TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Đến năm 2020: 100 % cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã ứng dụng chữ ký số trong việc trao đổi văn bản điện tử
Ngày cập nhật 14/10/2015

Đó là một trong những mục tiêu được đề ra tại Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế vừa được UBND tỉnh ban hành.

Theo đó, đến năm 2020 sẽ xây dựng thành công mô hình chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế; 100 % văn bản của các cơ quan, ban ngành trong tỉnh được lưu chuyển dưới dạng văn bản điện tử qua mạng; 100% giấy mời được phát hành hoàn toàn qua mạng; 100 % cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã ứng dụng chữ ký số trong việc trao đổi văn bản điện tử qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh và hệ thống thư điện tử công vụ; 70% dịch vụ hành chính công của các cơ quan nhà nước được cung cấp trên môi trường mạng ở mức độ 3,4 trong hầu hết các lĩnh vực; 100% cơ quan nhà nước có hệ thống mạng LAN hoạt động theo mô hình chuẩn của tỉnh; 100% cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã có kết nối cáp quang băng rộng đến mạng WAN của tỉnh; 80% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử giới thiệu doanh nhiệp, quảng bá sản phẩm; 100% doanh nghiệp ứng dụng chữ ký số hỗ trợ giao dịch điện tử; Công nghiệp CNTT có tốc độ tăng trưởng trên mức tăng trưởng trung bình GDP của tỉnh; Từng bước hình thành khu CNTT tập trung của tỉnh có trên 20 doanh nghiệp phần mềm tham gia; 100% cơ quan nhà nước có cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ đại học trở lên; 80% sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông tốt nghiệp ở các trường đại học có đủ khả năng chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế; Tổng số nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực CNTT dự kiến đạt hơn 1.000 người trong đó bao gồm nhân lực hoạt động trong nước, nhân lực tham gia xuất khẩu…

Để thực hiện các mục tiêu trên, các giải pháp được đề ra là: đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin đồng bộ, hiện đại; Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao; Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin; Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới; Tăng cường hợp tác quốc tế; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quốc phòng, an ninh; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, nâng cao năng lực quản lý các mạng viễn thông, truyền hình, Internet.

Sở TTTT TTH
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 10.009.215
Truy câp hiện tại 1.672