TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Thực tiễn từ Hội thi Bí thư Chi bộ, cấp ủy viên giỏi lần II, năm 2008
Ngày cập nhật 30/01/2009
Tổ chức cơ sở Đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, là nơi rèn luyện, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Đảng, là nơi tiến hành công tác tuyên truyền và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở cơ sở. Những chức năng, nhiệm vụ đó có làm tốt hay không, trước hết phụ thuộc vào vai trò, trí tuệ, năng lực thực tiễn của đồng chí Bí thư, cấp ủy viên ở cơ sở.
           Với ý nghĩa đó, nhiều năm qua Đảng bộ Dân Chính Đảng luôn chăm lo công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác Đảng cho đội ngũ Bí thư, cấp ủy viên cơ sở, và xem đây là yêu cầu thường xuyên để không ngừng xây dựng tổ chức cơ sở đảng thực sự trong sạch vững mạnh. Trong đó xác định Hội thi Bí thư chi bộ giỏi là một hình thức học tập, bồi dưỡng có hiệu quả nhằm nâng cao kiến thức về công tác Đảng và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cho đội ngũ bí thư chi bộ và cấp uỷ viên cơ sở. Tạo điều kiện để các đồng chí bí thư chi bộ, chi uỷ viên và cấp uỷ cơ sở giao lưu, học tập lẫn nhau góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ, nhất là kỹ năng xử lý các tình huống thực tế ở chi bộ, đảng bộ, ở cơ quan, đơn vị để thực hiện vai trò lãnh đạo ở cơ sở.
            Đây là lần thứ hai Đảng bộ Dân Chính Đảng tổ chức Hội thi Bí thư chi bộ giỏi. Đối tượng dự thi lần này được mỡ rộng hơn. Ngoài các đồng chí Bí thư chi bộ còn các đồng chí là cấp ủy viên. Nội dung thi, ngoài phần lý thuyết chung về công tác xây dựng Đảng, tập trung đi sâu vào công tác kiểm tra, giám sát, phương pháp xử lý và cách giải quyết của chi uỷ, chi bộ và bí thư chi bộ về những vấn đề xảy ra trong thực tế đã được giải quyết trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng ở cơ quan đơn vị, hoặc những tình huống có thể xảy ra và phương pháp giải quyết các tình huống đó.
            Có thể khẳng định Hội thi lần này đã thành công tốt đẹp từ công tác lãnh đạo, chỉ đạo đến tổ chức thực hiện.
            Qua Hội thi có thể rút ra một số kết quả bước đầu như sau:
            1- Hội thi đã thực sự tạo được dấu ấn tốt đẹp, đạt hiệu quả cao về mặt tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, mà trước hết là đội ngũ bí thư, cấp ủy viên trong toàn Đảng bộ về những nội dung, kiến thức nghiệp vụ cơ bản của công tác xây dựng đảng. Đặc biệt, Hội thi chung kết đã thu hút sự tham gia tích cực của ở các chi, đảng bộ cơ sở trong toàn đảng bộ, sự cổ vũ nhiệt tình, vô tư của tất cả khán giả. Điều này cho thấy, Hội thi đã tạo được sự đồng tình, sự quan tâm đông đảo của cán bộ, đảng viên, thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ Dân Chính Đảng.
            Thực vậy, ngay sau khi có kế hoạch và chủ trương của Đảng uỷ Dân Chính Đảng, các cấp ủy cơ sở đã chủ động xây dựng kế hoạch, phổ biến, tuyên truyền và tổ chức lựa chọn Bí thư chi bộ, cấp ủy viên giỏi bằng nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể ở từng tổ chức cơ sở đảng. Một số đơn vị tổ chức khá quy mô và bài bản như Đảng bộ: Trường Cao đẳng sư phạm Thừa Thiên Huế, Trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Sở Y Tế, Cục Thuế,…..Qua gần 2 tháng triển khai ở cơ sở, có 19 thí sinh vào dự Hội thi chung kết.
