Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.696.540
Truy câp hiện tại 2.861
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác tuyên giáo
Ngày cập nhật 24/02/2009
Tại Hội nghị Tổng kết công tác tuyên giáo toàn quốc năm 2008

“ Tăng cường hiệu quả, hiệu lực giải quyết những vấn đề tư tưởng, văn hoá, khoa học, giáo dục… của Ban và của toàn ngành, cố gắng đạt một số kết quả vững chắc” – Phương hướng công tác tuyên giáo năm 2009 nhấn mạnh đến hiệu quả và hiệu lực của công tác tư tưởng. Đây là hai trong nhiều vấn đề quan trọng của công tác Tuyên giáo.

Qua hai năm rưỡi thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, toàn ngành công tác tuyên giáo đã thực hiện khá đầy đủ phương châm“ Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động; nhân cái đẹp, dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, tạo nên hiệu quả, hiệu lực của công tác tuyên giáo, góp phần quan trọng cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện mục tiêunăm 2008: Phấn đấu vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp và mục tiêu toàn khoá X là“ sớm đưa nước ta tháot khỏi tình trạng nước kém phát triển”.

Nhìn lại công tác nửa nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng, công tác Tuyên giáo đã làm được nhiều việc lớn ở tầm tham mưu, có tính chiến lược và thực sự đang đi vào cuộc sống được chứng minh bằng hiệu quả, hiệu lực của công tác Tuyên giáo: Nghị quyết Trung ương về:  tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; Nghị quyết TW7 “ Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”; giúp Ban chỉ đạo TW phát động, triển khai“Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động đã đi nhanh vào cuộc sống và thực sự có chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động của toàn xã hội học tập và làm theo đạo đức Bác Hồ; triển khai nhiều đề án lớn do Bộ Chính trị và Ban Bí thư giao trong đó có Đề án biên soạn lịch sử quan hệ đặc biệt Việt – Lào, đề án chuyên gia Việt Nam giúp cách mạng Cămpuchia. Thực hiện có hiệu quả và hiệu lực về đổi mới việc học tập và triển khai nghị quyết; chỉ đạo, định hướng công tác giáo dục lý luận chính trị, báo chí – xuất bản, thông tin, tuyên truyền, báo cáo viên và đặc biệt triển khai nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về“Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật, văn hoá - văn nghệ trong tình hình mới” và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 27 về cưới xin, ma chay, lễ hội, định hướng xây dựng đời sống văn hoá văn minh, hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Cũng trong nửa nhiệm kỳ Đại hội X, công tác Tuyên giáo đã tham mưu cho cấp ủy về công tác giáo dục - đào tạo; khoa học, công nghệ, môi trường, các vấn đề xã hội như y tế, thể thao, phòng chống HIV – AIDS…

Đánh giá về hiệu quả, hiệu lực của công tác Tuyên giáo từ sau Đại hội X đến nay, Ban tuyên giáo Trung ương khẳng định: Đội ngũ những người làm công tác Tuyên giáo “ đã vững vàng trước mọi khó khăn thử thách, hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao… Đã luôn trăn trở tìm tòi đổi mới phương thức công tác phù hợp với tình hình mới, với đòi hỏi mới… Vừa phấn đấu làm tốt công tác tham mưu, vừa quan tâm giải quyết công việc thường xuyên… phối hợp tốt hơn với các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong chỉ đạo, lãnh đạo, xử lý tình huống phức tạp, nhạy cảm… Cán bộ, nhân viên đều trưởng thành hơn qua thực tiễn công tác…”

Nhưng cũng phải nói rằng, trong nửa nhiệm kỳ qua, công tác Tuyên giáo còn bộc lộ một số hạn chế cần sớm khắc phục: Tính chủ động trong nghiên cứu lý luận và tham mưu còn yếu; khả năng dự báo những tác động vào tư tưởng và diễn biến tư tưởng của các giai tầng trong xã hội còn hạn chế, việc chỉ đạo các binh chủng công tác Tuyên giáo, đặc biệt là báo chí – xuất bản, văn hoá, văn nghệ chưa kịp thời và thiếu tính hiệu lực; tính thuyết phục, tính chiến đấu, tính khoa học của công tác Tuyên giáo chưa cao nên cũng hạn chế hiệu quả của công tác Tuyên giáo…

