TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
10 sự kiện đối ngoại nổi bật năm 2008
Ngày cập nhật 05/01/2009

Sáng 30/12, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo về công tác của ngành Ngoại giao năm 2008 và kế hoạch hành động năm 2009. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã đánh giá cao vai trò và sự đóng góp của báo giới nước nhà cho công tác đối ngoại năm 2008. 

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Ngoại giao trong năm 2009 là tạo bước đột phá cho công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại nhằm làm cho bạn bè quốc tế hiểu được chính sách đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác, đa phương đa dạng hóa cùng những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Phó Thủ tướng mong muốn các cơ quan phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục phối hợp với Bộ Ngoại giao triển khai nhiệm vụ trên.

Nhân dịp này, Bộ Ngoại giao đã công bố 10 sự kiện đối ngoại nổi bật trong năm 2008:

1. Tổ chức thành công các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước và Chính phủ


Các chuyến thăm của lãnh đạo nước ta góp phần tạo những chuyển biến tích cực trong việc mở rộng hợp tác và đưa quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng và khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng, ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, ổn định, bền vững.

2. Công tác phân giới cắm mốc cơ bản đã kết thúc

Cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc số 1116 tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). Ảnh- TTXVN.
 

Sau bảy năm bền bỉ đàm phán, năm 2008 ghi dấu kết quả hoàn thành 99% công tác cắm mốc trên tổng chiều dài 1.400km đường biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc vì mục tiêu hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

3. Đảm nhận thành công cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 7

 

Lần đầu tiên đảm nhận cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tháng 7/2008, Việt Nam đã xuất sắc hoàn thành báo cáo công tác đệ trình Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc lấy ý kiến tham vấn của tất cả các thành viên Liên Hợp Quốc. Năm nay, Việt Nam đã tham dự 259 cuộc họp chính thức, 417 cuộc họp cấp đại sứ, 158 cuộc họp cấp tham vấn và hơn 500 cuộc họp cấp chuyên viên của Liên Hợp Quốc.

4. Việt Nam là một trong 5 nước đầu tiên phê chuẩn Hiến chương ASEAN


 

Việc Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký phê chuẩn Hiến chương ASEAN ngày 6/3/2008 và Việt Nam long trọng chuyển bản Hiến chương vừa phê chuẩn tới Ban Thư ký ASEAN ngày 14/3/2008 đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quá trình Việt Nam tham gia ASEAN.

Là một trong 5 nước ASEAN sớm phê chuẩn Hiến chương ASEAN còn thể hiện cam kết  mạnh mẽ và tích cực của Việt Nam đối với ASEAN và một minh chứng quan trọng về chính sách tích cực, chủ động hội nhập khu vực và quốc tế của Việt Nam.

 


 
5- Ngành thép - một trong những mũi nhọn thu hút FDI của Việt Nam
 

Năm 2008, hoạt động đối ngoại Việt Nam góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 64 tỷ USD, gấp 3 lần năm 2007. Kết quả trên có được một phần do toàn ngành đã gắn kết và lồng ghép chặt chẽ hiệu quả nội dung chính trị và kinh tế trong các hoạt động đối ngoại cấp cao, ưu tiên hàng đầu cho công tác ngoại giao phục vụ kinh tế.

6. Ký kết thành công Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản


 

Ký kết ngày 25/12/2008, EPA giữa Việt Nam và Nhật Bản quy định các nội dung cơ bản là trong vòng 10 năm tới 92% kim ngạch thương mại hai chiều sẽ được miễn thuế hoàn toàn. Phía Nhật Bản sẽ miễn thuế 95% các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đồng thời phía Việt Nam cũng đáp ứng miễn thuế  88% mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản.

Hiệp định có hiệu lực sẽ đóng góp rất quan trọng vào thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước, đặc biệt là với tinh thần của Hiệp định hai nước sẽ dành cho nhau các điều kiện thuận lợi, ưu đãi về thuế quan đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cũng như của Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam”.

7. Tổ chức thành công Hội nghị ACMECS và CLMV


Hội nghị thượng đỉnh Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar (CLVM) và Hội nghị cấp cao Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawadi-Chao Phraya-Mêkông (ACMECS) thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa các thành viên. Hội nghị cũng thành công trong việc khuyến khích cải thiện môi trường đầu tư và doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các dự án AMECS.

8. Ban hành luật Quốc tịch sửa đổi


 

Luật đảm bảo nguyên tắc một quốc tịch, đồng thời cho phép áp dụng một cách mềm dẻo đối với một số trường hợp ngoại lệ có thể đồng thời mang quốc tịch nước ngoài. Như vậy, Luật Quốc tịch sửa đổi mở rộng hơn đối tượng mang quốc tịch Việt Nam cho người Việt Nam ở nước ngoài.

9. Định hình Ngoại giao Văn hóa - bước chuẩn bị cho Năm Ngoại giao văn hóa 2009


 

Những ngày văn hóa Việt Nam tại Liên bang Nga; Tuần văn hóa du lịch Việt Nam tại Hà Lan; Tuần lễ Việt Nam 2008 tại Nhật Bản; Tuần văn hóa Việt Nam tại Campuchia; Ngày quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc tế EXPO 2008 ở Tây Ban Nha; Những ngày Hà Nội tại Matxcơva (Liên bang Nga) là những sự kiện chính tạo đà thực hiện Năm Ngoại giao văn hóa 2009.

10. Tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu và Đại lễ Phật đản Vesak 2008

Hội Nghị Thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu 2008 (7/6/2008) đã tạo diễn đàn cho 400 đại biểu phụ nữ thuộc các doanh nghiệp Việt Nam sánh vai với nữ doanh nhân thành đạt đến từ các quốc gia khác nhau cùng trao đổi kinh nghiệm. 

Hơn 600 phái đoàn Phật giáo với 5.000 đại biểu đã tham dự Đại lễ Vesak  kỷ niệm tam hợp Đức Phật (ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập diệt)

Hai sự kiện trên góp phần thực thi cam kết bảo vệ nhân quyền của Chính phủ Việt Nam.

(Nguồn chinhphu.vn)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.994.967
Truy câp hiện tại 873