Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.871.386
Truy câp hiện tại 5.244
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Quan niệm của Các Mác về sự vận động lịch sử của Cái Đẹp trong một số hình thái kinh tế
Ngày cập nhật 14/07/2009

Một trong những kết luận quan trọng được C.Mác rút ra từ quá trình nghiên cứu về cái đẹp tất yếu này sinh trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quy luật của cái đẹp không "nhất thành biết biến" từ một hình thức lao động, một hình thái xã hội nào. Cái đẹp có quy luật phổ biến từ thực tiễn thẩm mỹ. Ở mỗi hình thái xã hội nào, quy luật ấy có sự vận động và biểu hiện khác nhau. Ngoài những biểu hiện khác nhau còn xuất hiện cãn quy luật khác nhau. Từ tính phong phú của thực tiễn sáng tạo, C.Mác đã đưa ra quan niệm khái quát vấn đề sự vận động lịch sử của cái đẹp trong một số hình thái kinh tế - xã hội.

C.Mác cho rằng, quy luật của cái đẹp gắn liền với lao động, với năng lực bản chất của con người. Trong một xã hội mà ở đó lao động bị tha hoá, cái đẹp không có điều kiện để phát triển. Trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C.Mác viết: "Theo những quy luật mà kinh tế chính trị học đề ra thì sự tha hoá của công nhân trong vật phẩm của mình, biểu hiện như sau: Công nhân càng sản xuất nhiều thì anh ta có thể tiêu dùng càng ít; anh ta tạo ra càng nhiều giá trị thì bản thân anh ta càng bị mất giá trị, càng bị mất phẩm cách; sản phẩm của anh ta tạo dáng càng đẹp thì anh ta càng què quặt; vật do anh ta tạo ra càng văn minh thì bản thân anh ta càng giống với người dã man... Lao động sản xuất ra những vật phẩm kỳ diệu cho những người giàu, nhưng chính nó lại sản xuất rạ bần cùng hoá công nhân. Nó tạo ra lâu đài, nhưng cũng tạo ra cả những nhà ổ chuột cho công nhâ. Nó sáng tạo ra cái đẹp, nhưng cũng làm què quặt công nhân" (1).

Đôí với C.Mác, quy luật vận động cơ bản củacái đẹp phải gắn liền với lao động tự do. Trước khi chủ nghĩa tư bản xuất hiện, trong các xã hội tiền tư bản, mặc dầu năng suất lao động còn thấp, các cá nhân và xã hội chưa có sự phát triển tự do và đầy đủ..., nhưng ở những hình thái đó nền sản xuất xã hội đã lệ thuộc vào ldcủa con ngườinhư là mục đích. Bản thân người lao động là chủ nhân của những điều kiện hiện thực của mình, cho nên lao động và sản phẩm của lao động đã đem lại một sự thoả mãn thẩm mỹ nhất định cho họ. Như vậy, nhờ sự tự do, dù ít nhiều còn mang tính chất cục bộ hoặc bị hạn chế về phương diện lịch sử, chẳng hạn như còn ở trong trạng thái sản xuất thủ công, thì những hứng thú, cảm giác của con người về cái đẹp vẫn xuất hiện, bởi vì nhân tố lao động thể chất và lao động trí óc được kết hợp tự do. Theo C.Mác, cơ sỡh để phát triển cái đẹp ở thời kỳ Cổ đại và Phục hưng là sự thống nhất bước đầu giữa người ldvà điều kiện lao động. Và do vậy, có thể nói rằng, ở đâu có lao động tự, lao động không bị cưỡng bức thì ở đó luôn có những mầm mống của sự sáng tạo cái đẹp.

Trong các chế độ tiền tư bản, nghề thủ công, nền sản xuất vật chất và nghệ thật về cơ bản là không bị tách rời và chia cắt vụn nhỏ. Hội họa, điêu khắc, âm nhạc, thơ ca nói chung đều có tính chất tạo hình, bởi vì chúng gắn bó trực tiếp với nhu cầu của cộng đồng, của công xã thị thành. Hội hoạ, điêu khắc phụ thuộc vào những nhiệm vụ của kiến trúc. Thơ ca gắn bó chặt chẽ với những mục tiêu trực tiếp của tôn giáo, đạo đức, triết học. Do đó, quy luật của cái đẹp được vận động một cách thuận tiện. Cái đẹp thuần tuý không xuất hiện, bởi vì thực tiễn cuộc sống đòi hỏi những cái đẹp phù hợp với nó. Nhà điêu khắc Lixip luyệ cho đẹp thanh kiếm và những chiếc mũ giap để bộc lộ những biểu tượng của thời đại anh hùng, lao động tự do. Raphaen chạm khắc, hoàn thiện các vòm trần và những vòi nước sao cho cái đẹo làm sáng tỏ thời đai. Lêona đờ Vãnhi chế tạo đồ chơi và những quả pháo hoa cũng như nhiều kiến trúc sư xây những toà nhà tạo nên cái đẹp đại diện cho cả thời đại nhân văn.

Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản dần dần phá vỡ sự thống nhất giữa lao động và quyền sở hữu, thủ tiêu tính toàn vẹn tự nhiên, tính không phân chia giữa phương diện thể chất và phương diện tinh thần của quá trình lao động. Sự mâu thuẫn, thù địch giữa cá nhân và cộng đồng xuất hiện. Tình trạng người trực tiếp sản xuất đã quyết định quá trình tha hoá lao động. sản xuất tư bản chủ nghĩa tước mất nội dung tinh thần của lao động. Trong quá trình đó, người công nhân bị đặt vào vị thế đối lập với những tiềm năng tinh thần của mình.

Chủ nghĩa tư bản đã tiến một bước dài trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất, khoa học kỹ thuật. nhưng, trong xã hội tư bản, sản xuất hiện ra như mục đích của con người, còn của cải hiện ra như mục đích của sản xuất. Trong xã hội ấy, tất cả các quan hệ của con người phụ thuộc vào duy nhất mối quan hệ tiền - hàng trừu tượng.

Trong xã hội tư bản, những khả năng và những quan hệ thực tế của cá nhân bị xuyên tạc, bóp méo. Chúng ta mất đi ý nghĩa tự bản thân mình và chỉ còn như một quan hệ thực dụng, lợi ích vật chất trần trụi; mất đi bản chất hài hoà của cái đẹp, bởi chúng đáp ứng lợi ích tối đa cho người này nhưng lại tạo nên sự đau khổ cho người khác. Theo C.Mác, sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với sự sáng tạo cái đẹp.

Nó làm tha hoá các lực lượng sáng tạo của con người, "Phi tinh thần hoá" lao động, phi cá tính hoá cá nhân con người. Vì vậy, ông cho rằng, hình thức tư sản của lao động phát triển càng thuần khiết và càng thích ứng thì lao động càng mất đi tính thẩm mỹ vốn có của mình. Mác coi quá trình lao động bị tha hoá như là một giai đoạn xây dựng thiết yếu về mặt lịch sử dưới hình thức cưỡng bức. Trạng thái lao động đó có thể tạo nên cơ sở vật chất của xã hội, nhưng về mặt tinh thần, nó phản lại cái đẹp cao quý bởi sự đam mê thực dụng.

Những tư tưởng mỹ học của C.Mác chỉ ra rằng , chủ nghĩa tư bản đã tách rời hoàn toàn lao động với quyền sở hữu, do đó của cải mà người nông dân tạo radường như trở thành một lực lượng xa lạ, thù địch, đối lập với bản thân họ. Thưc vậy, người công nhân không thể có mỹ cảm trước lao động mà của cải mình làm ra thuộc vền người khác. Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, công nhân không phải là chủ nhân của các hoạt động và sản phẩm do mình sáng tạo, mà là người nô lệ, người đi làm thuê. lao động tha hoá đã dẫn đến chỗ phá vỡ sựchiếm lĩnh cái đẹp đối với hiện thực. Và, chính với ý nghĩa như vậy, xuất ra nhiều đối tượng thì sản xuất ra nhiều cái đẹp thì anh ta càng trở nên xấu hơn. Rõ ràng, trong hình thức lao động tư bản chủ nghĩa, người công nhân đã không khẳng định được mình; ngược lại, họ lao động càng nhiều thì càng phủ định mình. Đó chính là nghịch lý của cái đẹp trong xã hội tư bản.

Quy luật của caío đẹp bị đảo lộn trong hoạt động tư bản, bởi lao động tự do mới là nguồn gốc chân chính của quy luật ấy. Lao động trong xã hội tư bản, người công nhân bịtướcmất nhu cầu tinh thần và chỉ còn lại nhu cầu thể xác. Cái đẹp thuộc về lĩnh vực tinh thần, thuộc về con người. Nhu cầu thể xác là nhu cầu vốn có của động vật và trong chủ nghĩa tư fbản, cái vốn có của động vật ấy đã biến thành số phận của con người.

