Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.861.433
Truy câp hiện tại 1.395
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Tìm hiểu Hội nghị Trung ương 9 (Phần 1)
Ngày cập nhật 25/02/2009

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 đã họp và quyết định nhiều vấn đề về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng từ nay cho đến hết nhiệm kỳ Đại hội X, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XI. 

1. Giới thiệu tổng quát về Hội nghị Trung ương lần thứ 9 (khoá X)

Hội nghị Ban Cháp hành Trung ương lần thứ 9 được tổ chức từ ngày 5/01/2009 đến ngày 13/01/2009. Trước đây, trong chương trình toàn khoá thì gọi là Hội nghị Trung ương lần thứ tám, trước diễn biến tình hình khu vực và thế giới, trước những khó khăn mà chúng ta phải đương đầu trong năm 2008, Trung ương có bổ sung thêm một kỳ họp để nghe về tình hình kinh tế - xã hội năm 2008 và chuẩn bị một bước cơ bản cho kế hoạch năm 2009, Hội nghị Trung ương đó gọi là Hội nghị Trung ương tám và Hội nghị Trung ương lần này gọi là Hội nghị Trung ương lần thứ chín.

1.1 Hội nghị Trung ương lần thứ 9 tập trung vào 3 mảng công việc:

* Mảng công việc quan trọng thứ nhất là Trung ương tập trung nghe thảo luận để quyết nghị về 4 báo cáo quan trọng, đó là:

- Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại Hội X trong nửa đầu nhiệm kỳ;

- Báo cáo kiểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc gắn với nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang trong tình hình mới;

- Báo cáo kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;

- Báo cáo 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đây là 4 báo cáo trọng tâm của Hội nghị Trung ương lần này. Trên cơ sơ 4 báo cáo này Trung ương thảo luận, quyết nghị và sau đó ban hành các văn bản chỉ đạo.

* Mảng công việc quan trọng thứ hai là Trung ương nghe và cho ý kiến về một số báo cáo, trong đó có một số báo sau đây:

- Một là, Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội X;

- Hai là, Báo cáo tình hình thực hiện quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong nửa đầu nhiệm kỳ;

- Ba là; Báo cáo tình hình công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng và thực hiện quy chế làm việc của Ủy Ban kiểm tra Trung ương;

- Bốn là, Báo cáo những công việc quan trọng của Bộ Chính trị đã giải quyết từ Hội nghị Trung ương VII cho đến Hội nghị Trung ương IX;

- Năm là, Báo cáo công tác tài chính ngân sách của Đảng năm 2008;

- Sáu là, Báo cáo công tác trong nửa đầu nhiệm kỳ của các đồng chí lãnh đạo chủ chốt và đồng chí chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra Trung ương.

Như vậy, ngoài 4 bản báo cáo chính rất quan trọng Trung ương nghe và cho ý kiến 6 bản báo cáo trên, tổng cộng là có 10 bản báo cáo.

* Mảng công việc quan trọng thứ ba là Trung ương thảo luận, cân nhắc bầu bổ sung Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương chính thức và Ủy Ban kiểm tra Trung ương.

1.2 Những điểm nổi bật của Hội nghị Trung ương 9

Từ những nội dung mà Hội nghị tập trung bàn, chúng ta có thể rút ra có 5 nét nổi bật nhất qua kỳ họp Trung ương lần này, đó là:

- Thứ nhất, đây là Hội nghị Trung ương có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì, đây là Hội nghị sơ kết nửa nhiệm kỳ và chừng mực nào đó, nó không chỉ là sơ kết của Trung ương mà trên thực tế là sự sơ kết của các cấp, các ngành trên phạm vi toàn quốc. Trong 10 bản báo cáo nêu trên, có thể nói tuyệt đại đa số đều gắn với Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ. Trong 10 báo cáo, có 5 báo ghi rất rõ là kiểm điểm nửa đầu nhiệm kỳ. Từ kiểm điểm chung cho đến kiểm điểm công việc của các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư; kiểm điểm việc thực hiện quy chế làm việc; kiểm điểm công tác kiểm tra, giám sát thi hành kỷ luật Đảng cũng là nửa nhiệm kỳ; kiểm điểm kết quả công tác của các đồng chí cán bộ chủ chốt: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và đồng chí Chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra cũng là nửa nhiệm kỳ. 3 báo cáo khác: Báo cáo về lãnh đạo phòng, chống tham nhũng; Báo cáo về thực hiện chiến lược công tác cán bộ; Báo cáo về kiểm điểm thực hiện chiến lược bảo vệ Tổ quốc, tuy không gọi kiểm điểm nửa nhiệm kỳ, nhưng thực chất cũng gắn rất chặt với kiểm điểm nửa nhiệm kỳ. Với 3 báo cáo trên, khung thời gian rộng hơn, nhưng cũng là những báo cáo có tính chất bổ sung, đi sâu đánh giá chung trong nửa đầu nhiệm kỳ. Chỉ còn 2 báo cáo đánh giá mang tính chất thường niên: Báo cáo tài chính Đảng năm 2008; Báo cáo công việc giải quyết công việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ Hội nghị Trung ương 7 cho đến Hội nghị Trung ương 9. Như vậy, có 8 báo cáo đều liên quan đến đánh giá hoạt động của Đảng ta trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội X.

