy. Công tác tuyên truyền giáo dục về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam mà trong đó chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi vẫn chưa đạt đến một trình độ cơ bản, có hệ thống. Dù rằng việc này chúng ta đã làm nhiều với những hình thức khá sinh động và thực sự ít nhiều có hiệu quả. Nhưng làm điều đó trong chiến tranh cứu nước thường dễ hơn, nhưng trong hòa bình xây dựng thì khó hơn nhiều.

Trước thời cuộc phát triển kinh tế thị trường mở cửa; công nghiệp hóa - hiện đại hóa; hội nhập xu thế toàn cầu hóa thì nền văn hóa các dân tộc nói chung, ở nước ta nói riêng đang đứng trước những thử thách to lớn. Ở đây đòi hỏi nâng cao chủ nghĩa yêu nước lên một trình độ mới, nội dung mới để bảo vệ và phát triển dân tộc mình trước cuộc chiến tranh không tiếng súng về tư tưởng, về thông tin, về công nghệ, về kinh tế. Nhìn nhận một cách sâu sắc thì đây là thời điểm phải thức dậy ý thức dân tộc. Dân tộc, yêu nước bây giờ là tiến lên giàu mạnh về kinh tế và giàu mạnh về văn hóa, bảo vệ nền bản sắc văn hóa dân tộc, chủ quyền dân tộc, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, sức sáng tạo của trí tuệ Việt Nam.
Niềm tự hào của dân tộc bây giờ chủ yếu không phải là chiến thắng một kẻ thù xâm lược, trực tiếp mà là ở chỗ ra sức phát triển kinh tế xã hội để nâng cao vị thế của dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế. Ngày xưa, kẻ thù thường khinh ta là quân man di, mọi rợ, nhưng khi ta thắng chúng thì chúng phải khâm phục và nhất là trong các cuộc chiến tranh cứu nước trong thế kỷ XX của dân tộc ta, thì Việt Nam đã trở thành lương tâm của thời đại, nhiều người nước ngoài đã từng ao ước sau một đêm ngủ dậy trở thành người Việt Nam. Chúng ta tự hào thời Bà Trưng, Bà Triệu, thời Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, thời Lê Lợi, Nguyễn Trãi, thời Quang Trung thì chúng ta tự hào thời dựng Đảng - tức thời đại Hồ Chí Minh, Người đã làm rạng rỡ non sông đất nước ta. Nhưng thế giới còn khinh ta nghèo, không biết làm ăn kinh tế. Quả thật chúng ta còn là một trong hai mươi nước nghèo nhất thế giới, nếu xét về mặt kinh tế. Có nhiều nguyên nhân kể cả nguyên nhân chủ quan nhưng chủ yếu là do bị chiến tranh liên miên. Ngày nay chúng ta đã có hòa bình đang ổn định và phát triển, có nhà nước của dân, do dân và vì dân, Đảng tin dân - dân tin Đảng, một dân tộc thông minh và quật cường nhất định sẽ làm được sự nghiệp vì dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh. Ngày nay đã có cơ hội cho các dân tộc chậm tiến, vượt lên nhanh chóng trở thành giàu mạnh, văn minh. Các con rồng châu Á là một điển hình thuyết thục, chúng ta sẽ làm được điều mà các dân tộc đi trước trong sự nghiệp xây dựng kinh tế đã làm được.

Hơn mười năm đổi mới với những thành công bước đầu đã nâng cao vị thế nước ta trong hoàn cảnh mới; là một bằng chứng mà người nước ngoài không còn dám coi thường, họ đã bắt đầu thất sự phục hưng của dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã chịu nhiều đau thương và mất mát...

Tất nhiên, chúng ta phải chiến thắng, vượt qua những trở lực không phải chỉ ở bên ngoài mà trước hết ở trong chính mình, ở trong Đảng cầm quyền, ở trong Nhà nước của dân, ở các cấp các ngành và ở mọi người dân yêu nước. Cùng với các sức mạnh và sự sáng suốt khác của thời đại mà ta có được, thì chủ nghĩa yêu nước là một cái chủ yếu trong đó.

