Khủng hoảng đồng euro đe doạ tăng trưởng kinh tế toàn cầu? sự kết thúc của nó sắp tới gần?
Người ta thường lãng quên rằng, Liên minh châu Âu là một thực thể kinh tế lớn hơn Mỹ. Những gì xảy ra ở châu Âu có ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế toàn cầu, nhưng phạm vi ảnh hưởng sẽ được xác định bởi cách khu vực đồng euro thay đổi thế nào và việc liệu nó đột nhiên nổ tung hay tìm ra con đường để tiến tới sự tồn tại.
Châu Âu dường như cam kết cứu đồng euro. Vấn đề là thực hiện các bước đi cần thiết như vậy đòi hỏi ý chí chính trị to lớn của mỗi chính phủ. Để có được sự chấp thuận chính trị trong nước, các nhà lãnh đạo cần phải chờ đợi cho tới khi những nền kinh tế tiến sát tới bờ vực sụp đổ. Ở mỗi giai đoạn, tiến triển chính trị chỉ có thể được đẩy trước một bước khi không còn chọn lựa nào khác ngoài hành động. Qúa trình ấy thường tự lặp lại.
Vấn đề đi cùng với chuyện này là nó đồng nghĩa với cái giá để cứu đồng euro. Người châu Âu không thể đi trước thị trường. Nếu tám tháng trước đây, các nhà lãnh đạo có thể làm những gì như đã làm trong tháng 12, thì họ có thể đã đủ sức lấy lại lòng tin thị trường và ngăn chặn vòng xoáy sụt giảm. Nhưng đó là điều không thể về mặt chính trị. Nền kinh tế toàn cầu đang tiến sát tới vực thẳm không phải là cách thoải mái để tiến lên phía trước.
Không may là khó có chọn lựa thay thế. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có quyết tâm mạnh mẽ để bảo vệ đồng euro, nhưng người ta tự hỏi khi nào thì nó kiệt sức. Hơn nữa, thị trường sẽ không để cho điệu vũ này tiếp tục mãi mãi. Dù tốt hơn hay tồi tệ hơn, tình hình sẽ phải được giải quyết trong năm tới. Dĩ nhiên, quá trình phục hồi sẽ mất nhiều năm.
Bầu cử sẽ định hình chính sách đối ngoại Mỹ?
Có ba lĩnh vực mà chính trị rõ ràng tác động tới chính sách. Đầu tiên là Trung Quốc. Mỹ có lịch sử lâu dài khi mà đảng không nắm quyền lực - hoặc Cộng hoà hay Dân chủ - thì thường chỉ trích đảng nắm quyền về cách hành xử quá tốt với Trung Quốc.
Barack Obama đã tuyên bố tái tranh cử tổng thống Mỹ 2012 Ảnh: cannabisnews
|
Năm nay sẽ không có ngoại lệ. Trung Quốc cũng sẽ trải qua giai đoạn thay đổi lãnh đạo. Cho dù cuộc chơi diễn ra thế nào, thì chính quyền Mỹ cũng sẽ nghe thấy rất nhiều yêu cầu to lớn về cách hành xử với Trung Quốc theo cách khó thực hiện được. Thực tế là, động thái gần đây của chính quyền Obama khi nói về trục Mỹ "xoay chiều" về châu Á dường như là kiểu "phòng ngừa" trước những kiểu tấn công như vậy.
Vấn đề tiếp theo là Israel. Tổng thống Obama sẽ phải chịu áp lực rất lớn để chứng tỏ rằng, ông yêu quý Israel cũng nhiều như phe Cộng hoà vào thời điểm chính phủ hiện tại của Israle nói một cách lịch sự thì chính xác không phải là lực lượng xây dựng cho hòa bình. Việc tiếp tục xây dựng các khu định cư và những thúc giục liên tục ở Israel hành động chống lại Iran, thì vấn đề này có thể đặt ra một thách thức lớn với chính quyền Mỹ.
Lĩnh vực thứ ba có thể là một tâm điểm trong chiến dịch tranh cử. Đó là cuộc đua để tìm kiếm xem ai có thể đưa ra tuyên bố cứng rắn nhất về Iran. Sự thực là, thế giới cuối cùng có thể phải sống cùng một Iran có khả năng tạo ra các vũ khí hạt nhân. Nguy cơ lớn nhất từ một Iran có vũ khí hạt nhân không phải ở chuyện nhà cầm quyền điên rồ sẽ phát động cuộc chiến hạt nhân, mà là nó sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân tại một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới và là nơi mà các chính phủ đổ tiền đổ của vào nó.
