TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Một số kết quả nổi bật qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” tại Đảng bộ Khối
Ngày cập nhật 22/02/2023

Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) tại Đảng bộ Khối trong suốt 15 năm qua luôn chịu sự ảnh hưởng, chi phối của nhiều yếu tố, như: công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa; sự tác động của quá trình toàn cầu hóa; cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4; và gần đây là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã làm cho bối cảnh chung có nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch covid-19 để lại và tình hình thiên tai, bão, lụt kéo dài…, tuy nhiên, với quyết tâm chính trị cao, Đảng ủy Khối đã tập trung lãnh đạo, động viên đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 23 với một số kết quả nổi bật như sau:

Thứ nhất, Cấp ủy các tổ chức cơ sở đảng tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung theo tinh thần Nghị quyết 23 gắn với Nghị quyết 04 thông qua kế hoạch hàng năm và phong trào “xây dựng cơ quan văn hóa”, “văn hóa doanh nghiệp” sát hợp với điều kiện thực tế từng cơ quan, đơn vị nhằm đề ra các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ sự nghiệp phát triển văn hóa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần khẳng định vị thế trung tâm văn hóa đặc sắc của cả nước. Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình văn hóa, văn nghệ như: Liên hoan văn nghệ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng bộ Khối, các Hội diễn văn nghệ quần chúng nhân dịp kỷ niệm ngày truyền thống của các cơ quan, các ngành, các Ban tham mưu xây dựng Đảng và Văn phòng cấp ủy. Hầu hết các Hội diễn đã quy tụ được nhiều tiết mục biểu diễn văn nghệ quần chúng được chuẩn bị, dàn dựng công phu, mang tích nghệ thuật của các nghệ sỹ không chuyên - cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức từ các cơ quan đơn vị tham gia. Qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, đặc trưng của văn nghệ quần chúng, động viên toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tham gia các phong trào thi đua, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần  thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp trong suốt thời gian qua; tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức và hành động, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và mọi tầng lớp nhân dân đối với nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa của Thừa Thiên Huế.

Thứ hai, Các đơn vị thuộc lĩnh vực văn học nghệ thuật đã thông tin, tuyên truyền các chương trình biểu diễn nghệ thuật ở các hội thi, hội nghị tổng kết chuyên đề, tổ chức các hoạt động triển lãm nghệ thuật và thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử…quản bá, giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật đến với cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần, khơi dậy niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương đất nước, ý chí quyết tâm, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của quê hương, xây dựng và giữ vững danh hiệu cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa trong thời kỳ mới. Tích cực hưởng ứng Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật, báo chí về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Nhiều cuộc tuyên truyền, cổ động; nhiều tác phẩm nhiếp ảnh, mỹ thuật, văn học, nghệ thuật, báo chí được xuất bản, phát hành, cán bộ, đảng viên hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, báo chí tích cực hưởng ứng cuộc vận động sáng tác quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo Bác, đã có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí có chất lượng được sáng tác và quảng bá. Sở Văn hoá và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã dàn dựng và trình diễn nhiều chương trình nghệ thuật chất lượng cao, được công chúng đón nhận tại các kỳ Fesstival Huế cũng như tại các liên hoan nghệ thuật trong và ngoài nước. Đảng ủy Trung tâm bảo tồn Di tích Cố Đô Huế thường xuyên lãnh đạo động viên cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức làm tốt công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể bao gồm các loại hình nghệ thuật cung đình, nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa Huế, tiêu biểu là ca múa nhạc cung đình, tuồng cung đình. Đặc biệt Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, ngày càng phát huy hiệu quả thu hút đông đảo các giới chuyên môn và du khách trong nước tham gia nghiên cứu, thưởng thức.

Thứ ba, Nhằm góp phần xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước, khu vực Đông Nam Á về văn hóa. Đảng ủy Khối đã chú trọng chỉ đạo cấp ủy các cơ quan, đơn vị đưa vào chương trình hành động hàng năm nội dung xây dựng môi trường và đời sống văn hóa lành mạnh. Các chương trình, kế hoạch thực hiện nghị quyết, chương trình hành động của Đảng về xây dựng, phát triển con người và văn hóa Thừa Thiên Huế, văn hóa Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong thời kỳ mới, các thông tin, tuyên truyền về vùng đất và con người Huế nói riêng và đất nước và con người Việt Nam nói chung được tuyên truyền thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử để quảng bá, giới thiệu đến nhiều đối tượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển văn hóa tinh thần, khơi dậy niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và ý chí quyết tâm, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với nghị quyết của Đảng ủy Khối về “xây dựng đạo đức công vụ”. Hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, chuyên nghiệp, tận tuy. Quân tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế; văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân gắn với nghị quyết của Đảng ủy Khối về “xây dựng văn hóa doanh nghiệp”, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động.

Thứ tư, Chú trọng phát triển nguồn nhân lực văn hóa, du lịch, công tác quy hoạch cấp ủy các cơ quan chuyên môn thực hiện công tác xây dựng và phát triển văn hóa. Đảng bộ Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế; Chi bộ Liên hiệp các Hội VHNT, Chi bộ Nhà Xuất bản Thuận Hóa, Chi bộ Sở Du lịch, Đảng bộ Trường Cao đẳng Du lịch,... luôn được Đảng ủy Khối quan tâm lãnh chỉ đạo xây dựng quy hoạch theo các nhiệm kỳ đúng quy trình, tiêu chuẩn, điều kiện hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh ủy nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với các đơn vị hoạt động trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật trực thuộc. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật được các cấp ủy đảng tại các đơn vị thuộc Khối văn xã quan tâm chỉ đạo, nhằm tăng cường, đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, văn nghệ. Cấp ủy các đơn vị chuyên môn cũng chú trọng xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về văn hóa, nghệ thuật. Đồng thời mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật. Tăng cường liên kết, hợp tác trong đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ chất lượng cao.

Thứ năm, Các tổ chức đảng trực tiếp tham mưu về lĩnh vực văn hóa, văn nghệ đã lãnh đạo ban hành các Nghị quyết chuyên đề và kế hoạch chỉ đạo việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo thông qua việc ban hành các nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo công tác cải cách hành chính, về đạo đức công vụ, về văn hóa doanh nghiệp… Qua đó từng tổ chức đảng ở cơ quan, đơn vị, các đoàn thể có sự liên hệ, xây dựng chuẩn mực đạo đức phù hợp; đảng viên, cán bộ đăng ký rèn luyện, học tập và công tác theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, góp phần từng bước đưa công tác cải cách hành chính đi dần vào nền nếp, tạo bước chuyển biến trên các mặt, cả về thể chế hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng và kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chứcQua đó, đã tạo nên sự chuyển biến mới trong cán bộ, đảng viên những nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của văn hóa, nghệ thuật; đa số cán bộ, đảng viên phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chính sách phát triển nền văn hóa,nghệ thuật của Đảng, tạo dựng trong cán bộ, đảng viên tinh thần, trách nhiệm, ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật vật thể, phi vật thể của Việt nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

Tin rằng, với những kết quả như trên, với niềm tin và khí thế mới, việc tiếp tục triển khai Nghị quyết 23 tại Đảng bộ trong thời gian đến sẽ góp phần tích cực vào việc gìn giữ và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa Huế, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn an ninh trật tự, thực hiện nếp sống văn minh, thanh lịch; sớm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị (khóa XII).

Ban Tuyên giáo ĐUK (tổng hợp)
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.337.400
Truy câp hiện tại 7.439