            2- Tất cả các tổ chức cơ sở đảng và các đồng chí tham dự Hội thi đều xác định rõ mục đích tham dự Hội thi là để giao lưu, học hỏi nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng công tác, tích lũy kinh nghiệm phục vụ tốt sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể cấp ủy và từng đồng chí cấp ủy viên. Điều đáng mừng các đồng chí dự thi chung kết lần tuy có chênh lệch nhau về tuổi đời và tuổi Đảng; kinh nghiệm công tác; chức trách nhiệm vụ được giao nhưng qua các phần thi các đồng chí dự thi thể hiện hết sức nghiêm túc, tập trung, tự tin; nắm khá vững về kỷ năng nghiệp vụ và linh hoạt trong xử lý các tình huống cụ thể trong tổ chức, điều hành, lãnh đạo chi bộ, đảng bộ cơ sở đảm bảo nguyên tắc, thủ tục quy định. Đặc biệt, ở phần kiến thức đa số các đồng chí đã nắm chắc vấn đề, trả lời chính xác, cụ thể, sát trọng tâm câu hỏi.
            Mặt khác, bên cạnh việc trả lời hoàn chỉnh phần lý thuyết, có một số đồng chí đã gắn giữa lý luận và liên hệ thực tiễn một cách khá chặt chẽ và lưu loát với những dẫn chứng sinh động trong quá trình hoạt động thực tiễn ở chi bộ, đảng bộ mình làm phong phú thêm nội dung hội thi. Chính điều đó đã góp phần quan trọng làm nên thành công của Hội thi.
            3- Công tác chuẩn bị Hội thi được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ từ việc thống nhất chủ trương, xây dựng kế hoạch, đến công tác chỉ đạo tổ chức hội thi từ cơ sở đến Đảng bộ.
            Ban Thường vụ Đảng ủy đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban tổ chức Hội thi; xây dựng quy chế Hội thi; chuẩn bị hệ thống câu hỏi, bộ đề thi trên cơ sở từ thực tiễn gắn với chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Dân Chính Đảng. Phân công cụ thể cho từng đồng chí Ban Thường vụ Đảng ủy, các Ban của Đảng về theo dỏi, chỉ đạo và hướng dẫn tổ chức thực hiện.
            Công tác tổ chức Hội thi, nhất là Ban giám khảo làm việc hết sức nghiêm túc, độc lập, trung thực, chính xác, khách quan. Kết quả, ban tổ chức đã trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và một số giải khuyến khích.
            Phải khẳng định rằng Hội thi đạt kết quả tốt từ quy mô, nội dung và hình thức, làm chuyển biến mạnh về tu duy, kiến thức, kỷ năng cấp ủy viên ở cơ sở.       
            Tuy nhiên qua việc chỉ đạo, tổ chức Hội thi, chúng tôi thấy còn một số vấn đề cần quan tâm, đó là:
            - Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có lúc còn chậm. Một số ít tổ chức cơ sở đảng chưa thực sự quan tâm trong việc tổ chức thực hiện.
            - Về nội dung bộ đề thi. Mặc dù đã chuẩn bị khá kỷ nhưng một số câu hỏi, phần đáp án của một số câu chưa đi thẳng vào vấn đề. Phần xử lý tình huống vẫn vẫn còn một số ít đồng chí lúng túng, chưa thuyết phục được Ban Giám khảo và khán giả.
            - Công tác tổ chức, phục vụ Hội thi vẫn còn những sai sót, nhất là bộ phận phục vụ kỷ thuật cho Ban Giám khảo, người dẫn chương trình và các đồng chí dự thi.
             Từ thực tiển tổ chức Hội thi “ Bí thư chi bộ và cấp ủy viên giỏi ” lần thứ II của Đảng bộ Dân Chính Đảng, chúng tôi thấy rằng để cuộc thi thành công, mang lại hiệu quả thiết thực cần có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung và hình thức. Nhân đây tôi xin mạnh dạn nêu ra một vài kinh nghiệm bước đầu :
            1- Đảng ủy, chi ủy cơ sở mà trước hết là đồng chí Bí thư, Phó Bí thư phải xác định trách nhiệm, thật sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ từng khâu trong công tác chuẩn bị Hội thi; nhất là phải xác định rõ mục đích, ý nghĩa Hội thi Bí thư chi bộ giỏi là dịp để nâng cao về nhận thức và hiểu biết từ nguyên tắc, thủ tục đến quy trình mang tính bắt buộc khi tổ chức, điều hành, lãnh đạo của tổ chức đảng ở cơ sở.
            Mặt khác, Hội thi là sự đổi mới có hiệu quả phương pháp bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng cho các bí thư chi bộ, đội ngũ cấp uỷ viên và cán bộ, đảng viên. Thông qua Hội thi, cấp uỷ cấp trên có điều kiện đánh giá chất lượng hoạt động của các chi bộ, tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ sát, đúng hơn, từ đó có biện pháp củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo của bí thư chi bộ và chất lượng sinh hoạt chi bộ; kịp thời phát hiện nhân tố mới để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lâu dài, mà trước hết là đội ngũ bí thư và cấp ủy viên cơ sở.
