Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.898.175
Truy câp hiện tại 1.786
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
Ngày cập nhật 28/09/2011

                                     thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X)

về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí

ĐẢNG BỘ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ                                                     ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

    ĐẢNG UỶ DÂN CHÍNH ĐẢNG          
                            *                                                                          Thành phố Huế, ngày 22 tháng 11 năm 2006
                Số  05-CTHĐ/ĐUK
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí
--------
          Thực hiện Nghị quyết Trung ương3 (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết Chương trình hành động của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X), Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Dân Chính Đảng lần thứ 6 (khoá IV) quyết nghị chương trình hành động của Đảng bộ về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, với những nội dung cụ thể như sau:
            I. NHẬN THỨC CHUNG:
          Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã được toàn Đảng bộ quan tâm lãnh chỉ đạo, thực hiện nên đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc vi phạm góp phần xây dựng tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy công tác tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn diễn ra phức tạp, gây mất lòng tin của cán bộ, nhân dân; là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.
Nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, lãng phí là do cơ chế, chính sách, pháp luật còn sơ hở; việc chấp hành pháp luật chưa nghiêm; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, ban ngành, đơn vị chưa được xác định rõ ràng, cụ thể, hoặc còn trùng lặp; nhiều tổ chức Đảng và người đứng đầu cơ quan, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc tính nghiêm trọng của tệ tham nhũng, lãng phí nên lãnh chỉ đạo phòng chống thiếu chặt chẽ; công tác quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức còn nhiều yếu kém;
Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) xác định: “Phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, và khẳng định: “Trong những năm tới, phải đẩy mạnh toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.
II. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.
1. Mục tiêu:
Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội; củng cố lòng tin của cán bộ, nhân dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.
         
