Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.696.540
Truy câp hiện tại 108
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Một số kinh nghiệm trong tổ chức Hội thi kể chuyện về Bác
Ngày cập nhật 05/01/2009

Thực hiện Chỉ thị 06 – CT/TW của Bộ Chính trị về mở cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chi, đảng bộ cơ sở trong Đảng bộ Đảng bộ Dân Chính Đảng đã mở một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong cán bộ, đảng viên để tuyên truyền, giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.

Đạo đức Hồ Chí Minh là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hoá nhân loại, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và nhân dân ta, là tấm gương sáng để mọi người học tập, noi theo. Thực hiện Chỉ thị 06 – CT/TW của Bộ Chính trị về mở cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các chi, đảng bộ cơ sở trong Đảng bộ Đảng bộ Dân Chính Đảng đã mở một đợt sinh hoạt chính trị rộng lớn trong cán bộ, đảng viên để tuyên truyền, giáo dục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác. Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, một hoạt động trọng tâm của đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng đó đã được triển khai tổ chức thực hiện sớm và có hiệu quả trong cán bộ, đảng viên, CNVC, HSSV toàn Đảng bộ.
Bám sát hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, ngay từ đầu năm, Đảng uỷ Dân Chính Đảng đã hướng dẫn triển khai cuộc thi trong các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, đồng thời chuẩn bị công tác tổ chức hội thi cấp mình. Được tuyển chọn từ cơ sở và các hội thi đơn vị trực thuộc, có 41 thí sinh của 31 TCCS đảng tham dự Vòng sơ khảo Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cấp Đảng bộ Dân Chính Đảng. Sau 04 tuần diễn ra sôi nổi ở 4 cụm: Các cơ quan Đảng - Đoàn thể, Các cơ quan Văn hoá - Xã hội, Các cơ quan Kinh tế Tổng hợp I và Các cơ quan Kinh tế Tổng hợp II, BTC đã trao 20 giải thưởng và chọn được 9 thí sinh suất sắc nhất vào vòng chung kết. Tại trường quay Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, trong khí thế bước vào năm mới 2008, Vòng chung kết Hội thi đã diễn ra thành công, chu đáo trong công tác tổ chức, hấp dẫn trong mỗi câu chuyện kể, thật sự để lại ấn tượng mạnh mẽ trong tất cả mọi người, và sau đó được phát sóng truyền hình hàng tuần trên kênh của tỉnh và khu vực. 
Ngoài phần biên soạn đề cương công phu, cấu trúc rõ ràng, chặt chẽ, và đúng quy định (gồm 4 phần: đặt vấn đề, nội dung chuyện kể, ý nghĩa, bài học rút ra từ câu chuyện và liên hệ thực tiễn đối với bản thân và đơn vị), trình bày đẹp, đa số các thí sinh đã tận dụng khá tối đa thời gian 15 phút để kể chuyện và 5 phút để trả lời câu hỏi kiến thức. Nét riêng là phần thi năng khiếu (không bắt buộc) đều được các thí sinh tham gia và thể hiện tốt. Tổng số điểm tối đa của các phần thi là 100 điểm, trong đó đề cương 10 điểm, kể chuyện 60 điểm, trả lời câu hỏi 20 điểm và thể hiện năng khiếu 10 điểm.
Đa phần thí sinh đã có sự chuẩn bị kỹ, chịu khó sưu tầm câu chuyện và tìm cách thể hiện, tiếp cận câu chuyện một cách gần gũi, đời thường. Nhiều thí sinh thể hiện sự tự tin, nhuần nhuyễn trong trình bày nội dung và nêu bật được ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện, có sáng tạo trong liên hệ thực tiễn giữa bài học rút ra từ câu chuyện với nhận thức và hoạt động thực tiễn của cá nhân, đơn vị. Nhiều thí sinh đã vận dụng tốt các phương pháp thuyết trình gắn với kể chuyện, sử dụng các phương tiện kỹ thuật và công nghệ tin học, văn hoá nghệ thuật, giữa ngôn ngữ với cử chỉ động tác, tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn người nghe. Vẫn là những câu chuyện đời thường của Bác nhưng qua lời kể của các thí sinh đã mang đến cho hội thi vòng chung kết nhiều cung bậc cảm xúc.
Chung kết, Ban Tổ chức Hội thi đã trao giấy khen, cờ và phần thưởng giải nhất cho thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Yến (Đảng bộ Sở Văn hoá Thông tin); 2 giải nhì cho thí sinh Trương Thị Cẩm Ly (Đảng bộ Trường Cao đẳng Sư phạm TT Huế) và thí sinh Lê Hoàng Tùng (Chi bộ Cơ quan Tỉnh Đoàn); 2 giải ba cho thí sinh Lê Thị Hạnh Minh (Đảng bộ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh) và thí sinh Đỗ Kiên Cường (Đảng bộ Cục Hải quan tỉnh) và nhiều giải khuyến khích.
