TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Sơ lược về các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngày cập nhật 17/01/2011

1.Đại Hội I:
Diễn ra từ ngày 27-31/3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc) do dồng chí Hà Huy Tập chủ trì. ĐH bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư. (Đến tháng 100/1936 TƯ Đảng được tổ chức lại, đồng chí Hà Huy Tập làm TBT; tháng 3/1938 BCH TƯ Đảng họp Hội nghị toàn thể, bầu Nguyễn Văn Cừ làm TBT; tháng 11/1940, Hội Nghị TƯ 7, Trường Chinh nắm quyền TBT).
 

2.Đại Hội II
Diễn ra từ ngày 11-19/2/1951 tại xã Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang. Đồng chí Tôn Đức Thắng đọc diễn văn khai mạc ĐH. ĐH thông qua báo cáo chính trị của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, báo cáo “Hoàn thành giải phóng dân tộc, phát triển dân chủ nhân dân, tiến tới CNXH” của đồng chí Trường Chinh. ĐH còn thông qua Chính cương của Đảng Lao Động Việt Nam (Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên này). Chính cương xác định mâu thuẫn chủ yếu lúc bấy giờ là tính chất dân chủ nhân dân và tính chất thuộc địa, xác định đối tượng chính của CM VN là CNĐQ xâm lược Pháp và can thiệp Mĩ, ngoài ra còn có bọn phong kiến phản CM. Chính cương nêu ra nhiệm vụ của CMVN là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập thống nhất, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến; chính cương còn nêu ra 15 chính sách lớn của Đảng.
Đh bầu ra BCH TƯ gồm 19 đc chính thức và 10 đc dự khuyết. Trong đó, Bộ chính trị có 7 đc chính thức và 1 dự khuyết. Đh bầu Chủ tịch Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, bầu đc Trường Chinh làm TBT.

3.Đại Hội III
Diễn ra từ ngày 5-10/9/1960 tại Hà Nội. Có 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết.
Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “DDH lần này là ĐH xây dựng CNXh ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”
ĐH thông qua Nghị quyết về “Nhiệm vụ và đường lối của Đrang trong giai đoạn mới” đó là đẩy mạnh CM XHCN ở miền Bắc và tiến hành CM Dân tộc dân chủ nhân dân (DTDCND) ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong nhân dân.
ĐH xác địnnh vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể của từng chiến lược CM ở mỗi miền: CM MB giữ vai trò quyết định nhất, CM MN giữ vai trò quyết định trực tiếp.
ĐH đề ra đường lối chung trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở miền Bắc nước ta là : ”Đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống của nhân dân ta và đoàn kết với các nước XHCN đưa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, xây dựng đời sóng âm no, hạnh phúc ở miền Bắc và củng cố MB trở thành cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”
ĐH bầu ra BCH TWĐ gồm 47 đc và 31 ủy viên dự khuyết. Bộ chính trị gồm 11 đc, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục giữ cương vị Chủ tịch Đảng. Đc Lê Duẩn được bầu làm Bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng.

4.Đại Hội IV
Diễn ra từ ngày 14-20/12/1976 tại Hà Nội. ĐH thông qua Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1976-1980, Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng.
ĐH đổi tên Đảng Lao Động VN thành Đảng CS VN.
ĐH xác định đường lối chung của CMMN trong thời gian tới: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động; tiến hành dồng thời 3 cuộc CM: cách mạng khoa học kỹ thuật (then chốt), cách mạng Quan hệ sản xuất và cách mạng tư tưởng - văn hóa; đẩy mạnh CNH XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ; xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN, xây dựng nền sản xuất lớn XHCN, xây dựng nền văn hóa mới, xây dựng con người mới XHCN; xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên cuảng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng thành công Tổ quốc VN hòa bình, độc lập, thống nhất và CNXH; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH.
ĐH xác định đường lối xây dựng kinh tế là đẩy mạnh CNH, ưu tiên phadst triển Công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, đưa VN trở thành một nước công – nông nghiệp hiện đại, văn hoá và Khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc.
ĐH còn bổ sung Điều lệ Đảng, thay chức danh Bí thư thứ nhất là TBT, bỏ chức danh Chủ tịch Đảng...
ĐH bầu BCH TƯ gồm 101 đc chính thức, BCT gồm 14 đc.
Đc Lê Duẩn tiếp tục làm TBT.
Đây là ĐH toàn thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, khẳng định, xác định đường lối đưa cả nước tiến lên CNXH.

5.Đại Hội V
Diễn ra từ ngày 27-31/3/1982 tại Hà Nội.
ĐH thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và những mục tiêu chủ yếu về kinh tế xã hội trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80, Báo cáo về xây dựng Đảng.
ĐH xác định nhiệm vụ của Đảng là xây dựng thành công CNXH, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
ĐH xác định nhiệm vụ then chốt của công tác xây dựng Đảng lúc này là tiếp tục nâng cao tính GCCN, tính tiên phong của Đảng, xây dựng Đrang vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đảng luôn giữ vững bản chất Cách mạng và khoa học, một Đảng thật sự trong sạch, có sức chiến đâu cao, gắn bó chặt chẽ với quần chúng.
ĐH bầu BCH TƯ gồm 116 đc chính thức, 36 dự khuyết. Bộ chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 2 ủy viên dự khuyết, Ban bí thư gồm 10 đc, đc Lê Duẩn tiếp tục làm TBT.
ĐH V đã có những bước tìm tòi bước đi trên con đường quá độ lên CNXH, trước hết là về mặt kinh tế.