            Đây là vấn đề hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của một Hội thi. Thực vậy, Bí thư chi bộ, đảng bộ là người đứng đầu, người đại diện cho chi ủy, chi bộ và là người có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ, đảng bộ trên mọi công tác theo quy định của Điều lệ Đảng. Vì vậy, Bí thư chi bộ, đảng bộ phải nêu cao vai trò, trách nhiệm cá nhân trong việc triển khai thực hiện các công việc của chi bộ, đảng bộ và gương mẫu thực hiện.
            2- Phải xác định gắn công tác công tác xây dựng tổ chức cơ sở Đảng TSVM với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cấp ủy viên là vấn đề có tính quyết định để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đội ngũ đảng viên.         Đây là 2 vấn đề quan hệ hữu cơ tác động lẫn nhau. Đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng là nhân tố cơ bản đảm bảo cho TCCS đảng vững mạnh. Mặt khác, TCCS đảng vững mạnh là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 ( khóa X ) đã xác định: Mọi hiệu quả đều lấy chuyển biến ở cơ sở, lấy công tác xây dựng Đảng ở cơ sở để làm thước đo. Nếu ở trên có nhiều nghị quyết, nhiều qui định về công tác xây dựng Đảng, nhưng Đảng ở cơ sở mà không vững mạnh thì rõ ràng không đạt hiệu quả.
Đây là mục đích cao nhất của Hội thi. Vì thông qua Hội thi không chỉ là việc nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác Đảng cho đội ngũ Bí thư, cấp ủy viên cơ sở, mà qua Hội thi để xây dựng tổ chức cơ sở đảng thực sự là nền tảng, tạo được sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động và các loại hình tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức đảng ở cơ sở thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là cầu nối giữa Đảng với dân, lãnh đạo thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
3- Trong quá trình chuẩn bị nội dung bộ đề thi, đáp án phải ngắn gọn, súc tích và mang tầm khái quát cao, nhất là câu hỏi xử lý tình huống phải gắn với thực tiễn và từ thực tiễn. Tránh hiện tượng để hiểu nhầm hoặc trã lời theo kiểu học thuộc lòng, không gắn với thực tiễn ở cơ sở. Đây cũng là một vấn đề đang đặt ra.
Vì thực tiễn từ Hội thi cho thấy, một số đồng chí khi trã lời phần kiến thức và tình huống đã có trong bộ đề thi khá trôi chảy theo lý thuyết. Nhưng khi Ban Giám khảo đặt vấn đề ngược lại hoặc theo hướng khác thì xử lý lúng túng, chưa chặt chẽ, chưa đảm bảo nguyên tắc quy định của Điều lệ Đảng và các hướng dẫn của Trung ương.
4- Phải xây dựng kế hoạch cụ thể; thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo từ Đảng ủy đến tận cấp ủy cơ sở, nhất là cấp ủy các cấp phải có sự quyết tâm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo; phải có sự đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên.
            Thực vậy, phương thức lãnh đạo của Đảng như thế nào đều tác động trực tiếp đến hoạt động của tổ chức Đảng. Nhưng chỉ có kế hoạch mà không tạo sự thống nhất cao trong tổ chức thực hiện thì sẽ không  tạo động lực. Nhưng nói đổi mới phương thức lãnh đạo mà không quan tâm đến đổi mới phong cách, lề lối lãnh đạo, nói không đi đôi với làm, nói nhiều làm ít, né tránh, đùn đẩy, thì sẽ không hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Vì vậy, phải có kiểm tra thường xuyên tránh hiện tượng quan liêu, xa rời thực tiễn .
 

 

Công tác xây dựng Đảng trong thời kỳ mới đang đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề mới, phức tạp cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi mỗi tổ chức cơ cở đảng, trước hết là đồng chí bí thư, các đồng chí cấp ủy viên cơ sở phải thực sự phát huy hơn nữa vị trí, vai trò lãnh đạo ở cơ sở. Muốn vậy,  việc nâng cao chất lượng bí thư, cấp ủy viên cơ sở phải được sự quan tâm của cấp ủy cấp trên và tiến hành đồng bộ ở tất cả các cấp ủy, góp phần xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập và phát triển.

           
 
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.994.899
Truy câp hiện tại 850