TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.296.586
Truy câp hiện tại 1.235
Cán bộ là công bộc của dân
Ngày cập nhật 07/10/2009

Đúng nửa tháng sau ngày đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 17-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết một bức thư với tư cách "một đồng chí già" gửi "các đồng chí tỉnh nhà", quê hương của mình.

Trong thư, sau khi nêu bật ý nghĩa to lớn của việc thành lập Nhà nước theo chính thể Dân chủ Cộng hòa, cùng các nguyên nhân tạo nên thắng lợi to lớn đó, Bác Hồ đã nêu ra một nguyên lý: Phá bỏ xã hội cũ đã khó, xây dựng xã hội mới còn khó hơn gấp bội phần. Bác nêu ra một loạt khuyết điểm đang xảy ra ngay trong nửa tháng đầu của Nhà nước non trẻ như: Cục bộ (hẹp hòi và bao biện), thích dùng vũ lực để cai trị dân, không tôn trọng kỷ cương phép nước, hủ hóa, tham ô, lấy của công làm của tư... làm cho dân ca thán Chính phủ và Đoàn thể.

Hai ngày sau, Bác Hồ lại viết trên báo Cứu quốc một bài khẳng định "Chính phủ là công bộ của dân". Qua bài báo ngắn ấy, Bác đã giải thích Chính phủ nhân dân phải luôn đặt quyền lợi cho dân lên trên hết, phải làm những việc gì có lợi cho dân, phải tránh những việc có hại cho dân, phải thực hiện tự do, dân chủ cho dân.

Tiếp đến, Bác viết một loạt bài đòi hỏi cán bộ ta phải làm việc theo "óc tổ chức", phải có ý thức tự phê bình (tự chỉ trích) phải có tinh thần năng động sáng tạo (chủ động) trong công việc... để đáp ứng lòng mong mỏi của dân.

Vào tháng 10-1947, quân xâm lược Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc với âm mưu "cất vó" toàn bộ cơ quan đầu não chỉ đạo kháng chiến của ta. Có lúc mũi quân thọc sâu của địch đã tiến gần sát chưa đầy cây số là đến nơi Bác làm việc. Thế mà Bác vẫn ung dung ngồi đánh máy trong một lán nhỏ giữa rừng để hoàn thành bản thảo Sửa đổi lối làm việc làm tài liệu cho cán bộ học tập.

Khi cuốn sách được in ra vào đầu năm 1948, nó đã lập tức trở thành cuốn sách "gối đầu giường" của cán bộ, đảng viên ta.

Với một lối viết trong sáng, rõ ràng, bằng cách phân tích khoa học, nhưng lại rất có tình người, Bác chỉ ra cho mọi người biết cách sửa đổi các khuyết tật gần như "thâm căn cố đế" đã hình thành và được củng cố hằng ngàn đời nay, để làm theo cách làm việc mới của người cán bộ của nhân dân. Từ các đồng chí cán bộ cao cấp đến đảng viên, ai ai cũng tìm thấy ở sách Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chủ tịch những bài học cần phải làm.

Để xây dựng cái mới không chỉ là lời khuyên mà còn phải có biện pháp. Một trong các biện pháp Bác Hồ nêu ra là phải có khen, có chê rõ ràng. Bác nói: "Sửa chữa sai lầm cố nhiên cần dùng cách giải thích, thuyết phục, cảm hóa, dạy bảo. Song không phải tuyệt nhiên không dùng xử phạt. Lầm lỗi có việc to việc nhỏ. Nếu nhất loạt không xử phạt thì sẽ mất cả kỷ luật, thì sẽ mở đường cho bọn cố ý phá hoại. Vì vậy hoàn toàn không xử phạt là không đúng".

Để có một Nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân, Bác đã lấy việc phục vụ nhân dân làm tiêu chí đánh giá mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước. Bác nói: "Trước kia làm việc gì cũng "từ trên giội xuống". Từ nay việc gì cũng phải "từ dưới nhoi lên". Làm như thế chính sách, cán bộ và nhân dân sẽ nhất trí, mà Đảng sẽ phát triển rất mau chóng và vững vàng".

Giữa lúc Nhà nước non trẻ của nhân dân còn đang gặp rất nhiều khó khăn do thù trong, giặc ngoài gây ra, Bác Hồ đã để nhiều tâm trí để viết Sửa đổi lối làm việc, chính vì Bác tin: "Khó trăm điều dân liệu cũng xong!".

Muốn nghiêm phép nước thì trước hết phải nghiêm từ trong nhà.

Tiền thân của sách Sửa đổi lối làm việc là bức thư "Gửi các đồng chí tỉnh nhà" của Bác Hồ với tư cách là "một đồng chí già", cho ta thấy tấm lòng bao dung nhưng rất minh bạch của Bác.

Sưu tầm
Các tin khác
Xem tin theo ngày