6. Đại Hội VI
Diễn ra từ ngày 15-18/12/1986 tại Hà Nội. Có 1129 đc tham dự, thay mặt cho gần 1.9 triệu Đảng viên cả nước.
Tinh thần của ĐH là “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”.
ĐH khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học và đánh giá cao quá trình dân chủ hóa sinh hoạt chính trị của Đrang và nhân dân ta trong thời gian chuẩn bị và tiến hành ĐH.
Báo cáo chính trị của ĐH rút ra 4 bài học kinh nghiệm của thời kỳ trước: Một là, trong toàn bộ hoạt động của Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”; Hai là Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế , tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan; Ba là kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong điều kiện mới; Bốn là chăm lo xây dựng Đảng ngang tầm với Đảng cầm quyền, lãnh đạo nhâ dân tiến hành cuộc CMXHCN.
ĐH xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tễ xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh CNH XHCN trong chặng đường tiếp theo.
ĐH xác định mục tiêu cụ thể về KTXH cho những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy, 3 chương trình kinh tế lớn là: lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu...
ĐH nêu ra 5 phương hướng cơ bản của chính sách kinh tế xã hội và đề ra hệ thống giải pháp để thực hiện mục tiêu như: Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh cow cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN; sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế (coi kinh tế có nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ); đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, dứt khoát xóa bỏ cow chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương hướng hạch toán kinh doanh XHCN; phát huy động lực của Khoa học kỹ thuật; mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại.
ĐH đưa ra thực hiện khẩu hiệu: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
BCH TƯ được bầu mới gồm 124 ủy viên chính thức và 49 ủy viên dự khuyết. BCH TƯ bầu Bộ chính trị gồm 13 ủy viên chính thức, 1 dự khuyết. Ban bí thư gồm 13 đc, đc Nguyễn Văn Linh làm TBT.
ĐH VI là ĐH kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết để tiến lên. ĐH có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên CNXH và mở ra thời kỳ phát triển mới cho cuộc CMVN.

7.Đại Hội VII
Diễn ra từ ngày 24-27/6/1991 tại Hà Nội.
Nhiệm vụ của ĐH là phải định hướng đúng đắn, vạch ra đường lối để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
ĐH thông qua “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH”, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000, Báo cáo chính trị, Báo cáo xây dựng Đrang và sửa đổi Điều Lệ Đảng, kiểm điểm sự lãnh đạo của BCH TƯ VI.
Cương lĩnh chỉ ra 6 đặc trưng của CNXH: một là XH XHCN là XH do nhân dân lao động làm chủ; hai là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tu liệu sản xuất; ba là có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bốn là con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công; làm theo năng lực, hưởng theo lao động; có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc; có điều kiện phát triển cá nhân; năm là các dân tộc trong nước cùng bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; sáu là có quan hệ hòa bình, hợp tác, hữu nghị với các nước trên thế giới.
Cương lĩnh vạch ra 7 phương hướng cơ bản chỉ đạo quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: một là xây dựng NN XHCN, NN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hai là phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đát nước theo hướng hiện đại, phát triển một nền nông nghiệp toàn diện; ba là thiết lập quan hệ sản xuất từ thấp đến cao, đa dạng về hình thức sở hữu và phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất; bốn là tiên hành CM XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa; năm là thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc; sáu là xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ chiến lược của CM VN; bảy là xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
ĐH xác định quá độ là thời kỳ gồm nhiều chặng đường. Mục tiêu của chặng đường đầu là thông qua đổi mới toàn diện, XH đạt trạng thái ổn định, vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau.
ĐH xác định ĐCSVN là đội tiên phong của GCCN VN, đại biểu trung thành lợi ích của GCCN, nhân dân lao động và cả dân tộc. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tu tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên rắc tổ chức cơ bản. Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược các định hướng về chính sách và chủ trương công tác...Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
ĐH bầu ra BCH TƯ gồm 146 đc, Bộ chính trị gồm 13 đc, Ban bí thư gồm 9 đc. Đc Đỗ Mười làm TBT. Các đc Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công làm cố vấn BCH TƯ.
ĐH VII là “ĐH của trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn kết”.