Chúng ta rất tự hào có chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, có chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn đường, thu hút tinh hoa, trí tuệ và nhân tâm nhân lọai, nhất định sẽ thực hiện được khát vọng của dân tộc và của Hồ Chí Minh - anh hùng dân tộc và nhà văn hóa lớn của nhân loại.

 

II- Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh- một tầm cao mới

1- Di chúc Hồ Chí Minh và cơ sở triết học của chủ nghĩa nhân văn cách mạng

Có thể nói rằng Di chúc Hồ Chí Minh là một sự tóm tắt trí tuệ, tư tưởng, tình cảm của Người. Đó là một tấm gương phản chiếu cô đọng tập trung nhất gợi mở chiều sâu của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Nói cách khác phải hiểu chiều sâu của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh mới thấm nhuần được những tư tưởng và chỉ dẫn trong Di chúc của Người.

Nội dung của chủ nghĩa nhân văn thể hiện trong Di chúc trên khá nhiều phương diện gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng xã hội mới. Ở đó Người quan tâm đến số phận của nhân dân, số phận của tất cả các tầng lớp con người trong xã hội, vừa là chủ thể của công cuộc giải phóng đã có nhiều cống hiến xuất sắc, nhưng đồng thời cũng như nạn nhân chịu nhiều đau thương, mất mát do chế độ thực dân và tay sai thống trị và đàn áp dân tộc trong nhiều thập kỷ qua. Người yêu cầu Đảng và cách mạng phải đền đáp và phải có kế hoạch phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống cho nhân dân, xây dựng đất nước và môi trường cảnh quan ngày càng tươi đẹp; đồng thời xây dựng những thế hệ cách mạng nòng cốt, trẻ tuổi để trở thành lực lượng chủ lực xây dựng thắng lợi xã hội chủ nghĩa. Điều đó cũng có nghĩa là từng bước thực hiện cho được những mục tiêu nhân văn mà Người và cả dân tộc theo đuổi, đó là: Toàn Đảng, toàn dân đoàn kết phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Với Di chúc mà nội dung cụ thể đã được nhiều bài viết đề cập, ở đây chỉ xin nói gọn lại là: Người để lại cho Đảng ta và nhân dân ta một tư duy độc lập sáng tạo, luôn luôn đổi mới; để lại một tình cảm thương yêu rộng lớn, nồng hậu trên tinh thần của chủ nghĩa nhân văn cách mạng; để lại một thông điệp có tính cương lĩnh cho một thời kỳ xây dựng và phát triển mới của đất nước; và cũng đã để lại cho nhân loại tiến bộ trên thế giới một ngọn cờ của hoà bình và hạnh phúc, biểu tượng cho một nền văn hóa tương lai. Đó là tiếng nói của một Con Người gửi đến Con Người vì Con Người.

Chúng ta hãy trở lại mạch nguồn của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh. Trước hết là lô gích của lịch sử, ta thấy rằng người thanh niên Nguyễn Tất Thành sống trong khung cảnh nước mất nhà tan, dân tộc và nhân dân bị nô lệ, Anh đã mang trong trái tim mình tinh thần yêu nước, thương dân sâu sắc, nói rộng ra là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam để đi tìm đường cứu dân, cứu nước với một cách tiếp cận khác những người đi trước. Hành trang của Hồ Chí Minh còn có chủ nghĩa nhân văn phương Đông Nho giáo và Phật giáo và đã bắt đầu gặp chủ nghĩa nhân văn của thời Phục hưng, và cách mạng tư sản Pháp. Người đã đến với nền văn hóa và tư tưởng nhân văn tiến bộ ở phương Tây thông qua con đường tự học tập, lao động, đấu tranh cho nước nhà được độc lập, dân được tự do, sau nữa là cho những người lao động và bị áp bức trên toàn thế giới. Từ rất sớm Người đã nói rằng sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội là do những người lao động và bị áp bức thực hiện. Đó là niềm tin vô hạn vào sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của con người. Người nói trong bầu trời không có gì mạnh bằng sức mạnh nhân dân, không có gì quý bằng nhân dân. Từ đó Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin tiếp thu phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa nhân văn thực tiễn trên cơ sở một nhận thức khoa học và thực tiễn của thời đại. Người trở về sáng tạo ra Đảng cộng sản Việt Nam, lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từng bước thực hiện mục tiêu của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh và hoàn chỉnh nó lên một trình độ mới.

Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh như vậy là có cội nguồn trong lịch sử tư tưởng và thực tiễn của thời đại và dân tộc. Lô gích lịch sử ấy của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh đã mở ra một con đường độc đáo hội nhập văn hóa Đông - Tây, kết hợp truyền thống và hiện đại, xây dựng một nền văn hóa nhân văn đầy đủ nhất, tiến bộ nhất trong thời đại ngày nay. Đó là chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh là một đỉnh cao mới trên con đường chiếm lĩnh và sáng tạo chủ nghĩa nhân văn ấy. Đó là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam hiện đại năng động và có tính chiến đấu cao.

Mặt khác, chúng ta lại thấy rằng về mặt lôgíc nội dung, lôgíc cấu trúc của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là sự hội tụ và phát triển tất cả những tinh hoa tốt đẹp nhất trong cuộc sống của con người, trong lịch sử của dân tộc và nhân loại được thể hiện trong những phạm trù: hòa bình, hữu nghị, độc lập, tự do, dân chủ, công bằng,bình đẳng, bao dung, bác ái, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ cho mọi con người và mọi dân tộc mọi cộng đồng xã hội trước hết cho dân tộc mình rồi sau đó là toàn bộ nhân loại. Hồ Chí Minh đã đưa ra một triết lý nổi tiếng "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Tư tưởng hạt nhân đó của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh đã kết dính được toàn bộ nội dung tiến bộ trong chủ nghĩa nhân văn tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn triết học Đông và Tây. Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh như một hệ thống tư tưởng thấm nhuần trong tất cả đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và môi trường sinh thái. Nền tảng của chủ nghĩa nhân văn ấy lại dựa trên chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa cộng sản khoa học. Đó là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam trong thời đại ngày nay dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin có sức lay động mọi con tim và khối óc trong lao động và đấu tranh cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn của con người, xứng đáng hơn với con người. Đó là cuộc đấu tranh chống nạn áp bức dân tộc, áp bức và bất công xã hội, đấu tranh chống nghèo đói, lạc hậu, dốt nát, đấu tranh chống cường quyền, độc đoán, quan liêu và chủ nghĩa cá nhân để hướng tới độc lập tự do, ấm no hạnh phúc cho dân tộc và nhân dân, tức là vươn tới một vương quốc tự do, con người làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên, làm chủ bản thân mình. Đó là một sự nghiệp vô cùng vĩ đại, lâu dài, khó khăn nhưng hết sức vinh quang mà nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng của giai cấp công nhân chắc chắn sẽ dành được. Chính vì sự nghiệp đó, với tư cách là người suốt đời phấn đấu hy sinh và cùng nhân dân mình thực hiện từng bước mà được thế giới công nhận Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa, của thế giới.. Nhưng chúng ta còn thấy Người là một nhà hiền triết lớn của thời đại, một lãnh tụ cộng sản lỗi lạc.

Là một nhà nhân văn hành động, Người đã dốc toàn lực cùng với toàn Đảng, toàn dân tìm con đường cụ thể đề ra những mục tiêu và biện pháp cụ thể hết sức thiết thực để thực hiện công cuộc giải phóng. Tự khẳng định mang tính chất phát hiện là chỉ có con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, và nói rộng ra là giải phóng được xã hội và con người, Hồ Chí Minh trở thành một kiến trúc sư của cách mạng Việt Nam, đã thiết kế và chỉ đạo công cuộc giải phóng ấy. Mô hình và tiến trình về đại thể là đi qua cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa; thực hiện dân chủ mới đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Toàn bộ những nội dung và chỉ đạo cụ thể phải phù hợp với quy luật tiến hóa, xu hướng thời đại và đặc điểm của đất nước trong từng thời kỳ. Hồ Chí Minh thựcsự là một nhà nhân văn hiện thực, một nhà cách mạng nhân văn triệt để. Người tránh được các ảo tưởng trong các tư tưởng tôn giáo, tính không triệt để và hẹp hòi trong các tư tưởng nhân văn trong lịch sử cổ đại và cận đại (chẳng hạn chủ nghĩa nhân văn thời phục hưng, chủ nghĩa nhân văn Khổng giáo). Nghiên cứu toàn bộ sự nghiệp, các trước tác và Di chúc của Người, có lẽ không cần nêu dẫn chứng ở đây, chúng ta đều thấy rõ điều đó. Con đường của Người, sự nghiệp và tư tưởng của Người đã và đang được thực hiện là thể hiện sinh động, lôgích của tiến trình hành động của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh.