Tính chất của Hội nghị sơ kết nửa nhiệm kỳ còn thể hiện ở chỗ, khác với các Hội nghị Trung ương trước đây, lần này Ban Chấp hành Trung ương làm công tác nhân sự, kiện toàn Ban Chấp hành, kiện toàn Bộ Chính trị, kiện toàn Ban Bí thư, kiện toàn Ủy Ban kiểm tra Trung ương. Vì Hội nghị có tính chất là Hội nghị sơ kết nửa đầu nhiệm kỳ cho nên có thể nói tầm khái quát, tầm chỉ đạo của Hội nghị là rất quan trọng. Các hội nghị Trung ương trước đây, chỉ tập trung vào bàn và quyết nghị một số vấn đề hoặc là kinh tế, hoặc là chính trị, hoặc là đối ngoại…, nhưng lần này tầm bao quát, tầm chỉ đạo của Hội nghị là toàn bộ công việc của toàn Đảng trong một thời gian dài và trước mắt tập trung từ nay cho đến hết nhiệm kỳ Đại hội X, chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XI. Do đó, việc quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết có ý nghĩa rất đặc biệt.

- Thứ hai, đây là một Hội nghị mà các bản báo cáo quan trọng trình ra trước Hội nghị đều được chuẩn bị và tiến hành sơ kết, tổng kết từ dưới lên trên.

Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong nửa đầu nhiệm kỳ không chỉ là kết quả chuẩn bị của Ban chỉ đạo do đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trực tiếp phụ trách, Báo cáo còn là sự tổng hợp kết quả sơ kết của các cấp uỷ đảng được triển khai theo hướng dẫn của Bộ Chính trị.

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng là kết quả không chỉ của Ban chỉ đạo do đồng chí Hồ Đức Việt, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trực tiếp phụ trách, mà nó cũng là sự chắt lọc từ các báo cáo tổng kết của các địa phương, các bộ, ban ngành về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII).

Báo cáo kết quả 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trình bày trước Hội nghị lần này cũng là kết quả không chỉ của Ban Chỉ đạo do đồng chí Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách, mà nó cũng là kết quả tổng hợp báo cáo sơ kết của các cấp, các ngành kết hợp với việc triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Báo cáo lần này có điểm khác là nó được xây dựng không chỉ có tính chất chuyên đề của một tập thể các đồng chí trong Ban chỉ đạo, của các đồng chí trong bộ phận biên tập, mà nó còn là kết quả tổng kết từ dưới lên trên của các cấp uỷ, của các cấp, các ngành. Đây là điểm đặc biệt khác với việc chuẩn bị của các kỳ họp Trung ương trước. Các ban chỉ đạo sơ kết, tổng kết để phục vụ cho Hội nghị Trung ương 9 lần này làm việc với tầm nhận thức rằng, đây là Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ. Cho nên có thể nói rằng, các báo cáo trình ra Hội nghị Trung ương lần này là kết quả của một quá trình làm việc rất nghiêm túc, khoa học.