Điều vô cùng quan trọng là Mỹ cần làm tất cả những gì có thể để ngăn chặn mọi điều xảy ra. Chính quyền Obama đã cố gắng hết sức mà không thành công. Cánh tay với dài của tổng thốgn Mỹ đã bị Iran đẩy lui. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt cũng đã có hiệu quả và hoạt động ngoại giao để có được sự hợp tác của Nga, Trung Quốc trong vấn đề này là con đường khó khăn phía trước. Và, chúng ta không thể quên nếu chế độ Assad sụp đổ ở Syria, Iran sẽ mất đi đồng minh quan trọng nhất. Thói thường, các chính phủ bị yếu đi ở nước ngoài thường có nhiều động thái trong nước để chứng minh dũng khí của họ cũng như lái dư luận khỏi sự chú ý tới tổn thất.
Thay đổi lãnh đạo ở Trung Quốc ảnh hưởng đến triển vọng toàn cầu?
Cho dù có sự thay đổi lãnh đạo ở Trung Quốc, nhưng hầu như chúng ta sẽ chứng kiến sự tiếp tục của chính sách. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về Trung Quốc thậm chí ngay dưới sự lãnh đạo hiện tại.
Đặc biệt là không hề có sự rõ ràng về cách hành xử quyết đoán và tính dân tộc chủ nghĩa Trung Quốc sẽ thế nào trong nỗ lực khẳng định tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, điển hình là ở Biển Đông. Trung Quốc đã có ít nhiều hành xử gây hấn năm 2010 nhưng dường như đã nhận ra sự thiếu khôn ngoan trong các hành động ấy và thay đổi đáng kể trong năm nay. Bắc Kinh cũng sẽ phải dõi theo sát sao quá trình chuyển giao quyền lực ở Triều Tiên, vốn luôn là quốc gia bấp bênh, và rất khó đối phó.
Ông Tập Cận Bình được xem là nhà lãnh đạo kế cận của Trung Quốc. Ảnh reuters
|
Cùng lúc đó, Trung Quốc cũng phải đối phó với những vấn đề kinh tế. Bắc Kinh cần thúc đẩy chi tiêu quốc nội, nhưng điều này lại đặt ra những căng thẳng với tầng lớp lãnh đạo mới. Tuy nhiên, trong khi Trung Quốc sẽ phải vật lộn với nhiều vấn đề, và tăng trưởng kinh tế cũng chậm lại đáng kể, thì điều này lại không có khả năng trở thành một cuộc khủng hoảng.
Sự ra đi của Mỹ có nghĩa gì với Iraq?
Khi một nhà lãnh đạo bị loại bỏ - dù do nổi dậy trong nước hay lực lượng bên ngoài - thì khoảng trống quyền lực sẽ còn ở lại phía sau. Nó gần như được lấp đầy bởi những cuộc đấu tranh phe phái để phân chia quyền lực. Và sự hiện diện của Mỹ tại Iraq sẽ chỉ làm chậm quá trình này chứ cuối cùng không chắc sẽ ngăn chặn được nó xảy ra.
Kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 9 năm ở Iraq sẽ giúp Mỹ có cơ hội rời bỏ lại phía sau một số trách nhiệm. Nhưng nó đồng nghĩa với việc tình hình cụ thể lại hoàn toàn phụ thuộc vào những gì xảy ra trong nền chính trị Iraq. Nếu xung đột sắc tộc gia tăng, thì sẽ lại phát sinh ra những vấn đề mới.
Chính phủ Iraq cần phải tuân thủ cam kết phân phối quyền lực giữa người Shia, Sunni và người Kurd. Nếu họ làm vậy, sẽ có hy vọng.
Cộng đồng quốc tế trước quan ngại gia tăng về tham vọng hạt nhân Iran
Các thông tin tình báo cho thấy rằng, người Iran đang có kế hoạch mở rộng hoạt động làm giàu uranium ở một cơ sở ngầm trong lòng dất gần Qom. Mỹ dường như đã nói với Tehran rằng, đây là vạhc đỏ và không nên vượt qua.
Người Israel thì có thể không đủ sự kiên nhẫn, nói rằng đây là mối đe doạ không thể chấp nhận được và rằng họ sẽ cần hành động trước khi cơ sở này đi vào hoạt động. Nếu Israel hành động đầu tiên và đơn phương, Mỹ rõ ràng bị hút theo và chia sẻ mọi trách nhiệm với Israel nhưng lại không nhận được sự thúc đẩy chính trị tích cực nào từ trong nước.
