Tháng 3 năm 1948, khi nhân dân và bộ đội ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian khổ, Bác đă gửi thư thăm hỏi tất cả các nhân viên nam nữ trong quân y. Người khẳng định: “Từ ngày kháng chiến đến nay, quân y phát triển rất khá và các bác sỹ, khán hộ, cứu thương, ai cũng chịu khó, cố gắng. Đó là những điểm rất tốt”[1]. Song quân y cũng như mọi việc khác, chúng ta phải cố gắng để tiến bộ hơn nữa.
Người khuyên: thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà c̣n phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu. V́ chiến tranh, sinh hoạt khắc khổ, điều kiện khó khăn, thầy thuốc thiếu nhă nhặn với bệnh binh. V́ vậy, nên lấy ḷng nhân ái mà cảm hoá thương bệnh binh. Người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền.
Trong kháng chiến, nhân tài về chuyên môn nói chung, các y, bác sĩ giỏi c̣n rất thiếu. V́ vậy, Người gửi thư động viên cán bộ nhân viên “các ngành chuyên môn, nhất là ngành thuốc, sẽ được trọng đăi, tất nhiên ngành thuốc phải cố gắng làm thoả măn nhu cầu của đồng bào”[2] và khích lệ việc nghiên cứu t́m ṭi, chế tạo các loại thuốc chữa bệnh hoặc t́m các giải pháp phát triển nhanh nền y học cách mạng: “Người nào hoặc bộ phận nào t́m được, chế tạo được một thứ thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách ǵ mới làm cho việc y tế tiến bộ, mau chóng hơn th́ sẽ được trọng thưởng”[3].
Theo Người: sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được đảm bảo th́ tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ th́ kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau chóng thành công. V́ vậy cần phải chăm lo xây dựng đội ngũ thầy thuốc và ngành y đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến, kiến quốc.
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngành y và xây dựng đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên ngành y được thể hiện rất rơ trong các bức thư Người gửi Hội nghị cán bộ y tế vào các năm 1953, khi nhân dân ta chuẩn bị kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và vào năm 1955, khi hoà b́nh đă lập lại nhân dân miền Bắc bắt đầu bứơc vào thời kỳ mới, xây dựng chủ nghĩa xă hội. Những quan điểm nổi bật của Người về xây dựng ngành y và cán bộ nhân viên y tế là:
Thứ nhất, cần xây dựng đội ngũ cán bộ y tế, bác sỹ, y tá, những người giúp việc có t́nh thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của ḿnh, cần phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân. Về chuyên môn : Cán bộ y tế cần học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, chú trọng những vấn đề thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh. Về chính trị, cần trau dồi tư tưởng và đạo đức cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu dân, yêu nghề, thi đua học tập và công tác.
Thứ hai, cần phải xây dựng một nền y học cách mạng. Những năm nước ta bị thực dân thống trị, th́ y học cũng như các ngành khác đều bị ḱm hăm. “Nay chúng ta độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học ngày càng phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc và đại chúng”[4].
Thứ ba, Pḥng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh. Về cách điều trị bệnh cần kết hợp các phương pháp cổ truyền với các phương pháp hiện đại của thế giới. “Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí? báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”[5].
Thứ tư, về tổ chức bộ máy ngành Y, cần chỉnh đốn và kiện toàn bộ máy từ trên xuống dưới làm cho nó gọn gàng, hợp lí, ít tốn của mà làm được nhiều việc ích lợi cho nhân dân. Cần lựa chọn và đào tạo nhiều cán bộ mới trong thanh niên nam nữ, dạy cho họ làm những công việc chuyên môn cần thiết.
Thứ năm, cán bộ, nhân viên ngành Y phải thật thà đoàn kết. “Đoàn kết giữa cán bộ cũ và cán bộ mới. Đoàn kết tất cả những người trong ngành y tế, từ các bộ trưởng, thứ trưởng, bác sỹ, dược sỹ cho đến các anh chị em giúp việc”[6]. Bởi v́ công việc và địa vị tuy có khác nhau, nhưng người nào cũng là một bộ phận cần thiết trong ngành y tế, trong việc phục vụ nhân dân.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh mỗi cán bộ, đoàn viên, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xă hội. Người thầy thuốc giỏi đồng thời là “người mẹ hiền".
Hiện nay, ngành y tế gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là các vấn đề khống chế, giải quyết sự quá tải và giảm chất lượng của hệ thống khám chữa bệnh, các vấn đề về y tế cơ sở, công tác bảo hiểm y tế, thách thức vẫn c̣n đối với công tác y tế dự pḥng và vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ; dân số kế hoạch hoá gia đ́nh và sức khỏe bà mẹ - trẻ em; việc cung ứng và quản l?í giá cả thuốc chữa bệnh; công tác quản lư nhà nước, kế hoạch, tài chính và mở rộng hợp tác quốc tế.
Ngành y tế cần tập trung mọi lực lượng, tiếp tục triển khai các giải pháp kiểm soát, pḥng, chống dịch bệnh; thực hiện có hiệu quả việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng sự hài ḷng của người bệnh. Thực hiện các giải pháp chống quá tải, giảm dần t́nh trạng bệnh nhân phải nằm ghép giường; luân phiên cán bộ y tế giữa các tuyến trên và tuyến dưới, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, chuyên môn y tế cho cơ sở. Phát triển mạng lưới y dược cổ truyền. Bảo đảm đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác điều trị, triển khai các biện pháp hữu hiệu để b́nh ổn giá thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc. Làm tốt công tác dân số kế hoạch hóa gia đ́nh.
Công đoàn Y tế Việt Nam cần tích cực vận động cán bộ, viên chức, lao động tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua của Bộ Y tế và các phong trào thi đua yêu nước để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành. Đặc biệt là phong trào thi đua xây dựng bệnh viện xuất sắc toàn diện, tích cực thực hiện Quy tắc ứng xử do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và phong trào thi đua học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Công đoàn Y tế cần phối hợp với các cấp công đoàn, tổ chức triển khai Luật Bảo hiểm Y tế và Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người cận nghèo mua thẻ Bảo hiểm Y tế để đảm bảo an sinh xă hội.
Có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, sự tham gia của nhân dân, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong toàn ngành, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân chắc chắn sẽ đạt được những kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tế, xă hội của đất nước.
----------------------------------------
[1] Hồ Chí Minh, toàn tập, T5, NXB CTQG, HN, 2000, tr. 395.
[2] SĐD, tr. 395-396
[3] SĐD, tr. 396
[4] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, NXBCTQG, HN,2000, tr. 476-477.
[5] SĐD, tr. 477.
[6] SĐD, tr. 476.