TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Lịch sử và ý nghĩa ngày Gia đình Việt Nam
Ngày cập nhật 28/06/2012

Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về.

Gia đình Việt Nam xuất phát từ truyền thống đạo lý từ mấy ngàn năm văn hiến cho đến nay.Tên tuổi các vị anh hùng, các danh nhân, các bậc kỳ tài, các nhà cách mạng lỗi lạc đều xuất phát từ những gia đình có tính chất đặc biệt, tiềm ẩn trong những gia đình đó là sự giáo dục, chăm sóc của những người cha, người mẹ đã tảo tần nuôi con ăn học thành tài để ra giúp dân giúp nước. Gia đình có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần xây dựng, tô thắm, làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hoá dân tộc; là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã được hình thành trong quá trình lịch sử là lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, bất khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách.
 
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 72/TTg ngày 04 tháng 5 năm 2001 chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam, nhằm đề cao trách nhiệm của lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng các gia đình để góp phần từng bước ổn định, củng cố, xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con( mỗi cặp vợ chồng có một hoặc hai con), no ấm, tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Hằng loạt các văn bản của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến các địa phương được ban hành nhằm tạo điều kiện mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.
 
Ngày nay, việc thiết lập các mối quan hệ trong văn hoá gia đình cùng với các chức năng: sinh sản; nuôi dưỡng giáo dục con cái; thoả mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình và kinh tế đồng thời quan tâm giáo dục văn hoá trong các hoạt động sống của gia đình: văn hoá ẩm thực; giao tiếp ứng xử, văn hoá trang phục,sắp xếp nhà ở, các tiện nghi gia đình, thưởng thức văn hoá nghệ thuật vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng được lồng ghép trong cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”sẽ góp phần duy trì và phát triển văn hoá các nhóm cộng đồng xã hội dòng họ, làng xã, dân tộc, giai cấp.

Theo quyết định 72 của thủ tướng chính phủ, việc chọn ngày 28/6 hàng năm là ngày gia đình Việt Nam là nhằm đề cao trách nhiệm lãnh đạo các ngành, các cấp, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng toàn thể các gia đình thường xuyên quan tâm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào “Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”. Là cơ sở bước đầu để xác lập vị trí, vai trò, trách nhiệm của gia đình hiện nay với việc thiết lập các thiết chế văn hoá gia đình, xây dựng củng cố gia đình văn hoá được khép chặt dần : văn hoá cá nhân, văn hoá gia đình và văn hoá xã hội quan hệ khắng khít như “ kiền ba chân” được lồng ghép trong cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” góp phần thực hiện tốt mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh./.

Ngày gia đình Việt Nam là mốc thời gian quan trọng để cho những con người đất Việt hướng về cội nguồn, về người thân, qua đó nuôi dưỡng những tình cảm đẹp, những giá trị văn hoá cao quý của dân tộc. Cho dù có đi đâu, làm gì, gia đình vẫn là nơi để nhớ, để yêu thương và để quay trở về.

Hồng Vân (Tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 10.012.997
Truy câp hiện tại 1.845