TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Hiệu quả từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"
Ngày cập nhật 25/02/2009

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đã nêu rõ: "Phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, huy động mọi lực lượng nhân dân và cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong Đảng, cơ quan Nhà nước, các đoàn thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia phong trào".

Đây là một cuộc vận động trên cơ sở kế thừa, phát huy những kinh nghiệm và kết quả các cuộc vận lớn động, các phong trào đã có và toàn bộ các phong trào ấy đều hướng vào mục tiêu “Dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Cuộc vận động đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, sự phối hợp chặt chẽ giữa ngành VHTTDL với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan từ Trung ương tới cơ sở đã tạo điều kiện huy động được nhiều lực lượng cùng tham gia, tổ chức thực hiện.

Qua gần 10 năm thực hiện, phong trào đã mang lại nhiều kết quả trong đời sống xã hội, góp phần động viên nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hoá - xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Năm 1999 cả nước mới có 5,6 triệu hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 7.200 làng, thôn bản văn hoá, sau gần 10 năm thực hiện phong trào, việc xây dựng gia đình, làng văn hoá đã phát triển đồng đều và rộng khắp ở các địa phương. Điển hình là các tỉnh, thành phố như: thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng, Hà Nam, Lào Cai, Bắc Giang, Kiên Giang, TP Cần Thơ, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Tây Ninh, Bến Tre, Đồng Nai, TP Hải Phòng, An Giang, Đắk Lắk, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long... Đến nay cả nước đã có 13.523.995/16.764.758 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hoá; 41.463/87.033 làng, thôn, ấp, bản đạt chuẩn văn hoá theo các tiêu chuẩn quy định trong Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hoá, Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ban hành, các tiêu chuẩn đó là: gia đình hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; không mắc các tệ nạn xã hội, giúp nhau làm giầu, đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển, sinh đẻ có kế hoạch, có đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, thực hiện tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân... qua đó đã góp phần phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở mang ngành nghề, giải quyết việc làm, nhiều nơi không còn hộ đói, hộ nghèo giảm, số hộ có cuộc sống khá giả ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 20% vào đầu năm 1996 xuống còn 12,1% vào cuối năm 2008. Hiện nay cả nước có 668 đội Thông tin Lưu động; 4.422 Nhà Văn hoá xã; 17.970 cụm cổ động; 5.688 trạm truyền thanh; gần 1.000 Trung tâm giáo dục cộng đồng cấp xã; 38.338 Nhà Văn hoá ở làng, thôn, ấp, bản, tổ dân phố; 3.390 điểm vui chơi trẻ em cấp xã; 27.462 Câu lạc bộ các loại; 29.193 tổ, đội văn nghệ quần chúng mỗi năm phục vụ gần 20 triệu lượt người xem. Ngoài ra cả nước còn có 51.670/80.681 khu dân cư tiên tiến; 47.316/57.316 cơ quan, đơn vị văn hoá.

Nổi bật nhất từ kết quả thực hiện cuộc vận động là việc tập trung giải quyết một số vấn đề như vệ sinh môi trường, nâng cấp và cải tạo đường làng, ngõ xóm, đưa điện, nước sạch về từng hộ gia đình, cải tạo nâng cấp xây dựng mới trạm y tế, trường học với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đã góp phần làm cho bộ mặt nông thôn và thành thị có nhiều thay đổi... Hiện nay một số mô hình mới đang được các địa phương xây dựng như xây dựng huyện, thị văn hoá, xây dựng xã, phường văn hoá với nhiều hình thức và bước đi sáng tạo như: huyện Côn Đảo văn hoá (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu); huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định); huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An); Thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái); huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau); Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang); Thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam); một số nơi đang xây dựng mô hình như huyện Bắc Quang (tỉnh Hà Giang); Nam Đàn (tỉnh Nghệ An); KrôngPak (tỉnh Đắk Lắk)... TP Cần Thơ hiện nay có tới 20 xã, phường, thị trấn văn hoá, An Giang 11, Tiền Giang 16, Long An 19, Bắc Giang 23...

Cuộc vận động đã góp phần làm lành mạnh môi trường văn hoá trong từng hộ gia đình và trong cộng đồng. Các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, mại dâm, ma tuý ở nhiều nơi đã giảm; các văn hoá phẩm đồi truỵ bước đầu đã được ngăn chặn; hiện tượng khiếu kiện vượt cấp ở nhiều nơi đã giảm.

Phát huy những kết quả đã đạt được với những kinh nghiệm đã có, trong thời gian tới ngành VHTTDL các cấp tiếp tục chỉ đạo mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động. Đó cũng là mục tiêu góp phần phấn đấu đưa các chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đi vào cuộc sống./.

Theo Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.798.022
Truy câp hiện tại 9.334