15. JEAN JACQUES ROUSSEAU (1712 - 1778)
Triết gia và nhà văn Pháp. Ông là một trong những tác giả vĩ đại nhất của Thời kỳ Ánh sáng. Các tác phẩm của ông có thể kể Xã Ước (1762), Nàng Heloise mới (1761), và Émile (1762). Jean Jacques Rousseau, con người hoang dại của nền văn học Pháp, người báo hiệu chủ nghĩa lãng mạn; yêu cầu luận chiến của ông về sự hợp pháp hóa phổ thông của chính phủ đã gây cảm hứng cho các tư tưởng cách mạng năm 1789
16. ADAM SMITH (1723 - 1790)
Triết gia và nhà kinh tế học người Anh. Ông trình bày học thuyết mậu dịch tự do của mình trong tác phẩm Sự phồn vinh của các quốc gia (1776)
17. IMMANUEL KANT (1724-1804 1804)
Triết gia Đức. Ông là người gieo ảnh hưởng sâu xa lên triết học Tây phương qua hai tác phẩm chủ yếu Phê pháp lý trí thuần túy và Phê phán lý trí thực hành Immanue Kant là đầu nguồn xuất phát của dòng triết học chính của Âu châu lục địa tuôn chảy trong thế kỷ XIX và XX, ảnh hưởng của ông vẫn lan tràn một cách đều đặn trong cả triết học dùng ngôn ngữ Anh nữa, nhất là trong siêu hình và đạo đức học.
18. GEORGE WASHINGTON (1732 - 1799)
Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ. Tổng tư lệnh quân đội Mỹ trong cuộc Cách mạng 1775 - 1783
19. THOMAS JEFFERSON (1743-1826)
Tổng thống thứ ba của nước Mỹ. Ông là tác giả Tuyên ngôn độc lập. Tổng thống T.Jefferson (1801-1809) là nhà lãnh đạo Mỹ đầu tiên và có lẽ là duy nhất tản bộ đến nơi diễn ra lễ nhậm chức. Ông cũng là tổng thống đầu tiên nhậm chức tại tòa nhà Quốc hội ở Washington D.C. Bài phát biểu trong lễ nhậm chức của Jefferson đã trở thành bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Mỹ được một tờ báo đăng tải nguyên văn ngay vào buổi sáng diễn ra lễ nhậm chức. Cũng lần đầu tiên, tại lễ nhậm chức của ông, ban nhạc Marine tham gia biểu diễn, từ đó tạo tiền lệ có ban nhạc tham dự lễ nhậm chức của các tổng thống Mỹ.
20. JOHANN WOLFGANG VON GOETHE (1749 - 1832)
Nhà văn và nhà khoa học Đức. Là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn của văn học châu Âu, ông viết rất nhiều từ thơ, tiểu thuyết, kịch đến tiểu luận và thư từ. Kiệt tác của ông là bi kịch Faust (1808 - 1832). Ông cũng là tác giả của tiểu thuyết Nỗi đau của chàng Werther (1774).
21. GEORG WILHEM FRIEDRICH HEGEL (1770-1831)
Triết gia Đức. Hệ thống siêu hình học duy tâm của ông tạo nên một ảnh hưởng to lớn đối với tư tưởng châu Âu thế kỷ 19. Các tác phẩm của ông có thể kể: Hiện tượng luận về tinh thần, Tự điển bách khoa các khoa học về triết học, Bài giảng về triết học lịch sử
G.W.F. Hegel, người mà phần lớn các triết gia nói tiếng Anh không mấy thân thiện do hệ thống tư tưởng của ông khó hiểu và nhiều tham vọng, nhưng nó không đánh mất ảnh hưởng của ông trong các dòng tư tưởng của triết học thế kỷ XX.
22. ARTHUR SCHOPENHAUER (1788-1860)
Triết gia Đức. Triết học vô thần, bi quan sâu sắc của ông được trình bày cặn kẽ trong Thế giới như ý chí và Biểu tượng (1819).
Arthur Schopenhauer mà sự nghiệp hàn lâm của ông bị suy sụp ở đại học Berlin khi ông thiếu khôn ngoan chọn để trình bày các bài thuyết trình đồng thời với Hegel; sự oán giận như một kết quả, và nhiều thứ khác, được diễn đạt trong các tác phẩm của ông. Trong công trình của ông, các truyền thống tôn giáo phương Đông lần đầu tiên tạo được ảnh hưởng đáng kể trên triết học Tây phương.
23. JOHN STUART MILL (1806 - 1873)
Triết gia và nhà kinh tế học người Anh. Các tác phẩm quan trọng nhất của ông có thể kể: Một hệ thống Logic (1843) và Luật về tự do (1859).
John Stuart Mill, nổi tiếng trước tiên vì hệ thống lôgic, sau đó đến triết học đạo đức. Ông đã dồn phần lớn nỗ lực vào việc cải cách chính trị sau cái chết của vợ ông, bà Harriet, người đã chia sẻ công việc của ông và có ảnh hưởng lớn đối với ông
24. ABRAHAM LINCOLN (1809 - 1865)
Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Ông lãnh đạo Liên bang chiến thắng trong Nội chiến và xóa bỏ chế độ nô lệ. Ông bị ám sát trong khi đang xem kịch tại nhà hát.
25. CHARLES DARWIN (1809 -1882)
Charle Robert Darwin, nhà sinh vật học lỗi lạc nhất nước Anh thế kỷ XIX, sinh ngày 12-2-1809. Nǎm 1859, ông xuất bản tác phẩm có giá trị nhất của mình là "Nguồn gốc các loài, Con đường chọn lọc tự nhiên". Cuốn sách thực sự là một cuộc Cách mạng trong ngành khoa học tự nhiên cho rằng vạn vật đều biến đổi. Nǎm 1868 ông xuất bản cuốn "Sự biến đổi của động vật và thực vật trong chǎn nuôi và trồng trọt". Sau đó ông mở rộng học thuyết tiến hoá với tác phẩm "Nguồn gốc loài người và sự chọn lọc giới tính".
Ông qua đời ngày 19-4-1882.
26. SOREN KIERKEGAARD (1813-1855)
Triết gia Đan Mạch. Triết học tôn giáo của ông đề cập đến hiện sinh cá nhân, sự lựa chọn, và sự cam kết; nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến thần học và các triết gia hiện sinh. Các tác phẩm chính của ông: The Concept of Irony (1841) và Either/Or (1843)
Soren Kierkegaard cố tình tạo ra ấn tượng kháng - kinh viện (chứng cứ là những hình thức, những danh hiệu, và những bút hiệu khác thường ở các tác phẩm của ông) để bảo vệ mạnh mẽ tự do của con người chống lại các hệ thống, các quy tắc, và những gì là duy lý hóa.
27. HENRY DAVID THOREAU (1817 - 1862)
Triết gia và tiểu luận gia người Mỹ. Các tác phẩm chính: Bất phục tùng dân sự (1849) và Walden (1854), trong đó ông mô tả một đời sống bình dị và gần gũi với tự nhiên
(Còn tiếp...)