Đối với giai cấp tư sản, giá trị thặng dư là khát vọng cao nhất, là giá trị thầm mỹ và đạo đức lớn nhất. Trong xã hội tư bản, tiền là thước đo giá trị duy nhất và do vậy, giá trị thẩm mỹ đã biến thành giá trị thực dụng. C.Mác cho rằng, sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với nghệ thuật và thi ca, bởi nó đảo lộn cái đẹp phải rở thành hàng hoá, biến lao động sáng tạo của người nghệ sĩ thành lao động trừu tượng. Các giá trị thẩm mỹ thực sự không thể đo bằng giá trị thời gian lao động xã hội cần thiết. Quan hệ hàng hoá tư bản chủ nghĩa biến toàn bộ cái đẹp thành giá trị trao đổi và do vậy, nó trái ngược với bản chất thẩm mỹ của cái đẹp.

Các thước đo hàng hoá thông qua giá trị trao đổi hoàn toàn khác biệtvới các thước đo của sáng tạo cái đẹp. Cái đẹp trong các sản phẩm thẩm mỹ không phải là một sản phẩm thuộc về số lượng. Lao động nghệ thuật là lao động đặc biệt, tạo nên cái đẹp. Vì vậy, lấy thước đo của lao động trừu tượng và của giá trị trao đổi để áp dụng vào việc đánh giá cái đẹp trong nghệ thuật là không thể chấp nhận được.

Cái đẹp của nghệ thuật là sản phẩm hiếm quý của tài năng và thiên tài. Tính thương mại, buôn bán hàng hoá trong xã hội tư bản chỉ có khả năng kích thích việc sáng tạo cái đẹp giả hiệu.

Xã hội tư sản thù địch với sự sáng tạo nghệ thuật là kết luận được C.Mác rủta trên cơ sở phân tích toàn diện các phạm trù kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản. Từ việc phân tích những mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản, ông cho rằng, nền sản xuất tư bản chủ nghĩa thù địch với một số lĩnh vực nhất định của sản xuất tinh thần như nghệ thuật và thơ ca; rằng, những mâu thuẫn giữa sự phát triển nghệ thuật và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chế độ tư bản chủ nghĩa, từ tính chất thù địch của người lao động đối với nền sản xuất của chế độ đó.

C.Mác đã nhìn thấy quan hệ con người đằng sau các phạm trù vật chất, phát hiện mọi xu hướng thù địch với nhân loại đều bắt rễ trong hình thái bóc lột tư bản - hình thái làm què quặt, huỷ hoại và lăng nhục con người, đồng thời tước đoạt sự tự chủ, tính độc lập và sáng tạo của họ. Trong quan niệm của ông, chủ nghĩa tư bản thù địch với người lao động. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã làm con người trở lên nghèo nàn, biến họ thành đồ chơi của các thế lực xã hội.

Khi phân tích chủ nghĩa tư bản, C.Mác vạch rõ rằng, cơ sở kinh tế - xã hội của phương thức sản xuất tư fbản chủ nghĩa có ảnh hưởng rất tại hại đối với nghệ thuật; rằng, chỉ có thể cứu nghệ thuật bằng cách cải tạo các quan hệ xã hội theo phương pháp cách mạng và chỉ có cách mạng xã hội chủ nghĩa mới tạo ra những khả năng vô tận cho nề văn hóa nghệ thuật của nhân loại phát triển tiến bộ không ngừng. ông đã gắn những vấn đề quan trọng nhất của nền văn hóa nghệ thuật với những vấn đề của cách mạng vô sản; đồng thời, thấy ở giai cấp vô sản vai trò người đại diện chân chính nhất của tiến bộ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa.

Với C.Mác, chỉ có trong xã hội chủ nghĩa, nghệ thuật mới phát triển tực rỡ và đạt được sự phồn vinh nhất, bởi xã hội đó không còn tình trạng người bóc lột người, và do vậy, nó bảo đảo sự tự do cho các cá nhâ trong mọi hoạt động sáng tạo.

