Giám đốc IMF Dominique Strauss-Kahn: “Kinh tế thế giới đang thoát hiểm”
2. Cuộc gặp đầu tiên giữa một Tổng thống Mỹ với các nhà lãnh đạo ASEAN: Ngày 15/11, Tổng thống Barack Obama đã nối vòng tay thân hữu với 10 nhà lãnh đạo ASEAN, trong đó có cả Thủ tướng Mianma Thein Sein, công khai thừa nhận vai trò ''trung tâm'' của ASEAN trong khu vực. Trong tuyên bố chung kết thúc hội nghị, Mỹ đã công nhận ASEAN là ''đối tác thiết yếu'' trong việc phát huy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Mỹ, ASEAN đã giữ một vị trí ''trung tâm'' trong tiến trình xây dựng các cơ chế liên kết toàn khu vực. Cuộc gặp diễn ra sau khi ông Barack Obama dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) trong chuyến đi châu Á nhằm khẳng định sự trở lại của Mỹ ở khu vực.
Cuộc gặp giữa các lãnh đạo Mỹ và ASEAN tại Singapore
3. Đại dịch cúm A/H1N1: Được phát hiện đầu tiên ở Mexico vào tháng 4, cúm A/H1N1 đã nhanh chóng lây lan mạnh khiến chỉ 2 tháng sau đó và là đầu tiên trong 41 năm qua, WHO phải tuyên bố về một đại dịch trên quy mô toàn cầu. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 18/12, dịch bệnh đã xuất hiện tại 206 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 515.000 người nhiễm virút cúm A/H1N1 và 11.780 người đã tử vong.
206 quốc gia và vùng lãnh thổ đã có dịch
4. Quan hệ Thái Lan – Campuchia: Vốn căng thẳng do tranh chấp biên giới quanh đền Preah Vihear từ năm ngoái, đến tháng 10 vừa qua lại “lời tiếng” sau việc Campuchia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin làm cố vấn kinh tế của thủ tướng và chính phủ. Hai bên triệu hồi đại sứ của nhau về nước. Campuchia tuyên bố hủy bỏ tất cả các thỏa thuận vay tiền với Thái Lan. Thời gian gần đây, căng thẳng đã có dấu hiệu xuống thang và hai bên cam kết không để xảy ra xung đột vũ trang biên giới.
Thủ tướng Hun Sen tiếp Thaksin đến thăm Phnôm Pênh với tư cách cố vấn kinh tế chính phủ Campuchia