Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.871.386
Truy câp hiện tại 1.055
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Để Đảng lãnh đạo đất nước ngày càng gặt hái được các thành công rực rỡ
Ngày cập nhật 17/01/2011

Sáng ngày 14/1, Đại hội Đảng XI tiếp tục làm việc tại hội trường. Các đại biểu trình bày tham luận, đóng góp ý kiến vào các văn kiện trình Đại hội để Đảng lãnh đạo đất nước ngày càng gặt hái được các thành công rực rỡ.

 10 đại biểu trình bày tham luận sáng nay đều bày tỏ sự đồng tình và nhất trí cao đối với các văn kiện trình Đại hội Đảng XI.

Giai cấp công nhân Việt Nam đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH
Phát biểu tham luận mở đầu, nhằm hướng tới một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, Đại biểu Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị cần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam (GCCN) vững mạnh, là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH-HĐH.
Với số lượng chỉ chiếm 21% tổng số lao động và 11% dân số cả nước, nhưng giai cấp công nhân Việt Nam đã đóng góp hơn 60% tổng sản phẩm xã hội và 70% ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay, GCCN Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn do đó, để xây dựng GCCN vững mạnh, xứng đáng là giai cấp tiên phong, đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại biểu Đặng Ngọc Tùng đề xuất 4 kiến nghị.
Một là, Đảng cần tiếp tục kiên định lập trường GCCN, tăng cường và giữ vững bản chất GCCN của Đảng; xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chiến lược về GCCN gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; sử dụng tổng hợp các biện pháp thực sự đưa nghị quyết của Trung ương Đảng vào cuộc sống, làm cho CNVCLĐ cảm nhận được những thay đổi tích cực khi thực hiện Nghị quyết.
Hai là, Nhà nước sớm thể chế hoá những quan điểm, chủ trương lớn đã được thể hiện trong Nghị quyết của Đảng thành cơ chế chính sách cụ thể nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của GCCN, tạo chuyển biến thực sự mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của CNVCLĐ. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, xử lý nghiêm những vi phạm pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động...
Ba là, triển khai một cách có hiệu quả chủ trương từng bước trí thức hoá giai cấp công nhân. Quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt cho công đoàn các cấp, đặc biệt là công đoàn cơ sở hoạt động có hiệu quả. Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và tạo cơ hội phát triển cho cán bộ công đoàn trẻ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, xuất thân từ công nhân…
Bốn là, quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc cho CNLĐ, để họ luôn gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, có  ý chí vươn lên thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tinh thần phấn đấu vươn lên trong điều kiện phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế; xây dựng tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động, lương tâm nghề nghiệp.
Phát huy cao hơn nữa dân chủ trong Đảng
Góp ý cho Dự thảo Cương lĩnh (bổ sung, sửa đổi năm 2011), đại biểu Lê Hữu Nghĩa - Giám đốc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, 8 phương hướng cơ bản mà Dự thảo Cương lĩnh đề ra là một hệ thống tổng thể, bao quát; có quan hệ biện chứng với nhau và hoàn toàn thống nhất.
Đại biểu Lê Hữu Nghĩa cũng nhấn mạnh và hoàn toàn thống nhất với những đặc trưng mà Dự thảo Cương lĩnh đã chỉ ra về xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng, trong đó có hai đặc trưng quan trọng là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
Theo đại biểu Lê Hữu Nghĩa, dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh vừa là mục tiêu vừa là đặc trưng tổng quát mà CNXH chúng ta đang xây dựng. Trong đó dân giàu phải đảm bảo công bằng xã hội và dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật. 
Theo quan điểm của Bác Hồ, dân là chủ và dân làm chủ. Dân chủ chính là chìa khóa vạn năng, khi thuận lợi càng cần phát huy dân chủ và khi khó khăn lại càng phải phát huy dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền lợi cũng vì dân. Nếu thực hiện đúng điều dạy của Bác Hồ, theo đại biểu Lê Hữu Nghĩa, con đường đi lên CNXH của đất nước ta sẽ thành công.
Với đặc trưng còn một số ý kiến khác nhau nhất đó là có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu, đại biểu Lê Hữu Nghĩa  tin tưởng với chế độ công hữu  các tư liệu sản xuất chủ yếu vẫn tiếp tục thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài và phát triển kinh tế tư nhân.
Bởi nếu như chúng ta có cơ chế, chính sách pháp luật, cụ thể thì vẫn thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác trong Cương lĩnh bây giờ đã xác định rằng, kinh tế tư nhân chính là một trong những động lực phát triển nền kinh tế. Vấn đề quan trọng là chính sách của chúng ta rộng mở, thông thoáng, tạo điều kiện hết sức cho các nhà đầu tư. Công hữu như thế nào làm sao để gắn kết lợi ích của người lao động với lợi ích chung của tập thể để tạo động lực cho người lao động và cho sự phát triển đất nước. Đó mới là điều quan trọng.
Phòng chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng
 

 

Phát biểu tham luận tại ĐH, trong đó đánh giá về tình hình tham nhũng và kết quả công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) trong thời gian qua, đồng chí Vũ Tiến Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN cho biết, công tác PCTN có chuyển biến tích cực.

Đồng chí Vũ Tiến Chiến - Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN
Trong gần 5 năm (từ 2006-2010), đã khởi tố 1.613 vụ án tham nhũng với 3.284 bị can; 8 vụ án trọng điểm được chỉ đạo xử lý nghiêm, bảo đảm các quy định của pháp luật…
Từ năm 2007 đến nay, Tổ chức minh bạch quốc tế xếp hạng Việt Nam về chỉ số cảm nhận tham nhũng năm sau tốt hơn năm trước: Năm 2007 thứ 123/179; 2008 thứ 121/180; 2009 thứ 120/180 và năm 2010 thứ 116/178 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Từ thực tiễn kết quả công tác PCTN trong nhiệm kỳ vừa qua, Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN đã đưa ra một số chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh PCTN.
 

 

Đó là, trong nhiệm kỳ tới cần tiếp tục thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu tranh PCTN. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa lâu dài của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước. Kiên quyết phấn đấu đạt mục tiêu: ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội và điều kiện phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức liêm chính; củng cố lòng tin của nhân dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Chú trọng tập trung vào 8 giải pháp chủ yếu: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục; Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về quản lý KTXH; hoàn thiện cơ chế, giải pháp về PCTN; Tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án; Nâng cao vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp và phát huy vai trò của xã hội trong PCTN; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng; Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các BCĐ về PC; Đẩy mạnh và tăng cường hợp tác quốc tế về PCTN.
Đối với việc lựa chọn các Uỷ viên Trung ương kỳ này, đồng chí Vũ Tiến Chiến cho rằng, ngoài tiêu chuẩn chung cần coi trọng tiêu chuẩn: không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí. Cần nhìn thẳng vào sự thật những biểu hiện “giàu nhanh”, “lên chức nhanh”; nếu giàu nhanh do làm giàu chính đáng, lên chức nhanh do tài năng là rất đáng trân trọng học tập; nhưng những biểu hiện giàu nhanh là do tiêu cực, tham nhũng, lên chức nhanh là do dùng tiền để “chạy chức”, “chạy quyền” thì phải làm rõ, lên án và nghiêm trị.
Hoa Liên - Nguồn: Chinhphu.vn
Các tin liên quan
Các tin khác
Xem tin theo ngày