8.Đại Hội VIII
Diễn ra từ ngày 28/6-1/7/1996 tại Hà Nội.
ĐH thông qua Báo cáo chính trị, Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1996-2000), Điều lệ Đảng (sửa đổi, bổ sung).
ĐH phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.
ĐH chủ trương xây dựng nền kinh tế mở; lấy việc phát huy con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.
ĐH xác định khoa học - công nghệ là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
ĐH bầu BCH TƯ gồm 170 đc. Bộ Chính trị 19 đc. Đc Đỗ Mười tiếp tục làm TBT. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Võ Chí Công tiếp tục làm BCV TƯ.
ĐH đánh dấu bước ngoặt chuyển đát nước ta sang thời kỳ mới – thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng nước VN độc lập, dân chủ, giàu mạnh, xã hội công bằng, văn mih theo định hướng XHCN, vì hạnh phúc của nhân dân, vì tình hữu nghị và sự hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới. ĐH có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh dân tộc và tương lai đát nước vào lúc chúng ta sắp bước vào thế kỷ XXI.

9.Đại Hội IX:
Diễn ra từ ngày 19-22/4/2001 tại Hà Nội.
Chủ đề của ĐH là “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH-HĐH, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc VN XHCN”.
ĐH thông qua Báo cáo chính trị, chiến lược phát triển kinh tế XH 2001-2010, Phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển KTXH 2001-2005, Báo cáo về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; báo cáo kiểm điểm của BCH TƯ khóa VIII, Báo cáo tình hình Nghị quyết TƯ 6 (lần 2).
ĐH rút ra 4 bài học kinh nghiệm từ ĐH VI-VIII: một là trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên nền tảng Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh; hai là đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn và luôn sáng tạo; ba là đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; bốn là đường lối đổi mới của Đảng là nhân tố quyết đinh thành công của sự nghiệp đổi mới.
ĐH đưa ra định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh : “ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CM VN, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân , của khối đại đoàn kết dân tộc...”
ĐH xác định mục tiêu chung của CMVN là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.
ĐH xác định nội dung chủ yếu của đấu tranh giai cấp trong bối cảnh mới hiện nay là thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH theo định hướng XHCN, khắc phujcc tình trạng nghèo, kém phát triển, thực hiện công bằng XH, chống áp bức, bất công; đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hành động tiêu cực, sai trái; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xâ dựng, bảo vệ Tổ quốc.
ĐH xác định động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cở sở liên minh giữ công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội.
ĐH xác định đường lối kinh tế là đưa nước ta trở thành nước công nghiệp, đảy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN.
ĐH xác định kinh tế nhiều thành phần ở nước ta gồm (6 thành phần): kinh tế NN, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể-tiểu chủ,kinh tế Tư bản tư nhân, kinh tế Tư bản Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (mới bổ sung tại ĐH này).
ĐH bầu BCH TƯ gồm 150 đc, Bộ chính trị 15 đc. Đc Nông Đức Mạnh làm TBT.
ĐH IX là ĐH của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, thể hiện ý chí kiên cường và niềm hy vọng lớn lao của cả dân tộc trong thời điểm lịch sử trọng đại bước vào thế kỷ mới và thiên niên kỷ mới.

10.Đại Hội X:
Diễn ra từ ngày 18-25/4/2006 tại Hà Nội.
Chủ đề của ĐH: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sưc chiến đáu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”.
ĐH xác định: “XH XHCN mà Đảng và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân lao động làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng VN bình đẳng, đoàn kết tương trọ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước phấp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.
ĐH xác định mục tiêu: đến năm 2010 GDP tăng gấp 2.1 lần so với năm 2000; trong 5 năm 2006-2010: mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 7.5-8%/năm, phấn đấu đạt trên 8%/năm. Cơ cấu ngành trong GDP: nông nghiệp: 15-16%, công nghiệp và xây dựng: 43-44%, dịch vụ: 40-41%; tạo việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị dưới 5% vào 2010 và tỷ lệ hộ nghè giảm 10-11% năm 2010.
ĐH xác định nhiệm vụ và giải pháp thực hiện để đạt được mục tiêu trên: Tiếp tục hoàn thiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, đảy mạnh CNH-HĐH gắn với nền kinh tế tri thức; giải quyết các vấn đề XH, văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; phát huy dân chủ với sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lwujc lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng.
ĐH bầu BCH TƯ gồm 160 ủy viên chính thức, 21 dự khuyết. Bộ chính trị gồm 14 ủy viên, Ban bí thư gồm 8 đc. Đc Nông Đức Mạnh tiếp tục được bầu làm TBT.


DANH SÁCH CÁC TỔNG BÍ THƯ ĐCSVN

1.Trần Phú: được bầu làm TBT vào tháng 10/1930.
2.Lê Hồng Phong: bầu tại ĐH I.
3.Hà Huy Tập: 10/1936.
4.Nguyễn Văn Cừ: 3/1938.
5.Trường Chinh: 11/1940, ĐH II, 7/1986.
6.Lê Duẩn: ĐH III, ĐH IV, ĐH V (14/7/1986: qua đời)
7.Nguyễn Văn Linh: ĐH VI.
8.Đỗ Mười: ĐH VII, ĐH VIII.
9.Nông Đức Mạnh: ĐH IX, ĐH X.

Nguồn: Diễn đàn Pháp luật
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.798.022
Truy câp hiện tại 2.401