2. Quan điểm:
          - Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức.
          - Phòng, chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh.
          - Vừa tích cực chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, trong đó lấy phòng ngừa là chính; gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, chống quan liêu.
          - Phòng chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài; phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc, tích cực và có trọng tâm, trọng điểm.
          - Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chú trọng tổng kết thực tiễn.
            III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, LÃNG PHÍ.
1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ công chức và người lao động trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tạo nên phong trào tự tu dưỡng, rèn luyện, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và tệ tham nhũng, lãng phí trong tổ chức Đảng, và trong từng cơ quan, đơn vị.
- Tăng cường học tập, nắm chắc nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản của Đảng, Nhà nước có liên quan đến phòng chống tham nhũng, lãng phí.
2. Chăm lo xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể chính trị vững mạnh, nâng cao tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên.
Tăng cường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên, kiên quyết không dung túng, bao che tham nhũng, lãng phí.
Phối hợp xử lý trách nhiệm của Bí thư và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng.
Nâng cao tính chiến đấu, thực hiện dân chủ, công khai kết quả tự phê bình và phê bình. Gắn nội dung về phòng, chống tham nhũng, lãng phí vào việc đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm.
Tổ chức Đảng lãnh đạo các đoàn thể trong cơ quan, đơn vị làm tốt vai trò giám sát; xây dựng và thực hiện cơ chế chất vấn trong sinh hoạt Đảng, sinh hoạt cơ quan.
3. Hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Cấp uỷ đảng lãnh đạo cán bộ, đảng viên ở các cơ quan, đơn vị xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về công tác cán bộ, đảm bảo công khai dân chủ.
- Đảm bảo thực hiện quy trình công tác thi tuyển, tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức; thực hiện thanh tra, kiểm tra xử lý tham nhũng trong thi tuyển, tuyển dụng cán bộ, công chức.
- Làm tốt công tác quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ. Kiên quyết không sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu bầu cử những người tham nhũng, lãng phí hoặc bao che, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí.
- Xem xét tư cách và phối hợp xử lý trách nhiệm người giới thiệu, người bổ nhiệm, đề bạt cán bộ đã bao che hành vi tham nhũng, lãng phí của người được đề bạt.
- Nghiêm chỉnh thực hiện quy định về kê khai tài sản và xác minh bản kê khai theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; giải trình nguồn gốc tài sản của mình theo yêu cầu của tổ chức Đảng có thẩm quyền.
- Xây dựng và thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế, các quy tắc ứng xử nhằm bảo đảm sự liêm chính của cán bộ, đảng viên ở từng cơ quan, đơn vị.
4. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; bổ sung quy định bảo đảm minh bạch quá trình ra quyết định và các văn bản quy phạm pháp luật; trước hết, tập trung thực hiện công khai việc sử dụng ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính được giao; công khai mua sắm, sử dụng trang thiết bị làm việc; công khai quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ và các tài sản khác trong cơ quan, đơn vị.
 - Tiếp tục rà soát các định mức, tiêu chuẩn, cải cách thủ tục hành chính, chống gây phiền hà, sách nhiễu, cản trở, chậm trễ trong khi giải quyết công việc cho tổ chức và công dân; đặc biệt, tập trung vào lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý sử dụng trụ sở làm việc, nhà đất và tài sản công khác.
- Khắc phục tiêu cực trong hoạt động mua sắm công, bảo đảm công khai, minh bạch, kể cả việc công khai hoá các khoản hoa hồng từ mua sắm. Không dùng công quỹ làm quà tặng mang tính cá nhân; không sử dụng những phương tiện công tác và sinh hoạt quá quy định, không tổ chức các cuộc hội họp hình thức, tốn kém công của và thời gian; không lợi dụng các sinh hoạt riêng như việc tang, việc cưới, sinh nhật… để phô trương thanh thế và thu lợi bất chính.
- Nghiêm chỉnh thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách, trang bị tài sản, phương tiện đi lại, phương tiện và thiết bị làm việc của cơ quan và cán bộ, công chức theo quy định của Nhà nước; thực hiện tốt cơ chế thanh toán qua ngân hàng, kho bạc đối với việc mua sắm công và các khoản thu, chi ngân sách.
- Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản lý vốn, tài sản nhà nước và nhân sự tại doanh nghiệp. Kiểm soát chặt chẽ quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, ngăn chặn kịp thời tiêu cực, sai trái trong định giá, đấu giá tài sản của doanh nghiệp; công khai hoá việc mua bán cổ phần của doanh nghiệp được chuyển đổi. Phát huy quyền giám sát của người lao động trong các doanh nghiệp.
- Tăng cường chế độ công khai, minh bạch và nghĩa vụ giải trình theo quy định của Trung ương; thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước. Xử lý nghiêm những người được giao quản lý các doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện các giao dịch kinh doanh với doanh nghiệp thuộc sở hữu của người thân. Thực hiện kiểm toán trách nhiệm kinh tế đối với cán bộ lãnh đạo.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng.
- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, trong đó tập trung kiểm tra, giám sát một số lĩnh vực trọng điểm: đầu tư, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu chi ngân sách, quản lý tài sản công và hệ thống ngân hàng thương mại.
- Thành lập các đoàn kiểm tra để kiểm tra các vấn đề có liên quan đến tham nhũng, lãng phí; các đoàn công tác này phải công khai kết quả xử lý và phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Đảng uỷ và Tỉnh uỷ về kết luận, quyết định của mình trong quá trình kiểm tra, xét xử vụ việc tham nhũng.
- Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát theo hướng có chất lượng, hiệu quả, chú trọng việc kiểm tra, giám sát hoạt động của người đứng đầu và các chức danh chủ chốt.
- Người có hành vi tham nhũng phải bị xử lý kiên quyết, kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Những đảng viên có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, dù cơ quan chức năng chưa kết luận được, cấp uỷ phải xem xét, cân nhắc bố trí công việc khác cho phù hợp.
- Thực hiện nghiêm túc việc thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định; phối hợp với Thủ trưởng cơ quan xử lý nghiêm khắc, kịp thời những đối tượng tham nhũng có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cấp uỷ các chi bộ, đảng bộ cơ sở trực thuộc căn cứ nội dung Nghị quyết này để xây dựng chương trình hành động cụ thể của cơ quan, đơn vị mình và chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng uỷ và của cấp trên.
2. Giao cho các Ban, UBKT và Văn phòng Đảng uỷ thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết ở các chi bộ, đảng bộ trực thuộc.
3. Định kỳ 6 tháng, hàng năm, cấp uỷ cơ sở có sơ kết đánh giá tình hình kết quả thực hiện Nghị quyết và báo cáo cho Ban Thường vụ Đảng uỷ để kịp thời tổng hợp báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
4. Nghị quyết này phải được phổ biến đến tận đảng viên.
Nơi nhận:                                                                                                                 T/M BAN CHẤP HÀNH
- Ban TVTU, UBND tỉnh;                  để                                                                                BÍ THƯ
- Các Ban, UBKT và VP Tỉnh uỷ;   báo cáo
- BCS Đảng UB, Đảng đoàn HĐND tỉnh;
- Các đ/c ĐUV DCĐ;                                                                                                             đã ký
- Các TCCS đảng;
- Các Ban của Đảng uỷ;
- Lưu VPĐU.                                                                                                                   Đinh Khắc An
Các tin khác
Xem tin theo ngày