Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.696.540
Truy câp hiện tại 83
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản trong công tác phòng, chống tham nhũng trong Đảng bộ Dân Chính Đảng
Ngày cập nhật 02/07/2010

         Bám sát và kiên định mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) đã đề ra là "Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính", qua hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Luật Phòng, chống tham nhũng ở các cơ quan thuộc Đảng bộ khối Dân Chính Đảng đã đạt được một số kết quả bước đầu:

Công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cùng với việc triển khai sâu rộng cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh”; tổ chức ký cam kết không tham nhũng, lãng phí cho hầu hết các cán bộ, đảng viên được triển khai tích cực đã góp phần từng bước xây dựng ý thức của cán bộ, đảng viên, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác phòng ngừa tham nhũng.
Cải cách hành chính được được xem là khâu đột phá, là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác phòng ngừa tham nhũng. Các cơ quan, đơn vị đã công khai các quy trình giải quyết thủ tục hành chính; tích cực đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin và xây dựng quy trình quản lý theo tiêu chuẩn ISO vào công tác quản lý hành chính. Những việc làm tích cực đó, đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp trong quan hệ hành chính, giảm bớt phiền hà, hạn chế tiêu cực, tham nhũng. Công khai minh bạch trong hoạt động của các cơ quan được chú trọng hơn, nhất là các thủ tục hành chính, sử dụng ngân sách, mua sắm tài sản công, quản lý đầu tư xây dựng, công tác tuyển dụng công chức, viên chức,…  Thực hiện tốt việc kê khai minh bạch tài sản và thu nhập, hoàn thành sớm kê khai lần đầu và tổ chức kê khai bổ sung hàng năm theo quy định của Chính phủ
Những kết quả nêu trên, tuy mới bước đầu nhưng có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự quan tâm của cấp ủy và lãnh đạo các cơ quan trong công tác phòng, chống tham nhũng hiện nay. Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta phải thừa nhận rằng, tình hình tham nhũng vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, còn tiềm ẩn, chuyển biến chậm. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên, trước hết là: Một số cấp ủy, thủ trưởng cơ quan chưa thật sự quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng; Một bộ phận cán bộ, công chức vẫn còn biểu hiện nhũng nhiễu, lợi dụng chức vụ quyền hạn, vị trí công tác được giao để tham nhũng; Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng trong sử dụng ngân sách, mua sắm tài sản công, đầu tư xây dựng, chuyển đổi vị trí công tác, xây dựng quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm,... chưa được triển khai tích cực ở một số cơ quan, đơn vị.
Kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được với phương châm “tích cực, chủ động phòng ngừa tham nhũng”, trong nhiệm kỳ tới (2010 – 2015), công tác phòng, chống tham nhũng trong Đảng bộ Dân Chính Đảng cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản như:
         Một là, Coi trọng và quan tâm triển khai thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN gắn với thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức về công tác PCTN. Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả Kết luận Hội nghị Trung ương 9 (khóa X) về công tác phòng, chống tham nhũng và Kết luận của Thường trực Ban Bí thư tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng. Tiến hành đánh giá qua 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), Luật Phòng, chống tham nhũng để rút kinh nghiệm về những việc đã làm được, chưa làm được, từ đó đề ra biện pháp cụ thể, thiết thực trong từng cơ quan, đơn vị.
 Hai là, Tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa tham nhũng mà trọng tâm là: Tăng cường xây dựng, hoàn thiện thể chế và thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chú trọng việc công khai các thủ tục hành chính; việc kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng; đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm phòng ngừa tham nhũng; Chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng ở cơ quan mình, ngành mình có hiệu quả, thiết thực, không hình thức; Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tăng cường công tác lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng.
         Ba là, tích cực phát hiện, xử lý các hành vi tham nhũng:Bên cạnh việc tăng cường các biện pháp quản lý để chủ động phòng ngừa tham nhũng, công tác phát hiện và xử lý các vụ việc tham nhũng cần được coi trọng. Cấp ủy ở các cơ quan tăng cường lãnh đạo hoạt động thanh tra, kiểm tra để phát hiện và chủ động xử lý các hành vi vi phạm; đồng thời qua thanh tra kiến nghị cấp có thẩm quyền hoàn thiện công tác quản lý, khép chặt dần các kẻ hở để loại bỏ cơ hội tham nhũng. Tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng ở một số lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng như công khai, minh bạch trong mua sắm và sử dụng tài sản công, việc thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, công tác quản lý đất đai, cải cách hành chính,...
Với sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của cấp ủy đảng, sự tích cực chủ động của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa tham nhũng; đưa ra các giải pháp để loại bỏ các cơ hội tham nhũng trong từng cơ quan, đơn vị, chúng ta tin tưởng rằng, tình hình tham nhũng sẽ tạo được chuyển biến căn bản, tham nhũng được ngăn chặn, đẩy lùi trong nhiệm kỳ đến.
 
Ban Tuyên giáo Đảng ủy Dân Chính Đảng
Các tin khác
Xem tin theo ngày