Riêng Báo cáo kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng trong nửa đầu nhiệm kỳ (2006-2008), Ban Chỉ đạo đã trực tiếp làm việc với 17 tỉnh uỷ, thành uỷ; 6 ban cán sự đảng, cán bộ của các bộ, ngành với 2 ban đảng Trung ương; đã tổ chức 5 hội nghị lấy ý kiến một số đồng chí uỷ viên Trung ương, một số đồng chí Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; nghe các đồng chí nguyên là lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã đóng góp ý kiến rất thẳng thắn, rất chi tiết về các vấn đề liên quan đến nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội X; lắng nghe ý kiến của đại diện các tập đoàn, các tổng công ty lớn… Phải nói đây là một quá trình chuẩn bị rất nghiêm túc, rất khoa học. Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã khảo sát làm việc tại 25 địa phương; đã xây dựng 8 nhóm chuyên đề có tính chất tổng kết về mặt khoa học, lý luận; đã nghiên cứu và tổng kết một bước kinh nghiệm làm công tác cán bộ của một số nước; tổ chức 4 cuộc hội thảo khoa học lớn, những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn công tác cán bộ và cũng đã tổ chức; tham khảo ý kiến rất sâu của một số đồng chí lãnh đạo có kinh nghiệm trong công tác tổ chức cán bộ. Có những lúc Ban Chỉ đạo chỉ mời 3, 4 đồng chí đến để toạ đàm sâu, cần thiết thì mời riêng từng đồng chí để lắng nghe thật kỹ, thật hết những vấn đề mà các đồng chí đã kinh qua nhiều năm tháng công tác trăn trở, tích luỹ để đề xuất các vấn đề. Như vậy, tính chất nghiêm túc, công phu thể hiện trong các báo cáo trình Hội nghị Trung ương 9 là rất rõ.

- Thứ ba, Hội nghị Trung ương lần này vừa tập trung thảo luận để quyết nghị một cách đồng bộ, toàn diện các vấn đề liên quan đến hoạt động của Đảng, của đất nước vừa đi sâu một số vấn đề trọng tâm, trọng điểm. Trong báo cáo sơ kết nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội X, Trung ương đã đi sâu kiểm 5 mảng công tác lớn: Phát triển kinh tế; phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, một số vấn đề liên quan đến y tế, văn hoá, xã hội; tập trung kiểm điểm, đánh giá về việc bảo vệ tài nguyên, môi trường; kiểm điểm việc thực hiện công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại; kiểm điểm công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị và phát huy dân chủ. Năm mảng công tác lớn nêu trên có tính chất bao quát, toàn diện các hoạt động lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước liên quan đến toàn bộ hoạt động của đất nước.

Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược cán bộ đánh giá một cách hết sức toàn diện: Đánh giá tình hình đội ngũ cán bộ hiện nay sau 10 năm thực hiện; đánh giá công tác cán bộ trong việc thực hiện chiến lược; đánh giá sâu từng khâu trong công tác cán bộ (quy hoạch, bồi dưỡng, đào tạo, luân chuyển, sử dụng, thực hiện chính sách cán bộ). Công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí được đánh giá rất toàn diện, triển khai về mặt nhận thức, về mặt tổ chức bộ máy và các giải pháp thực hiện Nghị quyết. Đồng thời với việc kiểm điểm một cách toàn diện, Trung ương cũng tập trung vào những điểm nhấn quan trọng, hoặc những vấn đề bức xúc đang đặt ra:

+ Điểm nhấn thứ nhất là quan tâm đến Chiến lược bảo vệ Tổ quốc;

+ Điểm nhấn thứ hai là công tác cán bộ;

+ Điểm nhấn thứ ba là kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương ba về phòng, chống tham nhũng lãng phí. Trong lịch sử các kỳ họp Trung ương có lẽ chưa có lần nào một nghị quyết mới ban hành trong 2 năm lại được tiến hành sơ kết ở tầm Trung ương;

+ Điểm nhấn thứ tư là kiểm điểm sâu về vấn đề thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, vấn đề kỷ luật Đảng.

- Thứ tư, Hội nghị Trung ương thể hiện rất rõ tinh thần hành động. Các kỳ họp trước, Trung ương thảo luận và sau đó ra nhiều nghị quyết. Trong dư luận, nhiều đồng chí cán bộ, đảng viên và nhân dân có nói là Trung ương ra nhiều nghị quyết quá. Những ý kiến đó cũng được Trung ương đưa ra thảo luận và thấy rằng, các kỳ họp Trung ương 3, Trung ương 4, Trung ương 5, Trung ương 6, Trung ương 7 đều bàn về những vấn đề hoặc là đã qua nhiều kỳ đại hội nhưng chưa kết luận được như: vấn đề công nhân gác lại lâu quá, vấn đề trí thức, vấn đề “tam nông” cũng gác lại lâu quá, vấn đề thể chế kinh tế thị trường mới quá, cần thiết quá… Những vấn đề liên quan đến đổi mới phương thức, đổi mới, củng cố lại bộ máy của hệ thống chính trị từ tổ chức Đảng đến tổ chức Nhà nước cũng đã bàn nhưng chưa đi đến kết quả một cách thật cụ thể. Để lãnh đạo, chỉ đạo không thể không có những nghị quyết, chính vì vậy, có Hội nghị Trung ương ra 3 nghị quyết, có Hội nghị Trung ương ra 5 nghị quyết. Đó là những công việc không thể không làm

