Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.871.386
Truy câp hiện tại 381
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 12 mang lại nhiều bất ngờ
Ngày cập nhật 15/02/2014

 Sáng 14/2, đến hẹn lại lên, tại Văn Miếu, Quốc Tử Giám, Hà Nội, hàng nghìn người yêu thơ cùng tụ hội trong Ngày Thơ Việt Nam. Năm nay, Ngày Thơ Việt Nam lần thứ 12 với chủ đề “Mùa xuân đất nước - Từ Điện Biên tới Trường Sa” đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong công chúng bởi nhiều hoạt động mới mẻ, hấp dẫn.

 Phát biểu khai mạc, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học, nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh: Tại Hà Nội, Ngày Thơ được tổ chức với tinh thần phát huy mạnh mẽ truyền thống Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đó là truyền thống hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa của dân tộc vì mục đích nhân văn cao cả. Ban Tổ chức đã tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa thơ ca và các hình thức trình diễn của dân tộc, quá khứ và hiện tại, đa dạng và thống nhất, nhằm thỏa mãn một cách tối đa nhu cầu tiếp nhận và giao lưu văn hóa của công chúng Thủ đô. Hướng đến người đọc tức là hướng đến những yêu cầu mới của đời sống, đó là một trong những phép mầu nhiệm để đưa thơ ca dân tộc bước vào thời kỳ mới của đất nước, theo tinh thần “Nhân dân là bể/ Văn nghệ là thuyền/Thuyền xô sóng dậy/ Sóng đẩy thuyền lên” như nhà thơ Tố Hữu đã nói cách đây hơn nửa thế kỷ.

 

Ngày Thơ Việt Nam 2014 tập trung vào chủ đề lớn “Mùa xuân đất nước - Từ Điện Biên tới Trường Sa” nhằm ca ngợi truyền thống yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, ý chí đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Vì thế, các sáng tác trong Ngày Thơ năm nay hướng tới những đề tài khẳng định chủ quyền Tổ quốc nơi biển đảo và kỷ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là sợi chỉ xuyên suốt chủ đề của Ngày Thơ Việt Nam 2014.

 

 Sân thơ truyền thống là sự kết hợp hài hòa giữa thơ ca 
và các hình thức trình diễn của dân tộc.


Vẫn như mọi năm, Ngày Thơ Việt Nam diễn ra với hai sân thơ chính: Sân thơ truyền thống và Sân thơ trẻ. Với Sân thơ truyền thống, nhà thơ Nguyễn Hữu Quý đảm nhiệm vai trò dẫn chương trình, các bài thơ được trình bày là những tác phẩm lấy cảm hứng từ tình yêu đất nước, lòng tự hào dân tộc, những bài thơ ca ngợi chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đặc biệt, ngay trong lễ khai mạc Ngày Thơ, những vần thơ của Bác Hồ được lấy làm chủ đạo và được thể hiện bằng hình thức mới. Trong đó, bài “Nguyên Tiêu” được ngâm và thể hiện dưới hình thức thư pháp.

 

Điểm mới của Sân thơ truyền thống năm nay là ngoài phần trình diễn thơ còn có phần giao lưu với các văn nghệ sĩ từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ như: nhà văn Hồ Phương, Chu Phác, nhạc sĩ Hoàng Vân… Nhiều chương trình nghệ thuật của các tỉnh, thành cũng đã góp phần làm phong phú thêm trong Ngày Thơ Việt Nam 2014, điển hình là biểu diễn múa hát H’mông của tỉnh Hà Giang, đàn tính Lạng Sơn, hát quan họ Bắc Ninh, múa trống cơm Hải Dương...

 

 

 Sân thơ trẻ với nhiều tiết mục đặc sắc.


Sân thơ trẻ 2014 được dàn dựng theo 4 tổ khúc lấy chữ XUÂN làm nền, với tinh thần hướng về Điện Biên, biển đảo, đó là: Mùa xuân vỗ cánh, Ngày trong veo ý tưởng thanh xuân, Xuân trầm tích và Xuân của mẹ. Với tiêu chí, mỗi năm Sân thơ trẻ sẽ góp phần phát hiện và tôn vinh những gương mặt thơ mới, nhiều triển vọng từ lực lượng sáng tác trẻ đông đảo trên khắp cả nước, Sân thơ trẻ 2014 là cơ hội để bạn đọc yêu thơ được gặp gỡ các tác giả trẻ tiêu biểu đại diện cho nhiều tỉnh thành trong cả nước: Bình Nguyên Trang, Trương Xuân Thiên (Hà Nội), Nguyễn Minh Cường (Bắc Ninh), Lê Vi Thủy (Gia Lai), Lê Vĩnh Thái (Huế), Lương Thìn (Bắc Ninh), Lò An Dương (Hà Giang); Nguyễn Thế Kiên (Nam Định)...

 

Bên cạnh hai sân thơ, trong Ngày Thơ Việt Nam 2014 còn có nhiều hoạt động phong phú khác như: triển lãm các sáng tác, hiện vật của lớp nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ; triển lãm tranh vẽ chân dung các nhà thơ, nhà văn Việt Nam của một nhà thơ Mỹ; sân thơ câu lạc bộ với chủ đề “Thơ trăm miền” được duy trì suốt cả ngày 14/2 theo tinh thần thi ca là hoạt động xã hội. Tại đây cũng có hoạt động cho chữ, cho thơ của các ông đồ, tặng sách, tặng thơ của một số nhà xuất bản, tác giả...

Bước sang tuổi 12, sự kiện văn hóa đặc biệt này đã mang lại nhiều bất ngờ, góp phần khẳng định “thương hiệu” Ngày Thơ Việt Nam hơn 10 năm qua./.

                                                                                                                                                                                                                                                                                 Hồng Ngọc

Đảng cộng sản
Các tin khác
Xem tin theo ngày