Tìm kiếm
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:

 

 

Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.861.433
Truy câp hiện tại 1.656
"học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách hồ chí minh"
43 nhà tư tưởng tiêu biểu trong lịch sử nhân loại (tiếp theo và hết)
Ngày cập nhật 20/03/2009

Triết lý của Marx đi tới chỗ được mô tả là chủ nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử, hay khoa học; đối với ông, sản xuất là chức năng quyết định vật chất của con người.

 

 

28. KARL MARX (1818 - 1883)

Triết gia Đức. Các tác phẩm của ông, đặc biệt là Tuyên ngôn Cộng sản (1848) và Tư bản luận (1867, 1885, 1894), là nền tảng của Chủ nghĩa cộng sản.

Karl Marx thừa nhận học thuyết của Hegel về quy trình phát triển lịch sử, nhưng cho từng vật chất hơn là tinh thần vai trò quan trọng trong quy trình này. Vì thế triết lý của ông đi tới chỗ được mô tả là chủ nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử, hay khoa học; đối với ông, sản xuất là chức năng quyết định vật chất của con người.

 

29. WALT WHITMAN (1819 - 1892)

Nhà thơ và nhà tiểu luận người Mỹ. Ông nổi tiếng với thơ tự do mà điển hình là tuyển tập thơ mang tính cách tân về thi pháp Lá Cỏ (1855 - 1889)

 

 

 30. FRIEDRICH ENGELS (1820-1895)

Friedrich Engels sinh ngày 28-11-1820 tại nước Đức và qua đời nǎm 1895.
Engels là nhà cách mạng vĩ đại, nhà triết học, nhà kinh tế học, nhà sử học, nhà khoa học tự nhiên và khoa học quân sự, nhà vǎn, nhà ngôn ngữ học.

Ông là người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân. Cùng với Karl Marx, Engels đã xây dựng lý luận chủ nghĩa cộng sản khoa học và đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân. Ông là đồng tác giả Tuyên ngôn Cộng sản (1848) với Karl Marx đồng thời là người hỗ trợ tài chính cho Karl Marx Ông sống chủ yếu ở Anh. Ông là người sáng lập Quốc tế thứ hai.

 

31. FYODOR DOSTOYEVSKY (1821 - 1881)

Tiểu thuyết gia người Nga. Tác phẩm chính: Tội ác và Hình phạt (1866) và Anh em nhà Karamazov (1879 - 1880)

 

 

 32. LEV TOLSTOY (1828 -1910)

Nhà văn Nga. Ông là tác giả bộ tiểu thuyết sử thi Chiến tranh và Hòa bình (1865 - 1869) và Anna Karenina (1875 - 1877). Là nhà tư tưởng xã hội sâu sắc và nhà đạo đức, ông bị trục xuất ra khỏi Chính Thống Giáo Nga vì những quan điểm cực đoan về quyền lực của giáo hội

 

33. FRIEDRICH NIETZACHE (1844 - 1900)

Triết gia Đức. Tác giả của kiệt tác Zarathustra đã nói như thế (1883 - 1885), một trong những triết gia có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 19. Ông xây dựng một nền triết học dựa trên ý chí vươn tới quyền lực và chống đối tôn giáo.

Friedrich Nietzsche nổi tiếng vì đã phá tín ngưỡng nhưng uy tín quốc tế đến với ông quá trễ. Ảnh hưởng không thể tiên đoán của ông đã chảy qua thời hiện đại và cả hậu đại

 

 34. RIMBAUD (1854 - 1891)

Nhà thơ Pháp. Tác phẩm chính: Một mùa địa ngục và Những bức tranh tô màu (1873)

 

 35. SIGMUND FREUD (1856 - 1939)

Bác sĩ người Áo, cha đẻ của phân tâm học. Ông khai triển nhiều lý thuyết chủ yếu đối với phân tâm học, tâm lý học về tính dục của con người, và sự minh giải giấc mơ. Các tác phẩm của ông có kể Minh giải giấc mơ (1899) và Cấm kỵ và Vật tổ (1913)

 

 

 

36. VLADIMIR ILITS LENIN (1870 -1924)

Vlađimia Ilich Lênin - sinh ngày 22-4-1870 tại thành phố Ômxcơ (nay là thành phố Ulianôpxcơ thuộc Cộng hoà Liên bang Nga).

