Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.862.114
Truy câp hiện tại 2.149
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Đừng nên lãng phí thời gian!
Ngày cập nhật 16/09/2009
Bác Hồ làm việc tại chiến khu Việt Bắc (1953) - Ảnh tư liệu

Sinh thời, dù bận trăm công ngàn việc - lo cho dân, cho nước, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn thể hiện mình là con người mẫu mực trong mọi hoàn cảnh... Đọc lại từng câu chuyện về Người ta càng thấy sự mẫu mực trong tác phong làm việc, trong lối sống của Người không hề cũ - dù đã hơn 40 năm Người rời xa chúng ta “về với Các-Mác, Lênin”; mỗi câu chuyện vẫn luôn mang tính thời sự, gợi lên nhiều điều cần suy ngẫm trong cuộc sống hôm nay

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại Lễ tốt nghiệp khóa V, Trường Huấn luyện cán bộ miền Nam, Bác Hồ đã thắng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây, nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ vì thời gian quý báu lắm”.

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lí do: mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo:

- Chú làm tướng mà đi chậm mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án nên chú đã không giành được chủ động.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút?

- Thưa Bác, chậm 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người ở đây.

(Theo lời kể của tác giả Song Thành, trong cuốn “Một số lời dạy và mẩu chuyện về Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, NxbCTQG, 2007).

Qua câu chuyện trên cho thấy, mặc dù không gay gắt, đả kích kịch liệt thói trì trệ, chính xác là không đúng hẹn nhưng cho thấy Bác không bằng lòng với bất kỳ lý do nào bao biện cho sự chậm trễ trong công việc. Trong thời đại ngày nay, những người được trực tiếp làm việc với Bác không phải là nhiều, nhưng tất cả con dân người Việt đều nhận thấy rằng, Bác là người rất ghét thói quan liêu, lãng phí tiền bạc và thời giờ của nhân dân. Bác coi đó là một thói hư, tật xấu và không ngần ngại đấu tranh để dẹp bỏ, nghiêm khắc phê bình những thói hư tật xấu đó. Trực tiếp là những cán bộ làm việc không đúng giờ.

Một sự lô-gic mà ai cũng có thể nhận thấy tác hại của sự trậm trễ, trì trệ trong tác phong là lãng phí thời gian không chỉ đơn thuần là làm mất thời giờ, khiến người khác phải chờ đợi, ảnh hưởng đến công việc chung mà xét ở góc độ vĩ mô, nó còn kéo theo những lãng phí về nguồn lực, năng suất lao động xã hội... Nghiêm trọng hơn là chính nó ảnh hưởng đến văn hóa làm việc.

Phải nhìn thẳng vào một sự thật, tác phong chậm trễ vốn đã tồn tại và ăn sâu vào trong nếp nghĩ của nhiều người Việt Nam. Không ít người đã biện minh là do bắt nguồn từ nền văn hóa lúa nước - nông nghiệp. Thật phi lý, không thể lấy cả một nền văn hóa ra để biện minh cho tác phong của một cá nhân, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Trong cuộc sống ngày nay, sự chậm trễ này vẫn thường diễn ra không chỉ trong các cuộc họp mà ngay tại các công sở. Cũng có rất nhiều lý do biện minh cho sự chậm trễ, có một điểm chung là những tất cả các lý không có gì mới so với câu chuyện diễn ra cách đây trên 50 năm.

Hơn 50 năm, với những lý do cũ đã được cho qua, thử hỏi bao nhiều thời gian đã phí hoài? Không ai có thể trả lời được nhưng bất kỳ ai cũng có thể hình dung được nó khổng lồ đến mức nào, nó hao tiền tốn của đến mức nào?.

Chúng ta đã hội nhập, nền kinh tế đất nước đang ngày càng phát triển với sự giao thoa trong mọi lĩnh vực và những lý do, những hành động trên là hoàn toàn không thể chấp nhận. Điều đó, đồng nghĩa với việc không thể chấp nhận sự lãng phí thời gian một cách vô lý như vậy được.

Cả nước đang thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh”, câu chuyện kể trên là những bài học quý báu cho mỗi người tự soi mình, đặc biệt đối với công chức - nhiều người lâu nay vẫn lãng phí thời gian một cách vô tội vạ.

Hơn nữa, tới đây, Luật Công chức sẽ đi vào cuộc sống, vì thế nên chăng, sự lãng phí thời gian của công chức cũng cần được đưa vào Luật để có chế tài thưởng phạt công minh nhằm đưa phong trào “tám giờ vàng ngọc” thực sự có hiệu quả? Cũng cần nêu cao phong trào "hết việc hơn hết giờ" - nghĩa là dù thời gian hết những công việc còn thì thời gian cũng chưa hết./.

Ban Tuyên giáo Trung ương
Các tin khác
Xem tin theo ngày