TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Hội thảo Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025
Ngày cập nhật 17/03/2009

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận 5 nội dung chính gồm: mục tiêu, quan điểm công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; nhiệm vụ, các chủ trương, giải pháp của Chiến lược...

Hội thảo Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 đã được Uỷ ban Kiểm tra Trung ương tổ chức ngày 16/3, tại Bắc Ninh. Ông Nguyễn Văn Chi, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Hội thảo. Tham gia Hội thảo có Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra 16 tỉnh trung du, miền núi phía Bắc.

Tại hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận 5 nội dung chính gồm: mục tiêu, quan điểm công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; nhiệm vụ, các chủ trương, giải pháp của Chiến lược... Trong đó, chú trọng đến những vấn đề mới như: đổi mới cách thức thành lập và tăng thẩm quyền cho Uỷ ban Kiểm tra các cấp (UBKT); kiện toàn cơ quan UBKT và tăng cường cán bộ kiểm tra các cấp; các quan điểm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kiểm tra, giám sát trong Đảng và trong cả hệ thống chính trị; chính sách đãi ngộ để đảm bảo đời sống của cán bộ kiểm tra...

Đối với vấn đề kiện toàn cơ quan UBKT các cấp, hầu hết các đại biểu đều tán thành việc hợp nhất Thanh tra Nhà nước cùng cấp vào cơ quan UBKT Đảng để tăng thực quyền, giúp giải quyết công việc hiệu quả, nhanh gọn, triệt để hơn, tránh tình trạng tách quyền hạn và trách nhiệm như ở cơ quan Thanh tra hiện nay.

Đối với vấn đề tăng thẩm quyền cho UBKT các cấp, các đại biểu cho rằng: trong quá trình kiểm tra, nếu đảng viên có dấu hiệu vi phạm nghiêm trong, cản trở, gây khó khăn cho việc kiểm tra thì có quyền tạm đình chỉ chức vụ, đình chỉ công tác, đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ của cấp uỷ viên; nghĩa là UBKT có quyền kỷ luật cả về Đảng và chính quyền, có như vậy mới xử lý kịp thời các vụ việc xảy ra.

Về việc đổi mới cách thức thành lập UBKT các cấp, có hai luồng ý kiến khác nhau, một số đại biểu tán thành phương án UBKT các cấp do Đại hội Đảng cùng cấp bầu, một số lại đồng tình với phương án UBKT Trung ương do Đại hội Đảng toàn quốc bầu, UBKT từ cấp tỉnh, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương đến UBKT đảng uỷ cơ sở do UBKT cấp trên trực tiếp chỉ định.

Tuy nhiên, quy định giao UBKT giám sát bố (mẹ), vợ (chồng), con của các đồng chí cấp uỷ viên cùng cấp và thường trực cấp uỷ cấp dưới trực tiếp; giám sát cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan Nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, các tổ chức kinh tế của Nhà nước, đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp không phải là đảng viên lại ít được đại biểu tán thành do các vấn đề về số lượng và chất lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát và một số vướng mắc khác.

Ông Nguyễn Văn Chi ghi nhận nội dung đóng góp dân chủ, thẳng thắn, cởi mở và có trách nhiệm của các đại biểu và cho biết sẽ tập hợp, sửa đổi dự thảo cho phù hợp để trình Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương trong thời gian tới. Đây là dự thảo lần thứ 6, được UBKT Trung ương tổ chức lấy ý kiến đóng góp của Thường trực cấp uỷ và Thường trực UBKT các tỉnh, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc để việc xây dựng đề án sát thực tế, có tính khả thi trong quá trình thực hiện./.

Theo TTXVN
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.798.022
Truy câp hiện tại 5.737