Ông là người vận dụng thành công những lý luận của Các Mác - Ǎngghen và xây dựng thực tiễn để trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin. Nước Nga Xô Viết do Lênin sáng lập và lãnh đạo là đất nước đầu tiên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những nền tảng của lý luận Mác - Lênin đã được loài người tiến bộ, yêu hoà bình và tiếp thu và vận dụng vào điều kiện cách mạng của mỗi nước. Cuộc đời và sự nghiệp của Lênin đã cống hiến to lớn cho bước phát triển của xã hội.

 

 37. BERTRAND RUSSELL (1872-1970)

Triết gia và nhà toán học, nhà hoạt động cho hòa bình người Anh. Ông viết nhiều tác phẩm triết học có ảnh hưởng lớn. Ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1950.

Bertrand Russell vượt lên những ảnh hưởng liên tục của Bradley, Moore, Frege, và Wittgenstein để nổi lên thành một triết gia Anh có nhiều độc giả nhất của thế kỷ XX.

38. ALBERT EINSTEIN (1879-1955)

Albert Einstein sinh ngày 14-3-1879 và qua đời ngày 18-4-1955.
Ông là nhà bác học vĩ đại bậc nhất của thế kỷ XIX, nhà vật lý lý thuyết người Đức, một trong người sáng lập vật lý học hiện đại.
Einstein là tác giả những công trình cơ sở về thuyết lượng tử của ánh sáng: Đưa ra khái niệm về phôton (nǎm 1905), thiết lập các định luật quang điện, định luật cơ bản của quang hoá. Từ nǎm 1917, ông đã tiên đoán bức xạ cảm ứng là cơ sở của kỹ thuật made và lade ngày nay.
Nguyên tố hoá học 99 mang tên Albert Einstein. Nǎm 1921 ông được nhận giải Nobel về Vật lý.

 39. WILLIAM FAULKNER (1897-1962)

Nhà văn Mỹ. Ông được đánh giá là một trong những tiểu thuyết gia Mỹ vĩ đại nhất vì những tác phẩm viết theo kỹ thuật giòng - ý - thức về đời sống ở miền Nam nước Mỹ, trong đó có Âm thanh và Cuồng nộ (1929). Ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1949.

 

40. ERNEST HEMINGWAY (1899-1961)

Nhà văn Mỹ. Một trong những nhà văn hàng đầu của thế kỷ 20. Các tác phẩm của ông có thể kể: Giã từ vũ khí (1929) và Chuông nguyện hồn ai (1940). Ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1954.

 

41. JEAN PAUL SARTRE (1905-1980)

Triết gia, kịch tác gia, và tiểu thuyết gia người Pháp. Là người chủ xướng thuyết hiện sinh, ông viết tác phẩm Being and Nothingness (1943) và tiểu thuyết Buồn nôn (1938). Jean Paul Sartre đã trở thành nguyên mẫu của trí thức Pháp: sâu sắc và khó hiểu, chống lại quy ước, dấn thân vào chính trị, với vai trò được nhìn nhận như nhà phê bình văn hóa và xã hội, trong quá cà phê, với điếu thuốc trên môi.

 

42. ALBERT CAMUS (1913 - 1960)

Tiểu thuyết gia, tiểu luận gia, và nhà soạn kịch người Pháp, sinh tại Algeria. Các tác phẩm của ông có thể kể: Kẻ xa lạ (1942) và Dịch hạch (1947). Ông được trao giải Nobel về văn chương năm 1957.

 

  43. ARTHUR MILLER (1915 - )

Kịch tác gia Mỹ. Ông đoạt giải Pulitzer với vở bi kịch Cái chết của người chào hàng (1949). Người vợ thứ hai của ông là diễn viên điện ảnh Marylin Monroe.

Admin (sưu tầm)
Các tin khác
Xem tin theo ngày