Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.871.386
Truy câp hiện tại 291
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Giữ gìn "pho lịch sử bằng vàng"
Ngày cập nhật 01/02/2012

Mùa xuân này, Đảng ta tròn 82 năm xây dựng, phấn đấu và trưởng thành. Nhớ lại vào dịp Xuân Canh Tý 1960, trong bài thơ Chúc mừng năm mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Mừng Nhà nước ta 15 xuân xanh / Mừng Đảng chúng ta 30 tuổi trẻ / Chúc đồng bào ta đoàn kết thi đua…”. 

Tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng (5-1-1960), Bác Hồ nói: “Hầu suốt mười lăm năm đầu, Đảng phải hoạt động bí mật. Hằng ngày hằng giờ, Đảng phải đương đầu với chính sách khủng bố cực kỳ dã man của thực dân Pháp. Côn Lôn, Lao Bảo, Sơn La và những nhà tù khác giam chật ních những người cộng sản. Nhiều cán bộ lãnh đạo và đảng viên đã anh dũng hy sinh. Tuy vậy, do tin tưởng sâu sắc rằng cuối cùng Đảng nhất định thắng lợi, cách mạng nhất định thành công, nên số đảng viên ngày càng đông, lực lượng Đảng ngày càng mạnh”. Cũng tại Lễ kỷ niệm này, để kết thúc bài nói chuyện, Bác đã đọc mầy câu thơ:

                               Đảng ta vĩ đại như biển rộng, như núi cao,
                               Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình
                               Đảng ta là đạo đức, là văn minh…
                               Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng.

Ngày nay, toàn Đảng phải làm gì để giữ gìn, tô thắm “pho lịch sử bằng vàng” tự hào ấy? Cũng trong bài nói chuyện, Bác Hồ chỉ rõ: “Hồi khởi nghĩa, Đảng ta chỉ có non 5.000 đảng viên mà lãnh đạo được nhân dân cả nước làm Cách mạng Tháng Tám thắng lợi.”. Hiện nay, Đảng ta đã có hơn 3 triệu đảng viên, gấp hơn 600 lần năm 1945.  Đó là một quá trình xây dựng, phấn đấu, trưởng thành của Đảng. Đảng lãnh đạo cần phải mạnh và phải được nhân dân tin tưởng. Tại Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), sau khi nêu những thành tựu, những mặt mạnh, đem lại những thành công trong lãnh đạo xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ thực trạng: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ tham nhũng, lãng phí, hư hỏng trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, kể cả ở cấp cao, chưa được đẩy lùi mà thậm chí ngày càng có chiều hướng nghiêm trọng hơn, làm xói mòn lòng tin đối với Đảng…”. Thực trạng lo ngại và đáng báo động đó buộc chúng ta phải đặt ra câu hỏi: “Pho lịch sử bằng vàng” đó nay có giữ gìn và được viết tiếp một cách xứng đáng hay không? Đó chính là câu hỏi bức thiết đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta. Là việc cần làm ngay với mong muốn tạo được những kết quả cụ thể, rõ rệt để củng cố niềm tin cho  nhân dân như đồng chí Tổng Bí thư đã thẳng thắn và chân tình phát biểu. 

Nhìn những bộc lộ tha hóa, suy thoái, mất đi phẩm chất cộng sản của một số không ít cán bộ, đảng viên, người ta dễ nhận ra nguyên nhân chính vẫn là do “tự diễn biến” trong chính mỗi cán bộ, đảng viên, do bản chất giai cấp công nhân không được vun đắp và giữ vững, do lối sống thực dụng, cá nhân chủ nghĩa mà sinh ra. Cũng từ đó sinh tham lam, cơ hội, thu vén cá nhân của cái đuôi “lối sống tiểu nông” - lối sống nặng nề tàn dư chế độ phong kiến, chưa thoát ra được những mục đích và động cơ cá nhân nhỏ hẹp, sự ích kỷ và lối sống bất cần phân biệt đúng - sai, phải - trái.

