Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.871.386
Truy câp hiện tại 516
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
Hổ Đông, hổ Tây
Ngày cập nhật 20/02/2010

Sách Minh Tâm Bửu Giám có câu “Họa hổ hạ bì nan họa cốt/ Tri nhân tri điện bất tri tâm…” (vẽ cọp vẽ da được, khó vẽ xương/ Biết người biết mặt mũi, chẳng biết lòng dạ). Vẽ hổ chẳng dễ, nhưng một trong hững con vật được vẽ nhiều nhất từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim chính là hổ.

Cho đến nay, những hình vẽ sớm nhất về hổ được phát hiện là tại vùng hang động Ubirr trong công viên quốc gia Kakadu ở phía bắc nước Úc nơi có nhiều tranh vẽ trên đá của người tiền sử niên đại 40.000 năm trước Công nguyên. Ở đó có hình vẽ loài hổ Tasmania được coi là ông tổ của loài hổ ngày nay, vóc dáng cỡ một con chó sói với bộ lông nhiều vằn, đã tuyệt chủng cách đây khoảng 20. 000 năm.

 

Mới đây, trong năm2009, các nhà tự nhiên học Ấn Độ phát hiện 17 bức tranh được vẽ trong các hang động thuộc dãy núi Satpura ở bang Madhya pradesh mà tác giả của chúng được cho là những người sống vào thời Đồ đá cũ (Paleolithic) khoảng 15.000- 20.000 năm trước. Những tranh vẽ nhiều loài vật, trong đó có hổ. Còn trên vách hang động nổi tiếng Chauvet ở miền nguyệt ở miền nam nước Pháp có những hình vẽ đã 30.000 năm tuổi, cho thấy người tiền sử không chỉ vẽ những con vật hiền lành như nai, ngựa, bò rừng... mà có cả những loài ác thú ăn thịt với hình dáng như sư tư, hổ, báo.

 

 

 

Từ bạch hổ Trung Hoa đến ngũ hổ Việt Nam

 

 

Vẽ hổ nhiều nhất chắc chắn là người là người Trung Hoa, nhất là vẽ bạch hổ, một trong “tứ thần thú” (tứ tượng) của huyền thoại cổ đại Trung Quốc (ba thần thú kia là thanh long, huyền vũ và chu tước), canh giữ bốn phương đông - tây - nam – bắc, mỗi hướng là bảy chòm sao, hợp thành “nhị thập bát tú” của càn khôn vũ trụ. Bạch hổ là đề tài quen thuộc của tranh thủy mặc Trung Quốc từ xa xưa cho tới ngày nay.

 

 

Nữ thần Durga cưỡi hổ- tranh thờ Ấn giáo

 

Tương tự, hổ trắng cũng là đối tượng trong tranh cổ Nhật Bản. Các tranh vẽ hổ thời kỳ Edo ( 1603 -1868, trước thời Minh Trị) cho tới nay vẫn là những tuyệt tác nghệ thuật dù các họa sĩ Nhật thường chỉ sao chép hình dạng hổ từ tranh Trung Hoa bởi có rất ít hổ trong thiên nhiên xứ hoa anh đào, nói chi tới hổ trắng cực hiếm. Người ta kể rằng để vẽ hổ Kishi Ganku (l756-1839), một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thời Edo, đã phải mượn một chiếc đầu hổ về xưởng vẽ của mình trong khi Maruyama Okyo (1733- 1795) là một tài năng khác thời Edo, vẽ hổ từ một tấm da hổ!.

 

 

 

Tranh hổ Hàng Trống của Việt Nam

 

Những họa sĩ Nhật lừng danh nhất với những tranh vẽ hổ bất hủ là Katsushika Hokusai (1760- 1849), người có ảnh hưởng rộng lớn đối với hội họa Nhật hiện đại cũng như cả với cả hội họa châu Âu, đặc biệt, đồng thời tranh hổ của ông thấm đẫm chất thiền. Ngược lạ với Hokusai, Nagasawa Rosetsu (l754- l799) là họa sĩ Nhật vẽ hổ hiện thực nhất: xem tranh hổ của ông người ta có cảm giác con thú dữ sắp sửa chồm khỏi tác phẩm cho một cú săn mồi hủy diệt.

