TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Người con gái anh dũng kiên cường trong những ngày đầu Xuân 68 – Mậu Thân
Ngày cập nhật 30/01/2013

Trần Thị Nguyệt sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hương Chữ, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, mới 21 tuổi chị đã theo bước cha anh làm cách mạng, Nguyệt thoát ly gia đình năm 1966.

Đêm 30 tết Mậu Thân tiếng súng nổ vang rền, tưởng chừng như pháo giao thừa để đón Xuân sang, trời tờ mờ sáng Quân giải phòng đã có mặt khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, nơi nào cũng có mặt đánh dấu một bước ngoặc Quân và dân ta tổng tấn công nổi dậy.                                                       

Nguyệt được phân công vào Ban kinh tài của huyện Hương Trà, phụ trách ở xã Hương Chữ. Từ năm 1966 đến 1968 Nguyệt đã vận động nhân dân thu mua lương thực, thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phục vụ hậu cần cho Trung đoàn 9 ( lúc bấy giờ do đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí Thư Trung ương Đảng phụ trách). Nguyệt đã sáng kiến tổ chức 02 quán cơm Xã hội chủ nghĩa tại nhà ông Hà Văn Ngụ ở La Chữ và ông Phan Giã ở làng Phú Ổ, mỗi ngày phục vụ trên 2000 người ăn, kể cả bộ đội, cán bộ, dân công tải thương. Chiến sự xảy ra rất khốc liệt. Nguyệt trực tiếp phục vụ đơn vị đang chiến đấu với địch tại làng Quê Chữ, lo cơm nắm để chuyển ra trận địa, hàng chục thương binh nặng Nguyệt huy động nhân dân đưa về tuyến sau an toàn, huy động hàng trăm mét vải, ny lông cùng du kích đào huyệt chôn cất gần 50 liệt sỹ trong mưa bom lửa đạn của giặc Mỹ. Nguyệt cùng đồng chí Nguyễn Trửa ( du kích thôn Bồn Trì) đã bắn rơi một chiếc máy bay, bắt phi công Mỹ đưa về tại nhà ông Ngụ, nướng củ sắn cho nó ăn rồi giao cho bộ đội ta giải lên hậu cứ để đưa ra Bắc.
Suốt ròng rã 26 ngày đêm lăn lộn dưới bom đạn của giặc Mỹ, Nguyệt không biết mỏi mệt. Sau khi bộ đội ta rút lên rừng, Nguyệt vẫn thường xuyên về hoạt động, xây dựng cơ sở, giết ác ôn, dẫn bộ đội ta về đánh địch. Với những chiến công nổi bật đó, kẻ thù rất tức tối và tìm mọi âm mưu, thủ đoạn để tiêu diệt Nguyệt. Tên Quận trưởng Hương Trà bèn treo giải thưởng 100.000đ ( số tiền lúc đó trị giá hơn 10 cây vàng) cho bất cứ ai bắt sống hoặc giết được Nguyệt.
Đầu năm 1970, sau nhiều đêm Nguyệt xuống vùng địch kiểm soát, để củng cố, phát triển cơ sở mật và dẫn đường bộ đội tìm địch để đánh, đến sáng ngày 6/9/1970 vừa rút lui gần hậu cứ thì bị địch phục kích bắn trọng thương, địch kêu gọi đầu hàng; tuy ra nhiều máu, người rất mệt Nguyệt vẫn cố vùng dậy chỉ vào mặt chúng nói lớn “ Người cách mạng không bao giờ biết đầu hàng, đồ Việt gian bán nước”. Tên ác ôn tức điên người liền bắn Nguyệt chết tại chỗ. Nguyệt hy sinh đã đăng vào báo giải phóng Trị Thiên.
Sau khi hy sinh địch phát hiện đây là tên Việt Cộng nổi tiếng, mà địch đã treo giải thưởng, chúng cho trực thăng đưa xác về phơi nắng tại chợ La Chữ, đúng nơi đây trong kháng chiến chống thực dân Pháp địch đã bắn chết người cha thân yêu của Nguyệt là liệt sỹ Trần Hữu Hạp.
Nguyệt là nữ cán bộ xuất sắc trong phong trào thi đua giết giặc lập công và được Quân khu Trị Thiên thưởng huy chương “ TẤN CÔNG – NỔI DẬY – ANH DŨNG – KIÊN CƯỜNG” trong năm 1970, có bản thành tích của Nguyệt đã chôn giữa rừng cách đây 41 năm ( do đội rà phá bom mìn phát hiện).
Nguyệt hy sinh trong sự tiếc thương của cán bộ và nhân dân xã Hương Chữ và huyện Hương Trà lúc bấy giờ, hình ảnh đó vẫn còn nhớ mãi.

 

 

-------------------

 

Bài viết theo lời: Đ/c Nguyễn Hữu Hường ( Thọ) nguyên Bí thư Huyện ủy Hương Trà lúc bấy giờ và đ/c Nguyễn Huy Ngọc nguyên phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tỉnh TT – Huế

Trần Hữu Minh - CCB phường Hương Chữ thị xã Hương Trà – TTHuế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 10.012.997
Truy câp hiện tại 1.844