Đã làm lãnh đạo rất cần chữ “tín” làm đầu. Nhưng khi chữ “tín” suy giảm thì làm sao lãnh đạo được? Những nỗ lực xây dựng, củng cố, phê bình, tự phê bình cho dù mạnh tay đến mấy, nhưng nếu không thường xuyên, thiếu kiên quyết thì cũng bị biến thành những “phần mềm” lạc hậu, giảm giá trị. Hầu như những lời huấn dạy về đạo đức đã bị mất tác dụng trước hành vi phi đạo đức ngày càng lộng hành. Đây là sự cố tình vì cá nhân, vì lợi ích nhóm, cá nhân chủ nghĩa mà tự hạ nhân cách, coi thường pháp luật và bất chấp cả chân lý, bất cần đến cộng đồng xã hội, bất cần cả sự tồn vong của Đảng. Họ vì lòng tham, cái gì cũng chỉ thấy lợi trước mắt, kéo bè kết cánh để trục lợi thành cái dây “nhóm lợi ích”. Đó cũng là hậu quả sinh ra từ thực trạng kém phẩm chất, thiếu văn hóa trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý dẫn tới suy thoái, làm mất “văn hóa lãnh đạo”.

Sự xuống cấp chất lượng đảng viên phải được nhìn nhận từ cá nhân mỗi đảng viên đến tổ chức đảng đồng bộ với chất lượng công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên và công tác cán bộ. Cùng với trình độ giác ngộ, quan điểm tư tưởng, nhận thức và ý thức tự giác của mỗi đảng viên, tổ chức cơ sở đảng có vai trò rất quan trọng. Sự yếu kém tồn tại và lan tỏa là do những nguyên nhân sau: Chế độ sinh hoạt đảng không được duy trì nền nếp, chất lượng sinh hoạt đảng kém, vũ khí đấu tranh phê bình và tự phê bình không được phát huy, nguyên tắc và Điều lệ Đảng không được thực hiện nghiêm.

Từ chỗ quan điểm, tư tưởng lệch lạc, lập trường không vững, thiếu ý thức tự giác rèn luyện, lại thêm tự buông lỏng bản thân của mỗi đảng viên, quản lý lỏng lẻo của tổ chức đã dẫn tới những vi phạm, sai lầm. Trong khi đó, sự gương mẫu bị bỏ qua, ở đây kia cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy không những quan liêu mà có khi còn “vào hùa” với những sai lầm, cố ý làm sai, làm trái; công tác kiểm tra, giám sát yếu, người đứng đầu cấp ủy “dĩ hòa vi quý” làm cho cái mầm sai lầm ngày càng lớn và trở thành nghiêm trọng. Thậm chí, có nơi cấp trên và người đứng đầu không những thực hiện sai chức năng, bàng quan với chức trách, nhiệm vụ, thấy đảng viên sai mà không thực thi kỷ luật kịp thời còn bao che, làm cho sai lầm từ nhỏ thành lớn, từ cá nhân thành bè, nhóm, ê kíp, sinh ra yếu kém có hệ thống. Sự yếu kém trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, vai trò người đứng đầu cấp ủy mờ nhạt cũng phải xem công tác cán bộ làm tốt hay chưa? Từ việc đánh giá, tạo nguồn, bối dưỡng nguồn, bổ nhiệm, đề bạt, cất nhắc, giao quyền đã khách quan, chính xác chưa? Trong bài “Sửa đổi lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Khi cất nhắc một cán bộ, cần phải xét rõ người đó có gần gũi quần chúng, có được tin cậy và mến phục không”. Và: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng”. Sau cải cách ruộng đất, do Đảng ta kịp thời nhận ra, chỉ rõ sai lầm, xin lỗi dân, mạnh dạn và kiên quyết sửa chữa, nên Đảng được dân tin yêu hơn.