 

 

 

 

 

Hổ, tranh sơn dầu của Franz Marx, họa sõ biểu hiện Đức (1880-1916)

 

Hổ cũng được vẽ nhiều trong danh tường ở các tự viện tại Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Sikkim và tại Tây Tạng (Trung Quốc). Trong truyền thuyết Ấn Độ giáo, nữ thần Durgađược coi là một hóa thân của nữ thần Parvati, vợ của thần Shiva tối thượng. Bà được vẽ với tám tay và cưỡi hổ (hay sư tử). Bức tranh vẽ hổ gây sốc nhất tại Ấn Độ là của họa sĩ Muqbool Fida Husain, người được mệnh danh là “Picasso của xứ Ấn”. Đầu năm 2006 phòng tranh trưng bày tác phẩm của họa sĩ nổi tiếng bậc nhất Ấn Độ này đã bị các tín đồ Ấn giáo quá khích tấn công và hủy hoại hết 28 bức bởi ông đã vẽ nhiều vị thần Ấn giáo ở tư thế khỏa thân trong đó có nữ thần Durga cưỡi hổ. Nhà danh họa 94 tuổi có tranh bán đấu giá lên đến triệu USD tại Christie’s năm 2008, bị buộc tội báng bổ tôn giáo và bị đe dọa sát hại giống như trường hợp của nhà thơ Salman Rushdie bị các tín đồ Hồi giáo cực đoan kết án tử sau khi sáng tác Những vần thơ của quỷ. Tại Việt Nam tranh thờ ngũ hổ của phường tranh Hàng Trống đã tồn tại hơn hai thế kỷ, trải qua nhiều thăng trầm có lúc tưởng như mất hẳn một dòng tranh dân gian độc đáo được khai sinh trên đất Thăng Long sắp nghìn năm tuổi. Năm ông hổ trắng đen, vàng, xanh, đỏ trấn giữ ngũ hành được các nghệ nhân khắc họa thần thái uý nghi, dáng vẻ oai phong, đường bệ cùng với những hòa sắc nhuốm màu thần bí của tín ngưỡng dân gian. Có thể nói ở Châu Á không xứ nào có mảng tranh nhờ ngũ hổ độc đáo như vậy.

 

 

Hổ, sư tử và báo săn mồi- tranh sơn dầu của Peter Paul Rubens

 

 

 

Tranh hổ phương Tây

 

 

Với hội họa hiện đại những con hổ gây ấn tượng mạnh nhất trong tranh có lẽ thuộc về Henri Rousseau và Salvador Dali. Henri Rousseau (1944-1910) là một trường hợp kỳ lạ của hội họa châu Âu. Ông nhà đoan (thuế vụ) này chưa từng học vẽ, lại bảo rằng "chẳng có người thầy nào khác dạy tôi vẽ ngoài thiên nhiên" và hầu như chưa đi đâu khỏi xứ Laval của ông. Vậy mà cái thế giới của rừng xanh và muông thú do ông tưởng tượng ra trong tranh lại có sức cuốn hút mãnh liệt từ thời Picasso chưa nổi tiếng đến tận ngày nay. Rừng và những con hổ được Rousseau vẽ đi vẽ lại nhiều lần dù chẳng bao giờ ông nhìn thấy rừng. Chúng được vẽ trong “giấc mơ”- tên một tác phẩm nổi tiếng bậc nhất của Rousseau.

 

Trong khi đó hổ trong tranh Salvador Dali (1904-1989) sống ở một cõi ngoài hiện thực, nơi không gian trương nở đến vô tận vô cùng còn thời gian thì tan chảy, nhào trộn quá khứ vào hiện tại và tương ai như bức tranh ông vẽ năm 1944 có cái tên dài nhằng Giấc mơ đến từ đường bay của một con ong xuyên qua quả lựu, một giây trước khi thức giấc.

 

Hổ trong bão nhiệt đới- Trang sơn dầu của Henri Rousseau (Pháp)

 

 

Trước Dali và Rousseau mấy thế kỷ, Peter Paul Rubens (l577-1640) của xứ Flandre đã vẽ nhiều hổ trong tranh. Nhà khai sáng phong cách baroque hoa mỹ Rubens có những tác phẩm được giới quý tộc và các nhà sưu tập châu Âu thời ấy hết sức ưa chuộng. Ông vẽ không biết mệt và vẽ với mọi đề tài: tôn giáo, truyền thuyết, chân dung, phong cảnh… kể cả các loại ác thú đang trong trận chiến sinh tử với con người. Bức Hổ sư tử và báo săn mồi của Rubens là một báu vật của Bảo tàng Mỹ thuật Rennes (pháp).

 

La hán và hổ- Tranh Trung Hoa thế kỷ 16

Nguyệt Cầm (Nguồn Tuổi trẻ)
Các tin khác
Xem tin theo ngày