Từ Hội nghị Trung ương 9, tinh thần của Trung ương là không ban hành nhiều nghị quyết, mà tập trung vào kiểm tra, đôn đốc các nghị quyết đã ban hành. Do vậy, tuy đây là một kỳ họp Trung ương dài ngày, bàn nhiều vấn đề, nhưng chỉ có 1 Nghị quyết. Đó là Nghị quyết về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng. Còn kết luận thì có kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung tám về chiến lược bảo vệ Tổ quốc rất ngắn gọn, khẳng định là cần phải tiếp tục thực hiện tốt hơn nhiệm vụ này; kết luận về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020; về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng. Còn Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, Trung ương thấy không cần phải ra nghị quyết hay kết luận, vì mới thực hiện được 2 năm, chỉ cần tiếp tục phát huy những kết quả làm được và khắc phục những hạn chế, yếu kém để làm cho tốt hơn. Có lẽ cho đến nay, chưa có kỳ họp nào của Trung ương (Khoá X) mà lại ít văn bản như lần này. Tính hành động thể hiện rất rõ.

- Thứ năm, Hội nghị thể hiện tinh thần dân chủ, trách nhiệm rất cao trong việc thảo luận và quyết định các vấn quan trọng trong đời sống của Đảng, của Đất nước. Phần lớn thời gian của Hội nghị (từ ngày 5 đến ngày 13/01/2009), tuyệt đại bộ phận là dành cho thảo luận. Các tờ trình của Bộ Chính trị rất là ngắn gọn, sau đó Trung ương về tổ thảo luận và trong quá trình thảo luận các ý kiến được tổng hợp, những vấn đề gì còn có ý kiến khác nhau, thì đưa ra thảo luận tại Hội trường để tạo được sự thống nhất. Trên cơ sở thảo luận của Trung ương ở tổ và ở hội trường, Bộ Chính trị tiếp thu và giải trình những ý kiến còn khác nhau. Trên cơ sở đó Trung ương thảo luận thống nhất để cho ý kiến vào các kết luận, các nghị quyết với tinh thần làm việc rất dân chủ. Bản báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của Trung ương, nhất là ý kiến thảo luận ở các tổ rất thẳng thắn, tiếp cận từ nhiều góc độ, từ nhiều khía cạnh để đi đến những đánh giá, những kết luận chung một cách thấu đáo, toàn diện.

Vấn đề nhân sự cũng được triển khai theo một quy trình hết sức dân chủ và đầy trách nhiệm. Sau kỳ họp Trung ương lần thứ 8, đồng chí Tổng Bí thư có gửi thư cho tất cả các đồng chí uỷ viên Trung ương và đề nghị các đồng chí uỷ viên Trung ương cân nhắc giới thiệu và cho ý kiến xoay quanh vấn đề nhân sự. Một là, có cần thiết bổ sung Bộ Chính trị, Ban Bí thư; hai là, số lượng bao nhiêu là thích hợp; ba là, đề xuất nhân sự cụ thể từ đánh giá của từng đồng chí uỷ viên Trung ương.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các đồng chí uỷ viên Trung ương, Bộ Chính trị họp nghe kết quả và cho ý kiến bước đầu. Đến Hội nghị Trung ương 9, thì toàn bộ kết quả tổng hợp ý kiến của các đồng chí uỷ viên Trung ương được báo cáo một cách công khai, đầy đủ. Trên cơ sở kết quả báo cáo đó, Trung ương chia tổ thảo luận, cân nhắc, sau đó tiếp tục đưa ra Hội Trường để tập thể Trung ương cùng thảo luận, cân nhắc. Trong quá trình thảo luận, có vấn đề gì băn khoăn, các đồng chí uỷ viên Trung ương đề nghị Bộ Chính trị giải trình rõ, công khai, minh bạch. Trên cơ sở thảo luận, cân nhắc một cách toàn diện, Trung ương nhất trí cao là cần thiết phải bổ sung Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Trung ương chính thức, Ủy viên Kiểm tra Trung ương để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Chính trị là chủ trì triển khai các hoạt động giữa 2 kỳ họp Trung ương; lãnh đạo chỉ, chỉ đạo những vấn đề quan trọng của Đảng, của đất nước, cho nên cần bổ sung đồng chí uỷ viên Bộ Chính trị có một cương vị phụ trách những lĩnh vực đặc biệt quan trọng. Một trong những công việc hết sức quan trọng và cần thiết là phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa công tác lý luận, làm tốt hơn nữa công tác tư tưởng, trong bối cảnh khu vực, thế giới, đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, tác động trực tiếp hàng ngày, hàng giờ đến lĩnh vực tư tưởng. Trung ương đã thảo luận thống nhất cao bầu bổ sung đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Ủy viên Bộ Chính trị.