Năm 2008 là một năm đặc biệt, có những biến cố khó lường cả về kinh tế – xã hội, thời tiết và dịch bệnh, bất lợi cho sự phát triển của đất nước do tác động lớn của sự suy giảm kinh tế toàn cầu, kéo theo sự suy giảm của các quốc gia trong đó có Việt Nam. Sự lo lắng, bức xúc của toàn xã hội, tư tưởng thiếu an tâm của không ít nhà đầu tư trong những tháng đầu năm đã đặt lên vai trách nhiệm của những người làm công tác Tuyên giáo, làm sao phải tiến hành công tác tư tưởng một cách có hiệu quả nhất, góp phần cùng toàn Đảng ổn định tình hình tư tưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, được các cơ quan làm công tác Tuyên giáo xác định là một nhiệm vụ trọng tâm. Ban Tuyên giáo TW đã chỉ đạo kịp thời các binh chủng, các địa phương tập trung tuyên truyền giáo dục nhận thức đúng tình hình, đồng thuận trong việc thực hiện các kết luận của Bộ Chính trị, các chủ trương lớn của Chính phủ về ổn định và phát triển kinh tế – xã hội trong bối cảnh vừa chống lạm phát, vừa chủ động ngăn ngừa thiểu phát. Nhiều văn bản định hướng, chỉ đạo, nhiều buổi toạ đàm, nhiều chuyên gia kinh tế – xã hội đã liên tục đăng phát trên báo chí; truyền đạt trong các hội nghị báo cáo viên và trong các buổi sinh hoạt Đảng, đoàn thể định hướng tư tưởng cho xã hội. Những đóng góp của công tác Tuyên giáo 2008 được ghi nhận là đã cùng toàn Đảng, toàn dân tạo nên sự chuyển biến tích cực: Toàn xã hội an tâm tư tưởng vì giữ được ổn định chính trị – xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, chặn được đà lạm phát, ngăn ngừa thiểu phát, đảm bảo an sinh xã hội… Cả nước vui Tết Kỹ Sửu trong bầu không khí chính trị, xã hội lành mạnh, vui tươi, hạnh phúc “ nhà nhà có Tết, người người có Tết; người nghèo cả nước được Nhà nước, xã hội chăm lo chu đáo, ân tình. Có thể coi đây là một bài học kinh nghiệm của công tác Tuyên giáo năm 2008 là chủ động tham mưu, chỉ đạo, xử lý những vấn đề mới nảy sinh tác động lớn đến tư tưởng, đồng thời bài học về công tác Tuyên giáo phải gắn kết với những vấn đề kinh tế – xã hội, đời sống.

“Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” có sức lan toả nhanh và sâu trong xã hội, hiệu quả lớn nhất chính là từ nhận thức đúng và sâu sắc đã chuyển thành việc làm tốt, có ý nghĩa thiết thực. Sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế – xã hội vừa qua có phần tác động quan trọng của cuộc vận động chính trị lớn. Cả hệ thống công tác Tuyên giáo từ Trung ương đến cơ sở đều đồng tâm, hiệp sức triển khai cuộc vận động từ bước 1 đến bước 2 và tiếp tục đẩy mạnh ở các bước sau, quyết tâm làm chuyển biến đạo đức, tư cách cán bộ, đảng viên và toàn xã hội theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhiều lĩnh vực khác của công tác Tuyên giáo năm 2008 nằm trong nhiệm vụ nửa nhiệm kỳ Đại hội X đang được toàn ngành triển khai tích cực và đồng bộ: Tiếp tục triển khai Nghị quyết TW5 về “ Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, Nghị quyết TW7 “ về xây dựng đội ngũ tri thức trong thời kỳ CNH – HĐH”; Nghị quyết 23 Bộ Chính trị “ Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và nhiều đề án phục cho công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, tham mưu và chỉ đạo các binh chủng của công tác Tuyên giáo.

Năm 2009 là năm bản lề, rất quan trọng để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng “Nâng cao nang lực và sức chiến đấu của đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Với ngành Tuyên giáo càng thấy rõ hơn tình hình kinh tế – xã hội sẽ có khó khăn hơn, các tình huống tư tưởng sẽ phát sinh phức tạp hơn, đòi hỏi những người làm công tác tư tưởng cần nhạy bén hơn đổi mới hơn phương thức công tác và phong cách làm việc khẩn trương, khoa học, sát thực tiễn để góp phần tích cực cùng toàn xã hội ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội, giữ ổn định chính trị, tăng cường an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Phải chăng công tác Tuyên giáo lúc này cần nhắc lại và nhấn mạnh đến phương châm của Đảng “Toàn Đảng làm công tác tư tưởng”, trước hết là cấp uỷ các cấp, trong đó người đứng đầu cấp ủy chịu trách nhiệm trước Đảng về công tác tư tưởng trong đảng bộ và địa phương mình. Sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ là điều kiện để tăng cường hiệu quả, hiệu lực công tác tuyên giáo.