Đáng lo là ở chỗ chính trị sẽ đẩy chính quyền Mỹ vào hành động thảm khốc. Điều đầu tiên sẽ xảy ra là giá dầu tăng cao chót vót, và với nền kinh tế toàn cầu đang hết sức mong manh thì đó là điều khủng khiếp. Tiếp đến là hoạt động của khủng bố, nghĩa là Mỹ có thể phải rất hối tiếc trước việc leo thang quân sự.
Cuộc chiến Afghanistan và sự ổn định ở Pakistan?
Quân đội Mỹ nói rằng họ đang giành thắng lợi trong cuộc chiến ở Afghanistan, nhưng có ít dấu hiệu chứng tỏ điều đó. Có một ngọn núi khổng lồ phải vượt qua để đạt tới hạn chót rút quân năm 2014 và để lại sau một quốc gia ổn định không nằm dưới ảnh hưởng của Taliban.
Vấn đề ở Afghanistan là ngày Mỹ rút quân. Một mặt, thật dễ dàng để nói rằng sẽ là không khôn ngoan nếu đưa ra ngày giờ cụ thể, nhưng mặt khác, là sự thiếu kiên nhẫn của người dân Mỹ để đặt dấu chấm hết cho một cuộc xung đột quá dài và câu hỏi cho tính hợp pháp về cuộc chiến kéo dài thêm 10 hay 20 năm nữa ở một quốc gia thực sự có thể khiến mọi thứ trở nên tốt hơn hay không.
Tuy nhiên, thời hạn rút quân là điều hiển hiện. Có quá ít dấu hiệu cho thấy, NATO và Afghanistan có thể xây dựng các lực lượng an ninh có khả năng giữ vững nước này và bảo vệ nó khỏi sự hồi sinh của Taliban. Chính phủ thì yếu kém và đầy rẫy tham nhũng, quân đội thì đòi hỏi kinh phí quá lơn mà tự thân Afghanistan có thể đáp ứng. Một tương lai không hạn định không phải là kết quả mong đợi.
Cùng lúc đó, tình hình tại Pakistan chỉ trở nên tồi tệ hơn và quốc gia này sẽ chiếm thứ hạng cao trong danh sách các nước đáng lo lắng vào năm 2012. Có dấu hiệu cho thấy sự khôi phục hoạt động chống lại các nhà lãnh đạo dân sự từ phía quân đội. Tất cả chính phủ dân sự trong lịch sử Pakistan đều bị hạ bệ thông qua hành động quân sự và nền kinh tế đất nước sẽ ở trong tình trạng không thể tồi tệ hơn.
Mối quan hệ Mỹ - Pakistan đang ở mức thấp đáng kể. Washington sẽ cần xem xét lại quan hệ của họ với Islamabad. Cho tới nay, cách Mỹ đổ tiền vào Pakistan vô tình khiến Islamabad chi tiêu quá mức vào quân đội và bị ám ảnh với Ấn Độ. Mỹ luôn luôn định hình các chính sách của mình với Pakistan ở mục tiêu lớn hơn và trong trường hợp này là Afghanistan. Với rất ít chọn lựa có triển vọng hứa hẹn, Washington cần tìm ra cách để xây dựng ảnh hưởng hơn đến quá trình của các sự kiện.
Tác động từ cái chết của Kim Jong Il
Kể từ khi Chủ tịch Kim Jong Il qua đời, đã có rất nhiều dự đoán về những kịch bản tồi tệ nhất về những gì tiếp theo sẽ xảy ra ở Triều Tiên. Nhưng có lẽ đây không phải là thời điểm xảy ra một cuộc khủng hoảng hay là cơ hội tuyệt vời để thống nhất hai miền Triều Tiên.
Kết quả hầu như sẽ là một giai đoạn bất ổn của quá trình chuyển giao khi Kim Jong UN cố gắng củng cố quyền lực sau thời gian để tang vị cố chủ tịch. Mối lo ngại chính đáng là các nhà lãnh đạo mới sẽ cố gắng chứng tỏ sự cứng rắn bằng cách quyết định tiến hành những vụ thử tên lửa hay thực hiện kiểu hành xử gây hấn khác.
2012 lại là một năm thất bát trong cuộc chiến toàn cầu chống thay đổi khí hậu?
Qủa thực là như vậy. Mỹ là vấn đề với cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 nên sẽ không có động thái quyết định trong quốc hội. Trung Quốc sẵn sàng hơn để hành động nhưng lại có thách thức lớn hơn. Ấn Độ sẽ vẫn chờ đợi Mỹ và Trung Quốc. Nga thì ở xa ranh giới sẵn sàng tích cực hành động.
Chúng ta cuối cùng sẽ hành động, nhưng câu hỏi đặt ra là nó sẽ mất bao lâu, chi phí thế nào và tổn thất không thể đảo ngược là đến đâu đối với hành tinh này?.