TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH VỮNG MẠNH; PHÁT HUY MẠNH MẼ NGUỒN LỰC TRÍ TUỆ; ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, ĐỘT PHÁ TRONG THAM MƯU VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG, TRỞ THÀNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
Đăng nhập hệ thống
Người dùng:
Mật khẩu:
Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Tổng truy câp 9.296.596
Truy câp hiện tại 1.241
Bức thư cuối cùng Bác Hồ gửi cho ngành giáo dục: Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt
Ngày cập nhật 18/11/2009

Năm 1961, thực hiện ý kiến của Bác Hồ, phong trào thi đua Hai Tốt được phát động bắt đầu từ tiếng trống khai trường của trường cấp II Bắc Lý. Bảy năm sau, ngày 15-10-1968, Bác gửi thư cho cán bộ, cô giáo, thầy giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp đầu năm học thứ tư chống Mỹ cứu nước, nhấn mạnh: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt”.

Giữa lúc giặc Mỹ điên cuồng tiến hành chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, mở rộng chiến tranh lấn chiếm vùng giải phóng miền Nam, trong tình trạng sức khoẻ của Bác có phần sút kém, Bác đã dành thì giờ nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Văn Huyên và Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Tạ Quang Bửu báo cáo tình hình sơ tán trường lớp, đảm bảo an toàn, thi đua dạy và học dưới làn bom đạn của quân thù, trong tình hình lương thực thực phẩm thiếu thốn. Bác đã dành tình cảm ưu ái đặc biệt đối với sự nghiệp Trăm năm trồng người mà Bác đã rất quan tâm ngay sau khi mới giành được độc lập, thế nước “nghìn cân treo sợi tóc”. Bức thư đánh máy, Bác đọc lại rất kỹ, đã sửa chữa một số câu chữ, còn chuyển nhờ Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên xem kỹ và thêm ý kiến (bút tích còn lưu trữ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh) chúng tôi có ngờ đâu đó là bức thư cuối cùng, coi như di chúc của Bác đối với ngành giáo dục.

Ở đoạn đầu bức thư, Bác đã khẳng định: Ta đã thắng giặc Mỹ trên cả mặt trận giáo dục và đào tạo cán bộ và khen ngợi những cố gắng và thành tích mà nhà giáo, học sinh, sinh viên đã đạt được. Lời Bác như một luồng gió mới làm phấn chấn cả ngành giáo dục từ các trường đại học đang sơ tán ở các vùng quê, các lớp mẫu giáo, nhà trẻ những nơi xa xôi hẻo lánh, các lớp học trong hầm, dưới địa đạo, đến các trường lớp vùng giải phóng miền Nam và cơ quan Tiểu ban giáo dục Trung ương cục miền Nam.

Rồi Bác ân cần nhắc năm điều:

- Nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, cố gắng cho xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng.

- Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt.

- Bảo đảm sức khoẻ và an toàn

- Phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Các cấp Đảng và chính quyền phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp giáo dục, chăm sóc nhà trường về mọi mặt…

Những lời dạy rất quí báu và quan trọng đó, Bác nói là “nhắc” các cô các chú và các cháu. Ôi, từ “nhắc” của Bác sao mà hiền dịu thân thương đến vậy!

Chính vì thế mà trong nghiên cứu, học tập, thực hiện thư Bác ở cơ quan Bộ cũng như hướng dẫn các trường học tập thực hiện thư Bác, chúng tôi luôn luôn nghiêm túc và tích cực. Tôi còn nhớ như in, trong những năm 1968-1975, những lớp bồi dưỡng cán bộ giáo viên đi B, chúng tôi đều lấy thư Bác làm tài liệu đầu tiên của chương trình bồi dưỡng. 30 khung sư phạm và 3000 giáo viên dự các lớp trên đều tâm niệm một điều: “Cố gắng xứng đáng với đồng bào miền Nam anh hùng”. Trên đường làm nhiệm vụ, hàng trăm nhà giáo đã ngã xuống với nhiều tấm gương anh dũng kiên cường như Lê Anh Xuân, Lê Thị Bạch Cát, Dương Lệ Chi…

Nếu như 40 năm trước đây, toàn miền Bắc có 6 triệu người đi học, có 30 trường đại học thì nay cả nước đã có 22 triệu người đi học, 300 trường đại học và cao đẳng. Một sự phát triển vượt bậc chưa từng có trong lịch sử giáo dục nước nhà. Năm 2000 Việt Nam phổ cập giáo dục tiểu học, hiện nay đang hoàn thành phổ cập GD trung học cơ sở khắp các địa phương và phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở một số tỉnh và thành phố giáo dục nước ta không chỉ có học sinh đoạt giải Olympic quốc tế các bộ môn mà còn đứng ra tổ chức đón mời bạn bè 5 châu đến dự thi Olympic Vật lý quốc tế tại Hà Nội. Cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, cuộc vận động “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” và “mỗi nhà giáo là một tấm gương đạo đức và tự học”, cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” hiện nay đang được triển khai nghiêm túc và tích cực. Cuộc thi thơ “Trăm năm trồng người” đã được nhà giáo toàn quốc nhiệt liệt hưởng ứng, nhiều vần thơ hay thể hiện được tình cảm chân thành của nhà giáo đối với Bác, đối với quan điểm cơ bản “vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” mà Bác đã trực tiếp nói với 3000 giáo viên cấp 2, cấp 3 toàn miền Bắc ngày 13/9 năm mươi năm trước đây.

Đó là những việc làm thiết thực trong quá trình “Tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt” biến lời dạy của Bác thành hiện thực, cũng là cách hướng về K9 và lăng Bác để báo công, thể hiện lòng biết ơn vô hạn của nhà giáo, học sinh, sinh viên cả nước đối với Bác kính yêu, thể hiện trách nhiệm cao trong quốc sách hàng đầu.

Trần Thân Mộc - gdtd.com.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày