TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Nhìn lại những khó khăn, tồn tại qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị tại Đảng bộ Khối
Ngày cập nhật 24/02/2023

Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 16/6/2008, Bộ Chính trị (khóa X) về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới" được ban hành trong tình hình đất nước đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, vǎn minh", cũng là giai đoạn các thành tựu của cách mạng khoa học - công nghệ thế giới cùng với việc mở rộng giao lưu quốc tế, sự thay đổi cơ cấu kinh tế, kết cấu xã hội đã tǎng nhanh về nhu cầu hưởng thụ vǎn hóa là cơ hội để tiếp thụ những thành quả trí tuệ văn minh của loài người. Thừa Thiên Huế là vùng đất có bề dày văn hóa lịch sử, có quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản văn hóa thế giới, Nhã nhạc Cung đình Huế là kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có hệ thống di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và gần 1000 di tích văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, hàng trăm lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát huy giá trị góp phần tích cực xây dựng và phát triển quê hương đất nước trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Tuy nhiên, đây cũng là thời gian mà tình hình kinh tế, xã hội ở trong khu vực và quốc tế ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, tác động của 2 cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế thế giới; tình hình suy thoái kinh tế trong nước và tốc độ tăng trưởng của tỉnh phần nào giảm sút trong những năm đại dịch COVID diễn ra, đặt ra những thách thức mới trong việc giữ gìn bản sắc vǎn hóa dân tộc; nhất là các thế lực thù địch ráo riết chống phá trên mặt trận tư tưởng văn hóa văn nghệ nhằm thực hiện “diễn biến hòa bình”; mặt trái của kinh tế thị trường đã ít nhiều ảnh hưởng đến ý thức, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

Bên cạnh những thành công trong công tác triển khai thực hiện Nghị quyết 23, trong suốt 15 năm qua, Đảng bộ Khối vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải khắc phục. Đó là công tác lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, Mặt trận các hội đoàn thể trong việc tuyên truyền thực hiện Nghị quyết chưa thường xuyên và kịp thời. Một số nơi cấp uỷ đảng chưa thật sự quan tâm, công tác phối hợp tổ chức thực hiện chưa thường xuyên. Một số ít cấp ủy chưa thực sự chú trọng việc đưa nội dung các Nghị quyết, kế hoạch thực hiện, chương trình hành động, tạo thành phong trào thi đua chung của toàn cơ quan, đơn vị, để từng tổ chức đảng, mỗi cá nhân cùng tham gia, tạo nên sức mạnh tập thể, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết. Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết chưa được tiến hành liên tục nên việc nắm bắt các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết có lúc chưa nhanh, nhạy. Công tác tổ chức sơ kết, tổng kết để biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích, đồng thời nhân rộng những mô hình tiêu biểu, những cách làm hay để nhân rộng, rút kinh nghiệm còn hạn chế nên đã ảnh hưởng đến việc hiệu quả tổ chức thực hiện Nghị quyết 23.

Phải thấy rằng, sở dĩ vẫn còn những tồn tại đó là bởi do Đảng bộ Khối không có chính quyền cùng cấp, không có chức năng, nhiệm vụ lãnh chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nguồn nhân lực, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, các thiết chế... liên quan đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật của các đơn vị chuyên ngành trực thuộc đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nghị quyết trong thời gian qua. Vai trò quản lý, tổ chức, chỉ đạo, điều hành và phối hợp của các cấp uỷ đảng, chính quyền chưa thật sự đồng bộ và thường xuyên. Một số cơ sở Đảng, chính quyền còn buông lỏng, chưa tổ chức đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền thực hiện nghị quyết của Đảng trong lĩnh vực xây dựng, phát triển con người, một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thật sự gương mẫu để nhân dân học tập và làm theo. Âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch đã tác động làm cho bản sắc văn hoá truyền thống bị xói mòn, mờ nhạt, ảnh hưởng của những sản phẩm văn hoá xấu lưu hành trong xã hội đã tác động tiêu cực đến đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đại dịch COVID đã ít nhiều ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự lan tỏa, thấm sâu vào tư tưởng, làm chuyển biến trong nhận thức và hành động trong cán bộ, đảng viên công chức, viên chức và người lao động.

Đó là những yếu tố hạn chế mà chúng ta cần nhìn nhận, để khắc phục trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 23 trong thời gian đến.

Ban Tuyên giáo ĐUK
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.296.442
Truy câp hiện tại 263