Cần tiếp tục đổi mới tư duy tư tưởng, lý luận, đổi mới phong cách làm việc cho phù hợp với tình hình mới. Thực tiễn phát triển rất nhanh chóng, nếu công tác Tuyên giáo không tiếp tục đổi mới thì sẽ không theo kịp tình hình và như vậy sẽ hạn chế hiệu quả, hiệu lực. Khắc phục tư duy và cách nghĩ, cách làm cũ, áp đặt từ trên xuống, thiếu dân chủ. Yêu cầu mới là cần tự do tư tưởng từ trong Đảng đến xã hội, lắng nghe các ý kiến của các giai tầng xã hội, để có thể xử lý đúng và kịp thời những vấn đề mới nảy sinh.

Không thể không nâng cao chất lượng điều tra xã hội học và dự báo tình hình và diễn biến tư tưởng năm 2009 để tham mưu, chỉ đạo, xử lý đúng, có sức thuyết phục để mọi người “tâm phục, khẩu phục”.

Định hướng tư tưởng đúng và kịp thời trên cơ sở nghiên cứu, dự báo và nắm thực tiễn là bài học kinh nghiệm lâu năm của công tác tư tưởng cho đến hôm nay vẫn đúng và càng có ý nghĩa thực tiễn đối với chỉ đạo công tác tuyên giáo năm 2009 và các năm tiếp theo.

Công tác tuyên giáo hiện nay đang cần và rất cần có đội ngũ cán bộ ngoài đạo đức, lối sống, phong cách tốt, phải có năng lực, có tầm nghiên cứu, phát hiện, tham mưu những vấn đề có tính chiến lược và xử lý những vấn đề mới nảy sinh về tư tưởng.

Những vấn đề nêu lên trên đây xuất phát từ thực tiễn công tác Tuyên giáo nửa nhiệm kỳ qua, mà năm 2009 tiếp tục nghiên cứu, thực hiện để công tác Tuyên giáo thực sự có hiệu quả, hiệu lực, khi triển khai nhiều nhiệm vụ lớn mà Ban Tuyên giáo TW đã nêu ra. Đó là thực hiện nghiêm túc 9 chương trình hành động thực hiện NQĐH X của Đảng, triển khai các đề án thực hiện Nghị quyết Hội nghị TW5, Hội nghị TW7 và các Nghị quyết TW khác; đưa cuộc “ Vận động học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh” đi vào chiều sâu trong bước 2, tạo sự chuyển biến thực sự cả về nhận thức và hành động của toàn xã hội, trước hết là cán bộ, đảng viên học tập đạo đức Bác Hồ, hướng mạnh về cơ sở, bám sát và tổng kết thực tiễn, tăng cường đối thoại mở rộng thông tin, xử lý kịp thời những vấn đề tư tưởng mới nảy sinh; tăng cường đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, nâng cao năng lực tác chiến của các binh chủng công tác tư tưởng đấu tranh chống “ diễn biến hoà bình” không để các thế lực thù địch và phần tử xấu lợi dụng tình hình, xuyên tạc, tung tin thất thiệt, gây hoang mang dư luận.

Công tác Tuyên giáo là một bộ phận quan trọng cấu thành sự lãnh đạo của Đảng, vì vậy không chỉ có cơ chế toàn Đảng làm công tác tư tưởng, mà còn có cơ chế các cơ quan Tuyên giáo các cấp được phát biểu ý kiến với Chính phủ và chính quyền các cấp về các chủ trương, chính sách, các dự án lớn và những vấn đề có tính nhạy cảm dưới góc độ tư tưởng nhằm tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của toàn xã hội đối với những quyết định, chính sách, quy định mới của chính quyền các cấp; đồng thời tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa công tác Tuyên giáo với các cơ quan, ban, ngành của chính quyền trong việc cung cấp thông tin và chỉ đạo xử lý những vấn đề cần thiết, góp phần ổn định xã hội và sự phát triển của đất nước.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày