TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Một Hiệp hội về nghề truyền thống sắp ra đời
Ngày cập nhật 19/02/2009

Sáng ngày 13/2/2009, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh đã có buổi làm việc với Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh TT.Huế về “Vận động và thành lập Hiệp hội nón lá Huế”.

Hiện tại, Dự án “Xây dựng chỉ dẫn địa lý Huế cho nón lá tỉnh Thừa Thiên Huế”  ở Sở Khoa học- Công nghệ đang được thực hiện trong 2 năm (từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009) trên chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp theo quyết định 68/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với kinh phí 616 triệu đồng. Mục tiêu là phân tích các chỉ tiêu đặc trưng của nón lá Huế, so sánh với nón các địa phương khác để xác định tính đặc thù địa phương cho sản phẩm nón lá Huế. Sau đó chỉ ra các vùng nguyên liệu, vùng sản xuất nón trên bản đồ theo công nghệ GIS. Khách du lịch dựa theo bản đồ du lịch sẽ thuận tiện hơn khi đến các làng nghề nón.
Nhằm góp phần cùng với Đảng và chính quyền địa phương phát triển kinh tế- xã hội, trong năm qua, được sự tài trợ kinh phí của dự án Hà Lan (Dự án nâng cao năng lực cho phụ nữ), Hội LHPN tỉnh đã có nhiều hoạt động thiết thực hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tăng thu nhập làm giàu chính đáng, trong đó có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, quản lý như xây dựng mạng lưới các câu lạc bộ, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý, điều hành doanh nghiệp, tiếp cận tín dụng, cung cấp thị trường, thông tin và công nghệ...
Đặc biệt, đối với lao động nữ trong ngành nón lá, trong thời gian gần đây Hội đã tổ chức Hội thi “Thiết kế mẫu giấy lót nón bài thơ xứ Huế”, ý tưởng hay nhất của những người đã vận động và tổ chức cuộc thi này chính là việc đánh thức và khơi dậy tiềm năng sáng tạo nghệ thuật của các nghệ nhân, các họa sĩ, các cá nhân ở trên mảnh đất kinh thành Huế, thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh các sản phẩm du lịch thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là nón lá Huế, từ đó nâng cao giá trị kinh tế - văn hóa nghệ thuật của chiếc nón lá Huế.

Các nữ tác giả đạt giải tại Hội thi "Thiết kế mẫu giấy lót nón bài thơ xúa Huế"

Đã từ rất lâu hình ảnh sông Hương, cầu Trường tiền, cô gái Huế với áo dài đội nón lá và câu thơ “Ai ra xứ Huế mộng mơ, mua về chiếc nón bài thơ làm quà” trong hình ảnh trang trí giữa hai lớp lá mỏng của chiếc nón Huế đã trở thành quá quen thuộc, vẫn đẹp, vẫn rất “bài thơ” nhưng quả thật đã quá cũ mà cần phải có những hình ảnh thật lạ, thật mới, mà vẫn có thể thu hút khách hàng và đáp ứng được những nhu cầu sử dụng mới của nón lá như trang trí nghệ thuật phục vụ các nội thất hay các lễ hội ... mở ra được nhiều cơ hội tiêu thụ mới cho sản phẩm. Từ Hội thi này nhiều mẫu giấy lót nón bài thơ mới lạ đã được thiết kế như mô tả về không gian Huế, những câu thơ hay về Huế, mô tả các vũ điệu mềm mại trong các lễ Hội Đền Hùng, Quang Trung, Lễ Hội Katê hay vũ điệu Tây Nguyên, đặc biệt và ấn tượng hơn là hình ảnh trang trí về Phật giáo Huế và Nhã nhạc Cung đình. Người sáng tạo đã có ý tưởng thật hay khi đưa hình ảnh của Nhã nhạc Cung đình Huế - kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại lên những chiếc chao nón và cùng nón chu du khắp nơi, trong tỉnh, trong nước, theo chân các du khách ra nước ngoài với một vẻ đẹp độc đáo, riêng có và cũng là một cách quảng bá riêng có của Huế và Việt Nam. Với những mẫu giấy lót nón bài thơ mới này sẽ làm cho nón lá Huế chắc chắn sẽ được phục hồi và bước lên một nấc thang mới.
Không chỉ dừng lại ở những mẫu giấy lót nón bài thơ mới lạ và đẹp như vậy, Hội phụ nữ tỉnh lại tiếp tục công việc mới là tìm về với làng nghề nón Mỹ Lam thuộc xã Phú Mỹ huyện Phú Vang để vận động 30 chị chằm nón trong làng, tham gia vào tổ sản xuất và cùng nhau thảo luận xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể Nón lá Mỹ Lam - Thừa Thiên Huế. Qua quá trình thực hiện các thủ tục đến nay thương hiệu nón lá Mỹ Lam - làng nón truyền thống Thừa Thiên Huế đã được công nhận .Thương hiệu tập thể dành cho những thành viên chằm nón của làng Mỹ Lam đã thống nhất với quy chế sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký. 

 Thương hiệu nón Huế

Trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh sẽ phối hợp cùng với Sở Khoa học Công nghệ thành lập Hiệp hội nón lá Huế bao gồm những tập thể, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh khai thác nguyên liệu phục vụ ngành nón lá, và những người chằm nón... Hội nón lá Huế thành lập sẽ bảo vệ cho quyền lợi của những người trong ngành nón lá Huế và là sẽ tổ chức  được nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Huế. 

Ban Tuyên giáo Hội LHPN tỉnh TT.Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.798.022
Truy câp hiện tại 9.190