Điều kiện căn bản cho sự phát triển toàn diện năng lực của con người là xoá bỏ tình trạng tha hoá của lao động. Phê phán sự tha hoá lao động dưới chế độ tư bản chủ nghĩa là tư tưởng nhất quán của C.Mác. Trong bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, C.Mác đã tìm hiểu mối liên hệ nội tại giữa sự tha hoá lao động với toàn bộ quá trình phát triển của lịch sử loài người, khẳng định sự tiêu vong của tha hoá lao động như một tất yếu khách quan. Ông cho rằng, một mặt, tha hoá lao động làm cho con người phát triển phiến diện, nhưng đồng thời cũng tạo nên bước ngoặt của cảm xúc thẩm mỹ; mặt khác, dù trong tình trạng tha hoá lao động, con người vẫn sáng tạo ra cái đẹp, vẫn tồn tại hoạt động thẩm mỹ. Lao động có bị tha hoá thì nó vẫn là lao động của con người, vẫn là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích của con người. Có điều là, trong điều kiện như vậy, những hoạt động sáng tảoa cái đẹp và hoạt động thẩm mỹ cũng bị phiến diện và tha hoá. C.Mác viết: "Giống như nhờ sự phong phú và nghèo nàn của nó ¾ sự phong phú về vật chất và tinh thần và sự nghèo nàn về vật văn chất và tinh thần, và sự nghèo nàn về vật chất và tinh thần,- xã hội đang nảy sinh tìm thấy trước mặt mình toàn bộ tài liệu cho quá trình hình thành đó, cũng vậy, xã hội đã xuất hiện sản sinh ra, với mình, con người với tất cả sự phong phú ấy của bản chất của nó, sản sinh ra con người phong phú và toàn diện, sâu sắc trong tất cả các cảm giác và tri giác của nó" (2). Như vậy, một nền công nghiệp tiên tiến và sự phát triển sản xuất vật chất là tiền đề cơ bản cho tính toàn diên, tính phong phú của cảm xúc thẩm mỹ. Nhưng, giữa hai phạm trù đó còn có một khâu trung gian quan trọng là chế độ xã hội.

Khi cho rằng, cái đẹp bị tha hoá trong xã hội tư bản, C.Mác đã đề xuất tư tưởng gắn giải phóng cái đẹp với giải phóng lao động, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Theo ông, chấm dứt tình trạng tha hoá của lao động cũng chính là mở ra cơ sở của sự chiếm lĩnh bản chất con người bởi con người và cho con người. Cái cơ sở mang giá trị của conngười trả lại cho con người với tư cách con người lao động tự do đó là chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Và, trong hình thái kinh tế - xã hội mới đó, các quy luật của cái đẹp sẽ phát huy hết phạm vi ảnh hưởng của mình.

Với C.Mác, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử và nó sẽ phủ định chế độ tư bản. Sự phát triển của chế độ xã hội mới là quá trình con người "xoá bỏ một cách tích cực mọi sự tha hoá", là "sự tự ý thức tích cực của con người". "chủ nghĩa cộng sản vói tính cách là sự xoá bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu - sự tha hoá ấy của con người" - và do đó, với tính cách là "sự chiếm hữu một cách thực sự bản chất con người bởi con người và vì con người" sẽ đảm fbảo cho" con người hoàn toàn quay trở lại chính mình vơi tinh cách là con người xã hội, nghĩa là có tính chất người - sự quay trở lại này diễn ra một cách có ý thức và có giữ lại tất cả sự phong phú của sự phát triển trước đó"(3). Rằng, với sự xuất hiện của chủ nghĩa cộng sản, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, mọi thành quả cao văn hóa, khoa học sẽ mang lại lợi íchcho toàn thể xã hội nói chung, cho từng cá nhân nói rieng. Ông khẳng định một cách chắc chắn rằng, sau thời kỳ quá độ là một"... chế độ xã hội mới trong đó sẽ không còn có những sự phân biệt giai cấp hiện nay nữa, và trong đó... những phương tiện để sinh sống, để hưởng thụ những niềm vui của cuộc đời, để có được học vấn, và để biểu hiện tất cả mọi năng lực thể chất và tinh thần của mình, sẽ được giao cho tất cả mọi thành viên trong xã hội sử dụng ngày càng đầy đủ, nhờ sử dụng có kế hoạch và ot hơn nữa những lực lượng sản xuất to lớn hiện đã có sẵn, bằng chế độ lao động bắt buộc như nhau đối với mọi người "(4). Trong xã hội mới đó, thông qua quá trình cải tạo và biến đổi thế giới, con người cũng sẽ cải tạo và biến đổi thế giới, con người cũng sẽ cải tạo và biến đổi cả bản thân mình, bổ sung vào hệ giá trị tinh thần của mình những phẩm chất mới, ngày càng cao đẹp hơn nhiệm vụ và ở đó, sự phát triển tự do của mỗi con người sẽ trở thành điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Điều kiện cơ bản và có ý ghĩa quyết định để mọi thành viên trong xã hội có được sự tự do chân chính, đích thực cũng như tự do phát huy mọi năng lực sáng tạo của mình, theo C.Mác, là thủ tiêu chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa, giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng mọi thành viên trong xã hội. Ông tin tưởng rằng, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản sẽ là một kết quả tất yếu và trở thành điểm đến của cả nhân loại.

Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, con người lần đầu tiên đạt tới sự thống nhất hài hoà giữa cá nhân và xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Chỉ có xã hội đó mới có thể tạo nên các điều kiện khách quan và chủ quan để lao động tựdo xã hội trênội dung quy mô toàn xã hội và dưới hình thức thẩm mỹ. Trong điều kiện ấy. quy luật của cái đẹp hướng đến khẳng định sự phát triển toàn diện và phong phú đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong bước chuyển từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản, lao động xã hội công ích trở thành nhu cầu sống hàng đầu và hơn thế, trở thành hoạt động sáng tạo tự do đem lại hco con người những khoái cảm thẩm mỹ trước quá trình lao động và các sản phẩm lao động.

Khi xã hội thực hiện bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản sang xn xã hội, một thay đổ mang tính cách mạng, tích cực trên lĩnh vực cái đẹp là sự tham gia của đông đảo nhân dân vào quá trình sáng tạo thẩm mỹ. Chủ nghĩa xã hội mở ra cho nhân dân lao động những khả năng to lớn để phát triển đầy đủ năng lực sáng tạo cái đẹp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, như sản xuất, giao tiếp, hoạt động khoa học, sinh hoạt và nghệ thuật... Sự thay đổi mục đích của lao động, từ lao động kiếm sống sang lao động sáng tạo, tất yếu sẽ mở rộng quy luật của cái đẹp trong chủ nghĩa xã hội không chỉ thúc đẩy quá trình trả lại cho con người những giá trị nhân chính vốn có, mà còn nâng lao động của con người lên trình độ nghệ thuật. Lao động cao nhất là lao động sáng tạo diễn ra theo quy luật của cái đẹp; là điều kiện cần thiết để gắn quá trình lao động với sự thích thú thẩm mỹ. Khi lao động thoát khỏi những động cơ vật chất riêng tư và được kích thích bởinc tìm tòi không vụ lợi thì quy luật của cái đẹp nâng cao năng lực, phẩm chất và nhân cách con người. Quy luật của vái đẹp không chỉ kích thích các yếu tố thẩm mỹ benngoài của lao động, mà hơn thế, nó còn tạo nên sự phong phú bên trong tâm hồn người lao động. Nó giúp đỡ các nhân tố bên trong tiếp biến những giá trị và chống lại các phản giá trị. Như vậy, quy lật cua cái đẹp trong chủ nghĩa xã hội kích thích sự tự do, biến thành nhân tố hùng mạnh để chiếm lĩnh toàn diên các phương diện thẩm mỹ trong quá trình con người thưởng thức, đánh giá và sáng tạo cái đẹp.

Cái đẹp là một giá trị. Các quy luật của cái đẹp vận động trong lịch sử xã hội và phản ánh các điều kiện xã hội. Trong xã hội tư bản - nơi mà sự bóc lột và tha hoá lao động đang hiện hữu, cái đẹp tuy vẫn có giá trị cải tạo xã hội nhưng nó không phát triển bình thường, thậm chí phải chịu thất bại. Muốn giải phóng cái đẹp cần phải giải phóng lao động, giải phóng xã hội và giải phóng con người. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản vừa là cơ sở để giải phóng lao động, giải phóng con người vừa tạo điều kiện để cái đẹp phát huy toàn bộ sức mạnh tiềm tàng của mình. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cũng chính là quá trình quy luật của cái đẹp phát huy tác dụng. Xây dựng xã hội mới,con người mới, nền văn hóa mới ở nước ta dưới ánh ság của tư tưởng về quy luât của cái đẹp do C.Mác nêu ra là mục tiêu lý tưởng và cũng là hoạt động hiện thực của chúng ta.

Nguyễn Thu Nghĩa
Các tin khác
Xem tin theo ngày