Qua cuộc thi cho thấy sự nổ lực rất cao, thể hiện ý thức đầy đủ, tình cảm chân thành và tinh thần trách nhiệm cao của các thí sinh, đơn vị; sự hiểu biết sâu sắc về cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, đặc biệt là tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác. Những giá trị nhân văn, giá trị giáo dục đích thực của các câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các thí sinh chuyển tải đến với người nghe một cách tự nhiên, nhẹ nhàng mà lắng đọng. Đồng thời, chính họ đã trở thành một tuyên truyền viên tích cực, nhiệt tình cho cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh tại cơ quan, đơn vị. Phần liên hệ sâu sắc vào nhiệm vụ của bản thân, đơn vị nơi thí sinh công tác đã cho thấy, phong trào học tập, làm theo tấm gương đạo đực Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành một cuộc sinh hoạt tư tưởng - chính trị sâu rộng, có hiệu quả. Các thí sinh đã đem đến hội thi quyết tâm cao và sự chuyển biến thật sự trong trong nhận thức, tình cảm, ý thức trách nhiệm, tư tưởng, hành động của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng, nguyện soi mình vào tấm gương đạo đức của Bác để học tập và làm theo; góp phần xây dựng Đảng bộ Dân Chính Đảng ngày càng vững mạnh.
Từ công tác tổ chức Hội thi “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đảng bộ Dân Chính Đảng, xin trao đổi một số điểm cùng bạn đọc như sau:
Một là, phải làm tốt công tác triển khai tổ chức thực hiện để mỗi tổ chức cơ sở đảng và nhất là mỗi thí sinh dự thi nhận thức đầy đủ về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu cũng như kế hoạc triển khai chi tiết của hội thi. Kế hoạch cấp trên không chỉ phải triển khai sớm mà cần theo dõi, đốc thúc, tổ chức họp bàn, hướng dẫn đầy đủ, kịp thời giúp cơ sở chuẩn bị chu đáo, thí sinh có điều kiện và thời gian để tập luyện, hoàn thiện các phần thi. Cấp uỷ cơ sở phải quan tâm chỉ đạo trực tiếp, tạo điều kiện thuận lợi và cần thiết phải duyệt đề cương bài thi, tổng duyệt các phần thi, kiểm tra, bồi dưỡng khả năng nắm bắt nội dung trả lời các câu hỏi kiến thức và liên hệ mở rộng. Ban Tổ chức hội thi các cấp xây dựng quy chế hội thi đầy đủ, rõ ràng, chi tiết, triển khai sớm (ngay từ cấp cơ sở càng tốt) và cần có sự tham gia ý kiến của cơ sở (cấp dưới) hoặc thí sinh dự thi. Mặt khác, Ban Tổ chức cấp trên cần quan tâm, cử cán bộ, chuyên gia trực tiếp chỉ đạo, hoặc tham gia ban tổ chức hội thi cấp dưới.
Hai là, lực lượng báo cáo viên trong khối Dân Chính Đảng (các đảng bộ tương đương) chưa thật đông đảo nên đối tượng dự thi cần mở rộng, trong đó thí sinh trẻ tuổi khá đông và còn thiếu vắng những đồng chí là báo cáo viên của Đảng uỷ Dân Chính Đảng, là cấp uỷ cơ sở, những đồng chí có khả năng tuyên truyền miệng tốt. Cấp uỷ cơ sở khi chưa tổ chức thi ở cơ sở thì cần quan tâm tuyển chọn thí sinh, đảm bảo lựa chọn được những đại diện ưu tú nhất của đơn vị dự thi. Vì vậy cần chú trọng khâu lựa chọn thí sinh dự thi.
Ba là, nội dung, hình thức hội thi cần linh hoạt, vừa bám chỉ đạo của trên vừa phù hợp với đặc điểm đối tượng dự thi và người nghe kể chuyện, vừa coi trọng phần “thi” nhưng không xem nhẹ phần “hội”.
Cách thức chia bảng theo các cụm thi đua ở vòng sơ kết (sơ khảo) đối với cấp huyện là khá phù hợp, các cơ sở không tổ chức được hội thi có dịp giao lưu học hỏi, vòng chung kết có không quá 10 thí sinh sẽ đảm bảo thời gian tổ chức không kéo dài nhiều buổi.