Điều chúng tôi muốn nhấn mạnh và trình bày cuối cùng là: Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh tiếp tục đặt cơ sở, một sự gợi mở đầy sáng tạo để xây dựng một triết học nhân văn hiện đại. Nói cách khác, đó là chủ nghĩa duy vật nhân văn trong quan hệ thống nhất và là một sự tiếp tục nhất quán của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật nhân văn là một triết học toàn diện về con người và sự nghiệp giải phóng con người. Bộ phận mới đó, hình thái mới đó của triết học Mác hiện đại có vị trí khá cơ bản trong hệ thống triết học do Mác sáng lập. Chủ nghĩa duy vật nhân văn khắc phục được thiếu sót duy tâm của chủ nghĩa nhân bản Phơbách cũng như trong các tôn giáo và trong triết học tư sản hiện đại; đồng thời khắc phục được quan niệm duy vật thô thiển, tầm thường, máy móc hoặc quan niệm duy lý hoặc duy tình về vấn đề con người và sự nghiệp giải phóng con người.

Không chỉ là một vài vấn đề triết học về con người được trình bày trong các giáo trình triết học hiện nay mà vấn đề là phải được xây dựng và trình bày thành một hệ thống triết học về con người với tư cách chủ nghĩa duy vật nhân văn, một triết học tương đối độc lập. Đặt vấn đề như vậy chúng ta mới có điều kiện kế thừa tất cả những giá trị triết học nhân văn trong lịch sử, triết học về đời sống, và khoa học nhân dạng, đồng thời phát triển, bổ sung mới dựa trên các thành tự khoa học hiện đại như cận sinh học, cận tâm lý học và từ thực tiễn của những cuộc đấu tranh vì hòa bình công bằng, an toàn sinh thái và tiến bộ xã hội trên thế giới hiện nay, để làm sáng tỏ hơn nữa tầm triết học về vấn đề con người. Tại sao không? Có thể nói rằng những vấn đề triết học và thế giới vật chất, về xã hội loài người đã được căn bản giải quyết thông qua triết học Mác-Lênin. Nhưng những vấn đề triết học về con người, dù có một số công trình nghiên cứu nhưng còn là một khoảng trống khó khăn và chưa trở thành một triết học thật sự (nhìn vào các giáo trình triết học hiện nay chúng ta càng nhận thấy điều đó). Triết học nhân văn hiện đại dựa trên nguyên lý Thiên - Địa - Nhân hợp nhất, con người là tiểu vũ trụ, sánh ngang với trời đất; dựa trên quan điểm của Mác về con người thực tiễn và sự nghiệp giải phóng con người và cũng dựa trên xu hướng chủ đạo của thời đại ngày nay là xu hướng văn hóa và nhân văn.

Triết học nhân văn nói trên có đối tượng nghiên cứu nguồn gốc, cấu trúc, bản chất vai trò và số phận của con người; những động lực, những điều kiện hình thành và phát triển con người cũng như sự nghiệp giải phóng con người một cách toàn diện và triệt để. Chủ nghĩa duy vật nhân văn với ý tưởng vừa đặt ra và nêu tóm tắt ở trên, chúng tôi đã có dịp trình bày trên tạp chí lý luận của Đảng như là tạp chí Cộng sản, tạp chí Sinh hoạt lý luận và ở một Hội thảo khoa học trong những năm gần đây (Tạp chí Cộng sản, năm 1994; Tạp chí Sinh hoạt lý luận năm 1992, 1995, 1998; Hội thảo của Học viện Nguyễn Ái Quốc năm 1992) . Muốn hiểu được chủ nghĩa nhân văn nói chung và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh nói riêng một cách có hệ thống, khoa học phải đặt nó trên một cơ sở triết học trực tiếp. Cơ sở triết học trực tiếp đó là chủ nghĩa duy vật nhân văn. Triết học nhân văn này cần phải được tiếp tục xây dựng, làm cơ sở thế giới quan, phương pháp luận cho các khoa học nhân văn, các vấn đề con người và văn hóa, sự nghiệp và xây dựng phát triển chủ nghĩa xã hội do con người và vì con người trước hết ở Việt Nam.

