TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Tòa án Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên truyền pháp luật về Bình đẳng giới
Ngày cập nhật 20/04/2011

Thực hiện chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/7/2007 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ chính trị về “công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ngày 15 tháng 4 năm 2011, Ban vì sự tiến bộ phụ nữ của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền pháp luật về Bình đẳng giới” cho toàn bộ nữ toà án hai cấp, nhằm nâng cao nhận thức đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ, hiểu đúng tinh thần Luật về quyền bình đẳng giới trong gia đình và xã hội và nắm vững hơn quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Ban thường vụ tỉnh ủy về công tác phụ nữ trong thời kỳ đổi mới.  
Qua hội nghị đã giúp cho cán bộ nữ xác định được bình đẳng giới là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong chiến lược lập pháp của Quốc hội Việt Nam. Pháp luật về bình đẳng giới luôn gắn kết, đan xen trong toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam và là công cụ pháp lý thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Luật Bình đẳng giới đã kế thừa tư tưởng bình đẳng đã được khẳng định trong Hiến pháp, cụ thể hoá quyền và nghĩa vụ bình đẳng của mọi cá nhân, bất kể là nam giới hay phụ nữ, khẳng định địa vị pháp lý bình đẳng và bảo đảm sự bình đẳng của cả hai giới trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội...
Bên cạnh đó, sự ra đời của Luật phòng, chống bạo lực gia đình, cũng đã bổ sung cho các mối quan hệ rất riêng tư trong đời sống gia đình cũng được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ và trẻ em gái.
Tại hội nghị, Ban cán sự Đảng tòa án nhân dân tỉnh và Ban vì sự tiến bộ phụ nữ đã xác định: Phụ nữ là lực lượng tham gia tích cực trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tích cực tham gia các phong trào thi đua, tham gia công tác lãnh đạo, quản lý Tòa án nhân dân 2 cấp, đã góp phần thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của ngành. Số lượng nữ của ngành tòa án nhân dân tỉnh hiện có 66/152 chị chiếm tỉ lệ 43,5%. Ban cán sự Đảng, lãnh đạo luôn quan tâm đến công tác quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm đối với cán bộ nữ. Trong thời gian qua đã cử đi đào tạo về cao cấp chính trị 4 đồng chí, trung cấp chính trị 3 đồng chí, thạc sĩ luật 1 đồng chí, đại học luật 5 đồng chí, 11 đồng chí đi đào tạo nghiệp vụ xét xử ( để bổ sung nguồn cho thẩm phán). Đã bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại: 18 Thẩm phán, 1 Chánh án, 3 Phó chánh án cấp huyện. Bổ nhiệm mới 1 Phó chánh tòa, 2 phó trưởng phòng, 1 kế toán trưởng. Kết nạp mới 15 đảng viên, đưa số đảng viên nữ toàn ngành lên 36 đồng chí.
 Nhìn chung phụ nữ ngành Tòa án đã phát huy truyền thống đoàn kết, sáng tạo trong học tập, lao động và công tác. Thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị của ngành, đạt nhiều thành tích trong công tác chuyên môn, góp phần giữ vững an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Đặc biệt là xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Nhận thức bình đẳng giới được nâng lên cả hệ thống chính trị trong các đơn vị và cơ quan, sự chăm lo tạo điều kiện của lãnh đạo cơ quan đối với chị em phụ nữ ngày càng tốt hơn.
Hội nghị cũng đã đề ra một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác phụ nữ trong thời gian tới như sau:
1) Nâng cao nhận thức về công tác phụ nữ và bình đẳng giới:
Ban vì sự tiến bộ phụ nữ phải quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các chi ủy, lãnh đạo các đoàn thể chính trị xã hội của Tòa án nhân dân 2 cấp, tạo bước chuyển biến rõ rệt về hiệu quả công tác nữ trong ngành Tòa án, đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới.
2) Xây dựng các quy chế của cơ quan Tòa án 2 cấp cần gắn với bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ.
Cần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí phụ nữ trong cơ quan, bảo đảm tốt hơn quyền lợi chính đáng của phụ nữ. Thực hiện đầy đủ chính sách của Nhà nước đối với cán bộ nữ trong ngành Tòa án nhân dân.
3) Xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc, xây dựng người phụ nữ ngành Tòa án có sức khỏe, có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu.
Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với gia đình, xã hội; đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng, chống các tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, sẵn sàng giúp đỡ chị em khó khăn nơi công tác cũng như nơi cư trú.
4) Xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng cán bộ nữ:
Ban cán sự Đảng, cấp ủy, lãnh đạo Tòa án 2 cấp, phối hợp xây dựng quy hoạch cán bộ nữ để chủ động về nhân sự, đồng thời với xây dựng quy hoạch phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng theo từng chức danh theo thế mạnh của cán bộ nữ.  
5) Tiếp tục củng cố Ban vì sự tiến bộ phụ nữ và các tổ nữ công ở Tòa án 2 cấp:
  Ban vì sự tiến bộ phụ nữ đổi mới hơn nữa nội dung, phương thức hoạt động, chăm lo bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho phụ nữ. Phát huy vai trò chủ động tham mưu đề xuất với cấp ủy, lãnh đạo cơ quan về những chính sách có liên quan đến phụ nữ. Quyết tâm xây dựng thành công tòa án mẫu.  
La Minh Tường
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.798.022
Truy câp hiện tại 3.403