Phần đề cương phải đảm bảo bố cục chặt chẽ theo quy định, xác định được đối tượng người nghe. Điều quan trọng là lựa chọn câu chuyện có nội dung giáo dục sâu sắc, có tầm tác dụng rộng rãi, hoặc gắn kết hữu cơ với cương vị, lĩnh vực công tác, địa phương người dự thi, người nghe.
Phần kể chuyện, là phần quan trọng nhất, phải có sức truyền cảm và đảm bảo đầy đủ các phần: bối cảnh câu chuyện - diễn biến nội dung câu chuyện - phân tích tấm gương đạo đức cụ thể ở câu chuyện - liên hệ. Thí sinh không chỉ thuộc câu chuyện mà cần cảm nhận sâu sắc và tâm đắc với câu chuyện, trình bày nhuần nhuyễn, thể hiện khả năng biểu cảm thông qua cử chỉ, động tác, nét mặt,…tránh nhấn giọng quá mức, không giả giọng Bác khi kể chuyện. Nếu có điều kiện nên sử dụng các phương tiện hỗ trợ (máy chiếu các slide, video clip, nhạc nền,…) và nên quan tâm vận dụng trích dẫn thể loại thơ, ca khúc một cách phù hợp để tăng thêm sức hấp dẫn. Thời gian cho phần thi này khoảng 15 phút là phù hợp. Thí sinh cần bố trí thời gian các phần hợp lý (như phần mở đầu ngắn gọn 01- 02 phút, nội dung câu chuyện 7-8 phút, kết luận 5-7 phút).
Phần trả lời câu hỏi kiến thức nên chọn câu hỏi mở, gắn với từng nội dung, ý nghĩa câu chuyện kể. Thí sinh khi trả lời cần ngắn gọn, súc tích, chú ý phần liên hệ gắn với những vấn đề thực tiễn mang tính thời đại của đất nước, tính thời sự của đơn vị, địa phương.
Bốn là, công tác tổ chức phải chu đáo. Chương trình hội thi (nên xây dựng kịch bản) vừa đảm bảo yêu cầu theo quy định vừa nhanh gọn, tập trung thời gian cho phần thi của thí sinh. Cần quan tâm đầu tư cho phần văn nghệ mở đầu có chủ đề sát hợp và chất lượng nghệ thuật, bởi có thể xem đây là phần “hội” nhưng có ý nghĩa giáo dục rất cao. Do không có phần hội trong khi thi thì nên kết thúc phần thi của thí sinh cần có phần ca nhạc và giao lưu (thí sinh với khán giả, tặng quà lưu niệm khán giả trả lời đúng câu hỏi giao lưu,…). Địa điểm tổ chức hội thi cần chọn những nơi có thể tập hợp khá đông người nhưng cũng không quá rộng lớn, đảm bảo âm thanh chuẩn, khuyến khích cổ động viên cổ vũ nhiệt tình, vô tư.
Năm là, Hội thi kể chuyện là hình thức chưa được tổ chức nhiều, từ hội thi sẽ chọn những thí sinh xuất sắc nhất để dự thi cấp trên nên ban giám khảo hội thi, ngoài những người có am hiểu chuyên ngành cần có sự tham gia của thành viên ban chỉ đạo cấp trên. Ban giám khảo cần thống nhất đáp án, cách thức chấm điểm, độ lệch cho phép và cần thảo luận trước khi đưa ra kết quả chung. Với cách bốc thăm chọn giám khảo đưa ra câu hỏi mở, việc chuẩn bị ngân hàng câu hỏi và nhất là đáp án của tập thể Ban Giám khảo đòi hỏi phải được chuẩn bị công phu mới đảm bảo chất lượng hội thi và công bằng, chính xác khi đánh giá kết quả.
Sáu là, công tác tuyên truyền về hội thi cần được tổ chức tốt từ cấp cơ sở cả trước, trong và sau hội thi. Sau hội thi, cấp uỷ cần có kế hoạch sử dụng những câu chuyện hay, bài thi chất lượng tốt cho việc tuyên truyền trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức ghi âm, ghi hình và phát trên các kênh thông tin, thành lập đội tuyên truyền gồm các thí sinh đoạt giải cao qua hội thi cấp huyện, cấp tỉnh đi kể chuyện ở các địa phương, đơn vị trực thuộc.
Hội thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của Đảng uỷ Dân Chính Đảng cùng với các đảng bộ trực thuộc Tỉnh uỷ đã khép lại, song dư âm của nó đang lan toả mạnh mẽ trong lòng mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng và sẽ góp phần cho thành công hội thi cấp tỉnh sắp đến./.

Xem tin theo ngày