Trở lại Di chúc Hồ Chí Minh và tư tưởng Hồ Chí Minh mà nội dung bao trùm và cốt lõi là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong hành động như những giá trị bền vững, tiếp tục thúc giục, soi sáng con đường cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa nhân văn ấy có giá trị nhân loại hết sức hấp dẫn mà nhiều nhà tư tưởng và chính khách đã đánh giá. Chúng tôi nghĩ rằng cần tiếp tục nghiên cứu và phát triển chủ nghĩa nhân văn ấy ở tầm triết học, nghĩa là tầm triệt để nhất để thấy cả nền móng của một ngôi nhà, phần chìm của một tảng băng, gốc của một cây đại thụ. Mô tả về chi tiết, những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh làm cho nó trở nên sinh động và cụ thể là hết sức cần thiết. Nhiều bài viết đã biểu đạt khá sinh động và có cách tiếp cận khá thú vị về vấn đề này trên các công trình nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nhất là tư tưởng về văn hóa đã được công bố gần đây. Trân trọng và kế thừa sự nghiên cứu ấy. chúng tôi muốn nghiên cứu về lô gích của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh; đồng thời muốn đặt ra tình huống của sự xuất hiện triết học nhân văn hiện đại và suy nghĩ về cách xây dựng triết học ấy.

Thế giới còn đổi thay nhưng chủ nghĩa nhân văn cách mạng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng chúng ta đi.

 

 

Nguồn:  Sách Chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn của sự phát triển xã hội (2005)

2- Hệ thống phạm trù trong tư tưởng triết học nhân văn Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa nhân văn hành động trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ đề còn mới mẻ, chưa được nghiên cứu theo chiều sâu ở giác độ triết học. Sau đây xin trình bày một số suy nghĩ khái quát về mặt phương pháp luận - mặt lô gích của tư duy và tư tưởng nên không đi vào chi tiết.

Trong các tư tưởng cấu thành học thuyết Hồ Chí Minh với tư cách là một hệ thống (gồm tư tưởng chính trị, tư tưởng đạo đức, tư tưởng kinh tế...), thì nền tảng, tinh hoa, sợi chỉ đỏ xuyên suốt, kết dính tất cả là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh và theo tôi, đó là "chủ thuyết" triết học của Người (mặc dù Người không có ý định lập thuyết ). Mà về mặt chính trị là thực hành một xã hội, xã hội chủ nghĩa nhân văn.

Tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh có chiều sâu là chủ nghĩa duy vật nhân văn. Đó là một triết lý, một triết học về sự phát triển xã hội theo mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

Chúng ta đã từng biết đến triết học duy vật, triết học biện chứng, trí tuệ và văn hóa nhân loại, cũng như dân tộc với xu hướng cơ bản của thời đại đang làm lộ ra, hé mở đích thực một triết học nhân văn. Có thể lúc đầu là những ý tưởng, những tư tưỏng, lẫn vào trong chính trị, hòa nhập vào văn hóa, trong nhiều trường hợp như ở tư tưởng Hồ Chí Minh cũng vậy.
Đã đến lúc cần xây dựng lý thuyết nhân văn, phạm trù và nguyên lý nhân văn với tư cách đặt nền móng cho một triết học nhân văn. Đó là triết học thống nhất trong nó ba phạm trù truyền thống chân - thiện –ích- mỹ được cụ thể hóa thành những phạm trù nhân sinh độc đáo có tính thời đại. Và từ đó có lẽ gọi là triết học nhân văn tổng quát hơn, rộng hơn, khái niệm nhân đạo hay nhân bản. Và tất nhiên không phải là nhân bản duy tâm như Phơbách.

Triết học nhân văn là thực chất của triết học về bản chất con người và sự nghiệp giải phóng con người. Đó là chủ nghĩa duy vật nhân văn, bắt nguồn từ chủ nghĩa duy vật lịch sử, duy vật thực tiễn của Mác, nhưng dần dần sẽ trở thành một bộ phận cơ bản cùng với chủ nghĩa duy vật lịch sử tạo thành triết học Mác hiện đại.

Theo dõi thành quả nghiên cứu hiện nay, ta càng rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận mới, một trình độ mới của chủ nghĩa Mác và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh là gạch nối, hội tụ - cộng sinh trí tuệ văn hóa Đông, Tây, kim cổ, Việt Nam và thời đại trong đó hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội khoa học. Lấy nguyên lý giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào làm điểm xuất phát nhưng lại gắn chặt với nguyên lý giải phóng con người, giải phóng giai cấp trong chủ nghĩa Mác-Lênin; nguyên lý và phạm trù nhân - nghĩa, kiêm ái ở phương đông, tư tưởng yêu nước Việt Nam; lòng từ bi của đạo Phật, lòng bác ái của đạo Thiên Chúa của Giêsu; phạm trù bình đẳng, tự do, bác ái, trong ngọn cờ cách mạng tư sản, tư tưởng nhân quyền và dân chủ Tây phương... trên lập trường mới. Hồ Chí Minh không những tích hợp, lựa chọn mà còn là sáng tạo cho riêng mình, cho Việt Nam đương đại hệ phạm trù, nguyên lý, tư tưởng triết học (dù người không có ý định làm triết gia). Đó là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà hệ thống của nó thể hiện trong các mệnh đề rất cơ bản.

Độc lập - tự do - hòa bình - thống nhất - đoàn kết - hữu nghị - giàu mạnh - dân chủ - công bằng - ấm no - hạnh phúc- tiến bộ -văn minh.

Môi trường thực hiện trước hết trước hết là ở Việt Nam, nhưng lại có ý nghĩa phổ quát toàn cầu.

Đó là lý tưởng nhân văn và hiện thực cuộc đời mà Người theo đuổi. Hạt nhân của tư tưởng nhân văn đó như ta đã biết là "Độc lập - Tự do - Ấm no - Hạnh phúc" được ghi dưới tiền đề Việt Nam dân chủ cộng hòa. Cần nghiên cứu có hệ thống những phạm trù, nhưng tư tưởng nhân văn nói trên, sắp xếp thành hệ thống. Nhưng dù sao cũng khẳng định được rằng yêu nước, thương dân; cứu nước, cứu dân, độc lập dân tộc là phạm trù xuất phát cơ bản và rất mới của Người. Những phạm trù cao nhất là hạnh phúc và tiến bộ. Có thể xếp các phạm trù trên thành từng cặp theo hệ thống thứ bậc và mạng lưới, tức là theo lô gích của tư duy và tư tưởng:

Độc lập - Tự do; Hòa bình - Thống nhất; Dân giàu - Nước mạnh; Dân chủ - Công bằng;
Đoàn kết - Hữu nghị; Văn minh - Tiến bộ; Ấm no - Hạnh phúc; Nói và Làm…