Ban Bí thư là cơ quan điều hành công việc thường xuyên, hàng ngày của Đảng, cho nên cần thiết phải có những đồng chí đại diện cho những đầu mối quan trọng, nắm nhiều thông tin, có điều kiện và khả năng cùng tập thể Ban Bí thư giúp Trung ương, giúp Bộ Chính trị giải quyết những công việc thường xuyên. Trên cơ sở cân nhắc kỹ, Trung ương thống nhất bầu đồng chí Ngô Văn Dụ, Chánh Văn phòng Trung ương tham gia Ban Bí thư. Như chúng ta đã biết sau Hội nghị Trung ương 4, trên tinh thần rút gọn các đầu mối, Văn phòng Trung ương đã hợp nhất với Ban Kinh tế Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tài chính - Quản trị Trung ương. Như vậy, 4 đơn vị rất lớn này tập trung vào một đầu mối, nên đồng chí Chánh văn phòng Trung ương là đồng chí có điều kiện để bao quát một lĩnh vực hoạt động khá rộng và quan trọng của Đảng. Đồng chí Chánh Văn phòng tham gia Ban Bí thư sẽ có điều kiện tốt để cùng tập thể Ban Bí thư nắm bắt thông tin, xử lý thông tin, bàn bạc giải quyết các công việc hàng ngày.

Trong bối cảnh hiện nay, để thực hiện tinh thần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thì khối công tác vận động quần chúng là rất quan trọng. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cần phải có người đủ sức bao quát một mảng công việc rất rộng lớn, rất nhạy cảm quan trọng này. Trung ương thống nhất bầu đồng chí Hà Thị Khiết, Uỷ viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương tham gia Ban Bí thư Trung ương.

Nhiệm kỳ X, Ban Chấp hành Trung ương, có 160 đồng chí uỷ viên Trung ương chính thức, 21 đồng chí uỷ viên dự khuyết. Sau nửa nhiệm kỳ hoạt động, Trung ương chính thức khuyết 01 đồng chí đã thôi làm công tác quản lý và có nguyện vọng xin nghỉ công tác. Theo Quy chế và Điều lệ là đồng chí uỷ viên Trung ương nào không còn giữ cương vị, trọng trách trong hệ thống chính trị, thì cũng thôi Ủy viên Trung ương. Do đó, Ban Chấp hành Trung ương còn lại 159 đồng chí uỷ viên chính thức.

Ban chấp hành Trung ương cân nhắc, thấy rằng, công tác đối ngoại là công tác rất quan trọng trong bối cảnh đất nước ta ngày càng hội nhập sâu vào đời sống kinh tế quốc tế, trong bối cảnh tình hình quốc tế từng ngày, từng giờ có những diễn biến vô cùng phức tạp, cần phải tăng cường thêm Ủy viên Trung ương. Do đó, Trung ương thống nhất bầu đồng chí Phạm Bình Minh Ủy viên Trung ương dự khuyết, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao làm Ủy viên Trung ương chính thức.

Đối với Ủy Ban kiểm tra Trung ương, sau Đại hội X đến nay, nhiệm vụ, chức năng rất nặng nề. Ngoài những công việc lâu nay đã rất nặng là công tác kiểm tra Đảng, thi hành kỷ luật Đảng, thì sau Đại hội X có một mảng công việc rất mới và rất nặng là công tác giám sát, cho nên bầu bổ sung, kiện toàn Ủy Ban kiểm tra Trung ương là rất cần thiết. Vừa qua, do yêu cầu luân chuyển cán bộ và theo quy định chung có những đồng chí Ủy viên Ủy Ban kiểm tra Trung ương đã nghỉ công tác, cho nên Trung ương thống nhất bầu bổ sung 3 đồng chí ủy viên Ủy Ban kiểm tra Trung ương: một là, đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn; hai là ,đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Tỉnh ủy Hà Tĩnh; ba là, đồng chí Mai Trực, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND của tỉnh Khánh Hòa.

Như vậy, công tác nhân sự đã được tiến hành rất dân chủ, cân nhắc toàn diện.

Theo Tạp chí Ban Tuyên giáo TW
Các tin khác
Xem tin theo ngày