Đầu xuân Nhâm Thìn này, kỷ niệm 82 năm thành lập Đảng, nhìn lại chặng đường đã qua, không thể phủ nhận công lao và thành tựu trong lãnh đạo cách mạng qua các thời kỳ của Đảng ta. Những thành công đó thật xứng đáng Đảng ta “là cả một pho lịch sử bằng vàng”. Bác Hồ khẳng định: Thắng đế quốc và phong kiến là tương đối dễ; thắng bần cùng và lạc hậu còn khó hơn nhiều. Đảng vừa lo tính công việc lớn như đổi nền kinh tế và văn hoá lạc hậu của nước ta thành một nền kinh tế và văn hoá tiên tiến, đồng thời lại luôn luôn quan tâm đến những việc nhỏ như tương cà mắm muối cần thiết cho đời sống hằng ngày của nhân dân. Cho nên Đảng ta vĩ đại vì nó bao trùm cả nước, đồng thời vì nó gần gũi tận trong lòng của mỗi đồng bào ta. Đảng ta vĩ đại, vì ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, Đảng ta không có lợi ích gì khác.

Từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Bác Hồ đã kêu gọi các cán bộ, đảng viên: “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Mới đây, trong bài “Muốn Đảng mạnh phải loại bỏ chủ nghĩa cá nhân”, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã viết: “Nếu từng người không tự mình soi mình thì không thể giữ được sự trong sạch. Soi mình, chính là tự mình phát hiện ra cái gì nó làm cho mình làm trái với đạo đức cộng sản…, chúng ta cần kiên quyết và nhanh chóng loại bỏ chủ nghĩa cá nhân, củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào Đảng…”. Muốn xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần phải biết sửa chữa nhanh và có hiệu quả cao những khuyết điểm, những yếu kém còn tồn tại và phát sinh, cần tăng cường sự thống nhất ý chí và hành động; củng cố tổ chức chặt chẽ, tăng cường mối liên hệ mật thiết với nhân dân; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, coi đây là vấn đề sống còn của Đảng ta, chế độ ta. Trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên phải thực sự thông suốtt về tư tưởng. Khi tư tưởng đã thông suốt thì khó khăn gì cũng vượt được, công việc to lớn mấy cũng làm được. Lời Bác năm xưa còn đó: “Mỗi đảng viên và cán bộ của đảng chân chính cầm quyền phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản, cần kiệm xây dựng nước nhà, liên hệ chặt chẽ với quần chúng lao động, một lòng một dạ phấn đấu vì lợi ích tối cao của cách mạng và Tổ quốc”.

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vẫn xác định rõ: Công tác xây dựng đảng luôn là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng ta, chế độ ta. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta đã nhiều lần khẳng định, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đại hội XI của Đảng tiếp tục yêu cầu phải xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo… nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đại hội đã đề ra 8 nhiệm vụ cơ bản có tính hệ thống, toàn diện về xây dựng Đảng cần phải thực hiện có hiệu quả.

Thực tế cuộc sống đòi hỏi Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay được triển khai nhanh với biện pháp tổ chức thực hiện kiên quyết và lấy hiệu quả làm trọng, thiết thực gìn giữ “pho lịch sử bằng vàng”, thực sự được nhân dân tin tưởng, Ba vấn đề đang được coi là thực sự cấp bách, cần làm ngay mà Trung ương đã xác định rất cần có biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt để giải quyết. Trong các biện pháp đó, thiết nghĩ biện pháp tăng cường mối liên hệ mật thiết với nhân dân, thực sự coi trọng dân chủ rộng rãi cần được coi là quan trọng hơn hết. Thường xuyên tăng cường mối liên hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng dân và dựa vào dân để xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vũng mạnh.
 
                                                                                                                                   Bùi Văn Bồng

Nguồn Tạp chí xây dựng Đảng
Các tin khác
Xem tin theo ngày