Đó là hệ thống phạm trù kế thừa nền văn minh và văn hóa nhân loại nhưng lại mang nội dung dân tộc được ra đời trong một hoàn cảnh cụ thể Việt Nam mà rất nhân loại. Những phạm trù này đã làm rõ các khía cạng phong phú trong bản chất con người mà bao trùm là bản chất nhân văn. Mô hình và tiến trình thực hiện tư tưởng nhân văn đó là thông qua cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa để tiến lên cho ngoài xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh là con người hành động, con người cách mạng, không chỉ là cộng đồng, đồng bào mà là con người cá nhân mà không quên con người xã hội, dân tộc và con người giai cấp. Không chỉ là con người chính trị, con người văn hóa mà còn là con người đạo đức. Trong con người toàn diện ấy nổi lên là con người nhân văn, cả trong cuộc đời và sự nghiệp của Người. Và đó cũng là từ con người thực tiễn của Mác. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất hiện thực - cụ thể. Con người trí tuệ, con người lý trí, con người tình cảm, con người hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về con người nhân văn - hiện thực và hành động - tự giải phóng. Con người đó là cá nhân, tập thể, nhân dân và nhân loại mà Người hằng yêu mến, quí trọng (Xem thêm: PGS.TS.Thành Duy:Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 23-103) .Do đó, quan niệm về con người ở Hồ Chí Minh là con người toàn diện như thực thể tự nhiên- xã hội- văn hóa hài hòa giữa cá nhân và đồng lọai, con người tu dưỡng đạo đức, tinh thần, tự học và chăm bồi phát triển trí tuệ và con người hành động thực tiễn hiệu quả, chứ không phải là con người một mặt, con người tự nhiên chủ nghĩa, nhân bản thuần túy; không phải là con người ần dật tu thân, hay chỉ rèn luyện tâm linh, hoặc không phải là con người cá nhân cô lập, buồn chán, thất vọng hiện sinh chủ nghĩa, cũng không phải là con người thực dụng, hoặc con người lý tưởng đến mức không tưởng.

Hồ Chí Minh đến với con người và để lại cho con người không chỉ là một trí tuệ lớn mà còn là một tình thương bao la, một ý chí kiên nhẫn, khí phách quất cường, một tinh thần năng động sáng tạo và biết đổi mới, một nhân cách vì dân vì nước. Do đó, tự nó nâng chủ nghĩa nhân đạo lên tầm khoa học và nâng khoa học lên tầm nhân đạo, nhân văn, biến thực tiễn thành lý luận và biến lý luận thành cuộc sống. Do vậy, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh kết tinh giá trị nhân tâm và trí tuệ của dân tộc và nhân loại

Hồ Chí Minh ít bàn luận lý về con người nhưng lại suy tư về thân phận con người, thân phận đồng bào, thân phận dân tộc mình và của các dân tộc khác, bằng cả họat động và trải nghiệm của Người, đã hòa nhập chủ nghĩa nhân văn Việt Nam với chủ nghĩa nhân đạo của chủ nghĩa cộng sản để trở thành chủ nghĩa nhân đạo hiện thực.

Suy tư về các nền văn hóa Đông - Tây cổ kim cổ, đễ tìm con người đường xác lập một thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận cho một sự nghiệp và đã thành công vì không chỉ đúng, mà còn tốt, không chỉ khoa học mà còn văn hóa. Người đã hòa nhập khoa học và văn hóa, chính trị và đạo đức làm một trong tính thống nhất hài hòa và cụ thể trên con đường cách mạng của dân tộc tất cả vì con người do con người, cho con người. Suy tư và hành động ấy, với kết quả tất nhiên, tự nhiên đã làm rộ ra một tư tưởng triết học thật sự của chủ nghĩa duy vật nhân văn, triết học nhân văn hiện đại rất Việt Nam mà rất nhân loại cần phải được phát triển.

Triết học ấy tạo thành sức sống và sinh khí của dân tộc Việt Nam đương đạo xét cả lý luận và thực tiễn, thế giới quan và phương pháp luận.

Hồ Chí Minh là nhà hiền triết mác xít phương Đông kiểu Việt Nam, có hình thái, phong cách, bộ mặt riêng, bác học mà bình dân, khoa học mà văn hóa, tư tưởng mà rất đời, rất thực... Người không định làm triết học, nhưng Người đã tiếp nối triết học Mác và đã sản sinh ra tiền đề của một triết học mới theo phong cách phương Đông. Do đó chúng ta phải nhận lấy, phân tích xây dựng nó về mặt lý thuyết khoa học.

