Với mục đích nhằm tổ chức học tập, quán triệt, tuyên truyền triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Kế hoạch 09-KH/TW, ngày 23/8/2022 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 12/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên về tình hình, nguyên nhân, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, chỉ tiêu và các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện có hiệu quả nghị quyết ở các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc. Thông qua tuyên truyền góp phần cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và người lao động trong toàn Đảng bộ chung sức, đồng lòng, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng cùng các nghị quyết, chỉ thị, kết luận khác của Trung ương, của Tỉnh ủy, của Đảng ủy Khối. Công tác tuyên truyền cần được tiến hành bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, phù hợp, hiệu quả, gắn với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị. Từ đó tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với định hướng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Từ đó tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu cơ quan, địa phương, đơn vị đối với việc phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Coi trọng quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Để góp phần thực hiện công tác nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Kế hoạch 48-KH/ĐUK của Đảng ủy Khối đã đề ra 06 giải pháp để tổ chức thực hiện như sau:
Thứ nhất, Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nang cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thứ hai, Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội.
Thứ ba, Tập trung nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn.
Thứ tư, Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản trị và đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn.
Thứ năm, Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn; Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hoá nhằm thực hiện tốt các cơ chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Thứ sáu, Hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo gắn liền với tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.