Chúng tôi nghĩ rằng, chính nhờ triết học mới này, bộ phận nhân sinh quan, thế giới quan và phương pháp luận mới không chỉ biện chứng mà còn nhân văn này mà định hướng chủ nghĩa xã hội của Người không chỉ là chủ nghĩa xã hội khoa học, mà còn là chủ nghĩa xã hội nhân văn. Đó là một tư tưởng, một chủ nghĩa định hướng cho chúng ta đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công như đã thành công trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ngày nay, chúng ta càng rất cần chủ nghĩa Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hơn bao giờ hết trong bước thử thách ngặt nghèo này. Chúng ta còn thiếu khoa học kỹ thuật hiện đại, thiếu nền pháp quyền hoàn chỉnh, thiếu kinh tế thị trường phát triển. Tất thảy đều cần để tạo ra cơ sở của chủ nghĩa xã hội đích thực. Không được coi thường mặt nào của cơ thể xã hội hiện đại, nhưng cần thấy đâu là mục đích, đâu là phương tiện.

Nhưng chúng ta có thế mạnh của lịch sử và văn hóa dân tộc với một chủ nghĩa yêu nước mạnh mẽ, và nếu triết học đó kế thừa và phát triển được những tư tưởng triết học tiến bộ trong các tôn giáo và các tư tưởng triết học khoa học, duy vật hiện đại.

Triết học Mác không thiếu vấn đề con người, thiếu vấn đề "nhân sinh", dù thực tế là có lúc trong các giáo trình lý luận triết học có lúc đã có khiếm khuyết đó (thậm chí một khiếm khuyết lớn) thì hãy nhìn vào Hồ Chí Minh - một nhà Mác xít bậc danh nhân thế giới dưới hai danh hiệu anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn mà cả thế giới công nhận.

Dù chưa trình bày, luận chứng được tường tận, nhưng tôi tin rằng có tư tưởng triết học chính trị, triết học nhân văn ở Hồ Chí Minh, và không chỉ là một số tư tưởng mà tương đối có hệ thống. Và chúng ta cũng không nên hiểu rằng triết học nào cũng được trình bày một cách trừu tượng theo lôgích như triết học của Hêghen, kiểu phương Tây. Quả là có nhiều dạng thức triết học như triết học Khổng Tử, triết học Phật giáo, triết học Hiện sinh. Cố nhiên, không nên tầm thường hóa mọi ý nghĩa, mọi hành động đã là triết học. Mà quan trọng xem tự ý thức, cái hữu thức, tường minh trong tư tưởng, hành động của tác giả dưới vẻ tự nhiên, có khi rất đời thường, nhưng lại rất thâm thúy với chiều sâu triết lý có hệ thống theo phương thức tảng băng trôi.

Quả là với cách tiếp cận, thể hiện về thực thi chủ nghĩa Mác-Lênin, theo phong cách văn hóa, đặc thù hóa, nhân văn hóa, truyền thống hóa mà hiện đại ở Hồ Chí Minh, đang để chúng ta ngẫm về việc giáo dục, thực thi và phát triển triết học Mác. Tư tưởng triết học nhân văn Hồ Chí Minh gắn liền với tư tưởng triết học xã hội của Mác. Thế hệ con cháu phải hệ thống hóa, xây dựng triết học nhân văn ấy, nâng cao tư tưởng triết học ấy.

Triết học trước hết suy tư về con người và thế giới có con người trong cái nôi của thế giới tự nhiên. Tư tưởng Hồ Chí Minh suy tư chủ yếu về số phận con người, số phận đồng bào và dân tộc mình, suy tư về con người và sự nghiệp giải phóng và đã hiện thực hóa suy tư ấy, đưa họ lên địa vị độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc, tiến bộ với những mục tiêu từ thấp lên cao rất đời thường hiện thực - "hiện sinh" (ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ai cũng được tự do, mưu cầu hạnh phúc, ai cũng tiến bộ).

Triết học là hạt nhân và"gạch nối" và là “linh hồn” của khoa học với văn hóa. Triết học nhân văn của Hồ Chí Minh là triết học như thế. Tư duy đúng đích thực về triết học là gì cho chúng ta một phương pháp nhận thức lại chất triết học trong nền văn hóa dân tộc và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hơn nữa nó sẽ mở ra một triển vọng mới cho sự phát triển triết học Mác-Lênin và triết học Việt Nam.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh có một lô gích triết học nhân văn cần phải được phát triển.

TS. Hồ Bá Thâm
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.798.022
Truy câp hiện tại 5.062